Nguyên tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – PGD An Đông (Trang 28 - 30)

2.3. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

2.3.5. Nguyên tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

Nhân tố ngân hàng

 Chiến lược kinh doanh: là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm, nhu cầu của khách hàng. Dựa trên các chiến lược kinh

doanh do ngân hàng đặt ra, những hoạt động cụ thể sẽ được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó, như vậy việc cho vay sẽ được thể hiện thông qua những kế hoạch với những hiệu quả trực tiếp như việc tăng trưởng

tín dụng, sự thay đổi về marketing và vấn đề quản lý nhân sự v.v...

 Các chính sách, quy định của ngân hàng: đây là các quy chế nhằm thực hiện việc chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay: quyết định đáo hạn, lãi

suất và phí tín dụng, tính linh hoạt cho phù hợp với thu nhập của khách hàng,

TÔ PHƯƠNG THẢO 15

thanh toán, thủ tục, giấy tờ xin vay vốn, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn

v.v...

 Chất lượng cán bộ tín dụng: vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc với khách hàng trong việc nhận – trả hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, thu thập và xử lý

thông tin cho khách hàng cũng như giám sát việc cho vay và thu nợ, do đó cán bộ tín dụng cần có chuyên môn và khả năng nghiệp vụ cao nhằm thực hiện

việc phân tích, đánh giá, thẩm định tiềm lực của khách hàng về năng lực pháp

lý, năng lực tài chính, vấn đề đạo đức. Từ đó, các hoạt động cho vay được đảm bảo diễn ra hiệu quả hơn và an toàn hơn.

 Công tác thông tin: dựa trên các thông tin thu nhận được từ khách hàng, ngân hàng thực hiện việc đánh giá khả năng và tiềm năng của khách hàng trong các

vấn đề như sử dụng vốn hay khả năng hoàn trả. Như vậy, ngân hàng có thể

giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình cho vay cũng như chủ động kiểm

soát các rủi ro đó để dự kiến được các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế các tổn

thất có thể xảy ra. Việc đánh giá thông tin như vậy trở thành căn cứ để ngân

hàng quyết định chấp nhận hay không chấp nhận cho vay.

 Công nghệ của ngân hàng: sự hiện đại của hệ thống công nghệ giúp cả ngân hàng và khách hàng tiết kiệm được thời gian và công sức, cũng như hạn chế

tối đa những nhầm lẫn, sai sót trong quy trình thực hiện hoạt động vay vốn.

Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn giúp cho ngân hàng cung cấp được nhiều

dịch vụ hơn đối với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, cũng như

giúp ngân hàng thực hiện một lượng giao dịch lớn trong thời gian ngắn.

Nhân tố khách hàng

 Năng lực tài chính của khách hàng: là yếu tố mà nhân viên tín dụng sẽ lưu ý vì nó thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng. Một ngân hàng thường sẽ có

TÔ PHƯƠNG THẢO 16

những yêu cầu nhất định đối với khả năng tài chính của khách hàng nhằm loại

bỏ những rủi ro như nguồn trả nợ mạnh nhưng không ổn định.

 Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng: là một nhân tố mang tính chủ quan. Nhân tố này chú trọng về ý thức trả nợ của khách hàng; với rủi ro tín

dụng thấp thì ngân hàng sẽ có khả năng đẩy mạnh các hoạt động cho vay và sẽ

giảm nhẹ về các quy định đối với khách hàng.

Nhân tố ngoài ngân hàng

 Đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động: điều này phụ thuộc vào vị trí của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động ở khu vực thành thị hoặc nơi tập

trung đông dân cư với thu nhập khá và trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ cao và rủi ro thấp hơn so với những vùng nông thôn

hẻo lánh.

 Môi trường kinh tế, chính trị: yếu tố này thể hiện những ảnh hưởng của nền kinh tế và chính trị quốc gia đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Với

một nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao và nền chính trị

ổn định thì hoạt động cho vay giữa ngân hàng và các khách hàng sẽ diễn ra suôn sẻ và hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Ngược lại, với môi trường kinh tế và

chính trị thiếu ổn định, cạnh tranh cao thì hoạt động cho vay sẽ gặp nhiều khó

khăn hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – PGD An Đông (Trang 28 - 30)