Nhận xét ưu điểm và hạn chế của hoạt động cho vay tại PGD An Đông

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – PGD An Đông (Trang 60 - 76)

4.3. Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại PGD An Đông

4.3.2. Nhận xét ưu điểm và hạn chế của hoạt động cho vay tại PGD An Đông

Kết hợp doanh số cho vay và dư nợ cộng dồn từ năm 2014 đến năm 2016, tác giả đưa ra các

nhận xét sau đây:

 Thứ nhất, về khả năng cho vay của PGD, là một PGD trực thuộc Chiỷ nhánh Chợ Lớn của SCB, PGD An Đông chỉ tập trung đẩy mạnh công tác tín dụng

dành cho phân khúc KHCN theo tiêu chí mở rộng hoạt động, do vậy SCB

không đặt định mức cấp tín dụng cho PGD An Đông. Chính vì lẽ đó, PGD An Đông có khả năng cho vay khá tốt.

 Thứ hai, về hiệu quả cho vay: doanh số cho vay tăng cao qua các năm, cộng dồn dư nợ cũng tăng cao qua các năm cho thấy PGD đang thực hiện rất tốt các

chỉ thị từ Hội sở SCB đưa xuống rằng phải tích cực thúc đẩy gia tăng doanh số

tín dụng cho vay cá nhân. Tuy nhiên, việc dư nợ tăng cao đối với các NHTM

TÔ PHƯƠNG THẢO 47

không còn khả năng thanh khoản, sẽ tạo thành rủi ro cho các NHTM, nhưng

PGD An Đông là một trường hợp đặc biệt khi tính đến năm 2016 đều chưa xuất hiện nợ quá hạn và nợ xấu, điều đó chứng tỏ được rằng các khách hàng

của SCB có khả năng thanh khoản cao cũng như phần nào chứng minh được

năng lực thẩm định cho vay của PGD An Đông mang tính chính xác tương đối cao.

Lý do của việc chưa xuất hiện nợ quá hạn và nợ xấu ở PGD An Đông:

Năm 2012, dựa theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, 3 ngân hàng (Tín Nghĩa, Đệ Nhất, SCB) hợp nhất thành SCB là trường hợp đầu tiên khơi mào cho làn sóng sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng khi NHNN đẩy mạnh chủ trương tái cơ cấu ngành. SCB đã gặp rất nhiều khó khăn khi có tỷ lệ nợ xấu rất cao và thanh khoản của 3 ngân hàng tiền thân SCB suy giảm mạnh, phải nhờ

đến các khoản vay tái cấp vốn từ NHNN, phụ thuộc vào huy động trên thị trường liên ngân hàng. Chất lượng tài sản của ngân hàng hợp nhất cũng có nhiều vấn đề. Cũng

như tình trạng chung của không ít ngân hàng khác, chất lượng một số khoản vay của khách hàng tại SCB giảm sút, nợ xấu gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu cao, một số tỷ lệ an toàn

không được duy trì, trạng thái âm vàng cao cũng là những khó khăn, thách thức không nhỏ về mặt tài chính của SCB trong thời gian đó. Chính vì vậy, SCB đã có những

quyết sách, quy định nghiêm ngặt về hoạt động tín dụng. Từ những năm đầu tái cơ

cấu, các PGD của SCB gần như chỉ hoạt động chủ yếu ở các mảng dịch vụ, giao dịch,

thẻ và huy động vốn, không có PGD nào được phép hoạt động vay vốn, là một PGD

trực thuộc Chi nhánh Chợ Lớn của SCB, PGD An Đông cũng không thể thoát khỏi

tình cảnh đó.

Đến năm 2014, sau 2 năm triển khai tái cơ cấu toàn diện, SCB đã phần nào tháo gỡ được những khó khăn đó, vì vậy SCB đồng ý cho các PGD được phép hoạt động vay

TÔ PHƯƠNG THẢO 48 -100,000 -50,000 0 50,000 100,000 150,000 2014 2015 2016 119,142 110,806 135,977 -76,829 -66,328 -46,517

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế của SCB

Lợi nhuận trước thuế của PGD An Đông

vốn. Chính vì lẽ đó, đến năm 2014, PGD An Đông mới bắt đầu tiến hành hoạt dộng

giao dịch tín dụng nhưng chỉ ở mức hạn chế, chỉ cho các đối tượng KHCN vay bởi

đây là nhóm đối tượng giao dịch nhỏ lẻ, lãi suất cao. Từ năm 2014 đến năm 2016, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của PGD An Đông đều bằng 0. Các khoản vay đều chưa

đến hạn thanh toán, tạm thời chưa xuất hiện tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu.

 Với khả năng cho vay tốt, hiệu quả cho vay cao, PGD đang ngày càng rút ngắn khoảng lỗ dồn tích từ những năm trước. Cụ thể: tác giả đưa ra bảng

LNTT sau đây:

Biểu đồ 4.3: Lợi nhuận trước thuế của SCB và PGD An Đông trong 3 năm gần đây

Đơn vị: triệu đồng

o Từ biểu đồ trên, tác giả nhận thấy do các chính sách và hoạt động trước đây không hiệu quả đã làm PGD chịu một khoảng lỗ nặng nề (chưa tính

TÔ PHƯƠNG THẢO 49

thuế). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với những nỗ lực thay đổi và

khắc phục hạn chế trong hoạt động kinh doanh, PGD An Đông đã dần thu

ngắn khoảng cách âm khi lợi nhuận đã có sự chuyển biến rõ rệt, tăng từ

15% đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Đây được coi là một kết quả khả quan và được mong đợi nếu PGD vẫn giữ được mức tăng trưởng như vậy thì 3 năm tới đây, mức lợi nhuận sẽ dần về 0 và PGD sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế xuất hiện trong quá trình cho vay của PGD An

Đông, như:

 Khả năng tìm kiếm khách hàng không cao do quy định về điều kiện cho vay của SCB nói chung và PGD An Đông nói riêng được thắt chặt hơn so với các

NHTM khác, biểu hiện đặc trưng nhất là về vấn đề nợ xấu của KH, nếu KH

nằm trong nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 thì PGD không đồng ý cho vay.

 Kênh tìm kiếm KH của PGD phụ thuộc vào mối quan hệ của NVTD, vì vậy kênh tìm kiếm này mang tính cá nhân cao, điều này có nghĩa là NVTD sẽ kéo

KH từ các NH họ đã từng làm đến PGD nhưng họ cũng sẽ dễ dàng kéo KH đi

một khi họ hết hợp đồng lao động với PGD.

 PGD có hoạt động cho vay tín chấp dành cho sinh viên với hạn mức tối đa là 10 triệu đồng với lãi suất khá cao (0.6%/tháng với nữ và 0.8%/tháng với nam),

sinh viên chỉ việc thế chấp bằng CMND và thẻ sinh viên. Hoạt động này mang

tính rủi ro rất cao vì sinh viên những người được cho là có khả năng thanh

toán không đáng tin cậy nhất, thuộc nhóm KH tạo ra mức rủi ro rất cao. Song song đó, đối với những sinh viên có khả năng thanh toán ổn định thì với mức lãi suất đó khiên cho sinh viên dè chừng trong việc đưa ra quyết định vay hay

TÔ PHƯƠNG THẢO 50

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

GIẢI PHÁP

Sau quá trình thực tập tại PGD An Đông, tác giả nhận thấy những mặt hạn chế còn xuất hiện

tại PGD, sau đây là một số giải pháp tác giả đề ra để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

KHCN tại PGD An Đông:

 PGD nên tìm kiếm kênh tìm kiếm khách hàng công khai và quản lý hồ sơ cá nhân của khách hàng. Đồng thời, NVTD nên phát triển các kỹ năng gìn giữ KH.

 Nới lỏng lãi suất vay dành cho sinh viên để thúc đẩy sinh viên ra quyết định dễ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp CMND, PGD còn phải yêu cầu sinh viên cung cấp

thêm hóa đơn học phí gần nhất với thời điểm vay, đối với sinh viên có thu nhập do làm thêm, sinh viên phải cung cấp bảng lương hoặc giấy xác nhận nhận lương tại thời

TÔ PHƯƠNG THẢO 51

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy được vai trò quan trọng cho vay cá nhân đối với

PGD An Đông, hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ trọng cao nhất trong các tỷ trọng tại PGD cũng như mang lại gần như 90% nguồn lợi nhuận của PGD này. Hơn thế nữa, riêng với PGD An Đông, hoạt động cho vay KHCN đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng lỗ của hoạt động kinh doanh tại PGD những năm trước đó và được kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn lợi

nhuận lớn trong tương lai. Sự kỳ vọng này mang tính khả thi cao khi hiện tại khả năng cho

vay của PGD An Đông rất tốt, SCB chủ trương khuyến khích mở rộng hoạt động cho vay đối

với các PGD nói chung và PGD An Đông nói riêng bằng cách không đặt hạn mức tín dụng

cho vay. Doanh số cho vay và dư nợ tăng trưởng với mức cao hàng năm, không có nợ quá

hạn và nợ xấu được đánh giá là một dấu hiệu tốt của PGD trong những năm gần đây. Tuy

nhiên, bên cạnh đó, không thể không nhắc đến các mặt hạn chế mà tác giả đã nêu ra và các

giải pháp cụ thể mà tác giả đã nêu trong chương 5 của bài này, nếu PGD An Đông có thể xem

xét và có sự thay đổi phù hợp hơn thì PGD sẽ có khả năng đạt được những kết quả khả quan

hơn trong tương lai.

Sau quá trình thực tập tại PGD An Đông, sinh viên đã lĩnh hội thêm được rất nhiều kiến thức

ngoài ngành bổ ích và có thể ứng dụng được trong quá trình làm việc sau này nếu sinh viên

có cơ hội được làm trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, sinh viên còn nhận ra được những điểm yếu thiếu sót của bản thân cần khắc phục cũng như các điểm mạnh cần duy trì để phát huy trong tương lai,vì còn một thiếu sót trong quá trình thực tập, sinh viên chỉ đạt được 90% so với những mục tiêu đề ra trước khi thực tập, mong giáo viên hướng dẫn cũng như hội đồng

phản biện có thể chỉ ra các thiếu sót để giúp sinh viên cải thiện và bổ sung các kiến thức của

TÔ PHƯƠNG THẢO 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bạn, M. V. (2009). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội, Việt Nam.

Cúc, P. T., Huy, Đ. V. & Kiên, N. V. (2008). Giáo trình tín dụng - ngân hàng. Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Thống kê.

Nga, N.T.T., Cúc, P.T. (2009). Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất

bản Hà Nội.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. (2014). Báo cáo thường niên. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. (2015). Báo cáo thường niên. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. (2016). Báo cáo thường niên. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

SCB Profile.(2015). Nguồn dẫn từ https://www.scb.com.vn/uploaded/document/pdf/scb-

profile-vi.pdf.

Thành, L. T. (2002). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đà Lạt, Việt Nam.

Thư viện pháp luật. (2015). Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Nguồn dẫn từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-39-2016-TT-

NHNN-hoat-dong-cho-vay-cua-to-chuc-tin-dung-chi-nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-

338877.aspx

Tiến, N.V. (2013). Quản trị ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản

Thống kê.

TÔ PHƯƠNG THẢO 53

Các bước thực hiện trong quy trình

Đầu vào đầu ra của các bước thực hiện

PHỤ LỤC 1.1: Sơ đồ quy trình cho vay

Bước 1

- Hướng dẫn khách hàng lập và nộp hồ sơ.

- Nhận và kiểm tra đầy đủ hồ sơ vay

(1) Khách hàng

- Thông tin và tài liệu khách hàng cung cấp - Khảo sát thực tế - Thông tin khác (1) Bước 2 Thẩm định hồ sơ vay vốn - Hồ sơ pháp lý - Tình hình tài chính KH - Phương án SXKD - TS thế chấp cầm cố (1) Cập nhật thông tin - Pháp luật - Chính sách liên quan - Khảo sát thị trường Thủ tục - Lập tờ trình - Báo cáo thẩm định (1) Bước 3

Quyết định cho vay

- Trình hồ sơ vay cho LĐ duyệt

(LĐ: Giám đốc, Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng)

(1) (2)

Thông báo kết quả hồ sơ vay (1)

Phát tiền vay

- Nhận, kiểm tra lại hồ sơ, các giấy tờ đảm bảo vay tiền. - Tiến hành phát tiền vay (1) (2)

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ

- Thu nợ, thu lãi

- Cơ cấu lại thời gian trả nợ, khoanh nợ.

- Chuyển nợ quá hạn

Hồ sơ vay đã thu đầy đủ nợ và lãi.

- Giải chấp TS đảm bảo.

- Tất toán và lưu hồ sơ vay

(1) (2) Nhận và lưu trữ bản công chứng TS đảm bảo, ĐKGDĐB, bảo hiểm tài sản đảm bảo (nếu có) Thông báo lý do

từ chối cho vay

Chấp nhận cho vay

(1) Nhân viên kiểm tra (2) Lãnh đạo kiểm tra

TÔ PHƯƠNG THẢO 54

Giai đoạn 1: Quy trình xét duyệt cho vay: bao gồm 3 bước - Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận, phân công giải quyết hồ sơ vay.

- Thẩm định hồ sơ vay vốn.

- Quyết định cho vay.

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, phân công giải quyết hồ sơ vay Hướng dẫn thủ tục cho khách hàng

- Khi khách hàng (KH) có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với phòng tín dụng tại Hội sở, các chi

nhánh, phòng giao dịch để được hướng dẫn thủ tục.

- Nhân viên tín dụng (NVTD) hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần

thiết về việc vay vốn.

- Khách hàng vay vốn, NVTD sử dụng mẫu “Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh” đánh dấu

vào những khoản mục KH cần nộp, ghi ngày giao dịch, ký tên giao cho khách hàng.

Tiếp nhận hồ sơ

- Khi KH gởi hồ sơ, NVTD nhận và kiểm tra đối chiếu với “Phiếu tiếp nhận hồ sơ vay, bảo

lãnh”

- NVTD ghi nhận hồ sơ vay ở “Sổ theo dõi hồ sơ KH”, chuyển toàn bộ hồ sơ vay cho lãnh

đạo tín dụng phân công.

Phân công giải quyết hồ sơ vay

- Căn cứ vào “Sổ theo dõi hồ sơ KH”, Lãnh đạo tín dụng lập “Phiếu phân công” phân công

NVTD cụ thể giải quyết hồ sơ vay.

- NVTD được phân công hồ sơ vay phải chủ động liên hệ với khách hàng để xếp lịch thẩm

định, đảm bảo qiải quyết hồ sơ vay đúng thời hạn quy định. Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Đối với tín dụng ngắn hạn:

TÔ PHƯƠNG THẢO 55

Thẩm định hồ sơ pháp lý

- NVTD xác định KH đang hoạt động SXKD đúng với ngành nghề đã đăng ký trong giấy

phép kinh doanh.

- NVTD kiểm tra người đại diện ký kết và thực hiện hồ sơ vay vốn phải là người đại diện

theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu là người được ủy quyền thì phải có văn bản xác định

thẩm quyền của người này.

Thẩm định tình hình tài chính của KH

Căn cứ vào các báo cáo gần nhất của KH, NVTD phân tích tình hình tài chính thông qua một số chỉ tiêu cơ bản:

- Doanh thu (DT) và lợi nhuận (LN)

- Hệ số (HS) khả năng thanh toán

- HS luân chuyển khoản phải thu

- HS nợ, HS nợ trên vốn chủ

- HS đầu tư, HS đầu tư trên vốn chủ

- Tỷ lệ lãi ròng (TLLR) trên DT, TLLR trên vốn tự có

- Các chỉ tiêu khác

Đối với KH là cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, NVTD sẽ tham khảo các biên lai đóng thuế hàng tháng hoặc phỏng vấn trực tiếp để ước lượng doanh thu và lãi ròng.

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh (SXKD)

- NVTD kiểm tra xem mặt hàng kinh doanh của KH có phù hợp với Giấy đăng ký kinh doanh

không.

- Dựa trên phương án SXKD do KH xây dựng để đánh giá tính khả thi của phương án. Việc

đánh giá này nhằm ước lượng sự hợp lý của các chỉ tiêu: giá bán, giá mua, các loại chi phí như quản lý, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, kho bãi, chứng từ, khấu hao, hoa hồng môi giới…

TÔ PHƯƠNG THẢO 56

- Các mức giá được tham khảo ở thị trường, từ các KH có kinh doanh mặt hàng tương tự,

hoặc giá kỳ trước…

- NVTD phải xem xét tình hình tiêu thụ hàng hóa trước đây và hiện tại của KH và mức độ

phổ biến của hàng hóa đó trên thị trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – PGD An Đông (Trang 60 - 76)