Những thông tin chung về SCB

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – PGD An Đông (Trang 34 - 37)

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.1.1. Những thông tin chung về SCB

Giới thiệu SCB

 Tên giao dịch tiếng việt : Ngân hàng TMCP Sài Gòn

 Tên giao dịch tiếng anh : Sai Gon Commercial Bank

 Logo :

 Tên viết tắt : SCB (Ngân hàng Sài Gòn)

 Giấy phép hoạt động : 283/GP-NHNN ngày 26/12/2011

 Trụ sở chính : 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

 Điện thoại : (84-8) 39 230 666 Fax: (84-8) 39 225 888

 SWIFT : SACLVNVX

 Website : www.scb.com.vn

 Lĩnh vực hoạt động : SCB cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ liên quan đến tài chính, ngân hàng được quy định trong Giấy phép hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật các TCTD và các văn bản quy định pháp luật khác nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng theo chiến lược hoạt động kinh doanh của SCB.

TÔ PHƯƠNG THẢO 21

 Vốn điều lệ: Kể từ ngày 27/04/2015, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là 14.294.801.040.000 đồng (mười bốn ngàn hai trăm chín

mươi bốn tỷ tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn đồng).

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của SCB

 Tiền thân của SCB là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên

thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

 SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt

4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

 Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả

và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng

tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách

hàng”.

 Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên

cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

TÔ PHƯƠNG THẢO 22

 Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn

vượt bậc của tập thể CB-CNV.

 Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5

ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ

đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng

giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả

nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

 Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể CBNV, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng, cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính

linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách

hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho cổ đông.

 Trải qua 25 năm hoạt động và phát triển, đến nay, SCB đã trở thành một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam. SCB là một thương hiệu quen

TÔ PHƯƠNG THẢO 23

thuộc, tin cậy của khách hàng, là nơi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng,

các giải pháp tài chính, linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu

khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho cổ đông. Hiện nay, SCB đã có 230 điểm giao dịch, gồm 50 chi nhánh và 180 phòng giao dịch trên toàn quốc. Vốn điều lệ năm 2016 khoảng 16.592 tỷ đồng, tổng tài sản ước tính

lên đến 360 nghìn tỷ đồng.

Đối thủ cạnh tranh của SCB

 Quá trình kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay, điều kiện cạnh tranh đang ngày càng trở nên gây gắt. Để ngân hàng có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng cần xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Đa số các ngân hàng hoạt động trong một môi trường cạnh tranh. Trong nhiều thị trường mức độ cạnh tranh đã và đang gia tăng trong những năm gần đây theo sau sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt là đối với một số PGD của một số ngân hàng TMCP mà ít người biết và phổ biến. Vì vậy, hầu hết các NHTM đang có mặt ở Việt Nam đều có thể là đối thủ của SCB.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – PGD An Đông (Trang 34 - 37)