Con ngƣời bị thiên nhiên trừng phạt

Một phần của tài liệu Con người và thiên nhiên trong ông già và biển cả và “săn cá thần (Trang 62 - 93)

Chƣơng 1 : GIỚI THUYẾT CHUNG

3.3. Con ngƣời bị thiên nhiên trừng phạt

Tự nhiên luôn vận hành theo những quy luật riêng của nó. Với sự hữu hạn của mình, con ngƣời không thể chống lại đƣợc một thực tế: bề mặt trái đất đang ngày càng bị biến đổi nhanh chóng hơn bởi những tác động của công nghệ, kĩ thuật. Tất cả những gì con ngƣời làm ra, dù là vô tình hay cố ý thì đều đã và đang tàn phá sự cân bằng của hệ sinh thái. Nhƣng bản thân con ngƣời không thể hiểu việc muốn biến đổi hệ sinh thái

trên trái đất dù là chủ định hay vô ý “cũng vẫn phải phụ thuộc vào những quá trình vật lí tự nhiên hiện tồn trƣớc đó. Những quá trình ấy vƣợt hẳn lên trên giới hạn nhận thức cũng nhƣ giới hạn quyền lực của con ngƣời. Tất cả loài ngƣời, trong khi đó, lại chỉ đơn thuần tồn tại trong một trạng thái lẫn lộn, hỗn độn (mặc dù thƣờng là một cách vô hình) với cuộc sống vô hạn của thế giới phi nhân” [63]. Tự nhiên luôn nhắc nhở cho con ngƣời thấy một thứ địa vị thật sự thông qua mỗi trận động đất, mỗi lần núi lửa phun trào, những ngôi sao chổi vụt qua, cũng nhƣ việc không ai có thể dự đoán đƣợc một cách chính xác sự thay đổi bất thƣờng của thời tiết.

Tự nhiên thực ra không phải vĩnh hằng, vĩnh cửu. Nó cũng có sinh mệnh, cũng sống theo những quy luật của tạo hóa. Mỗi khi quy luật đó bị tác động, nó cũng dễ bị thƣơng tổn theo. Những thảm họa, thiên tai, những biến đổi của thời tiết, khí hậu… ngày càng xảy ra nhiều…Chỉ cần một cái lắc mình của tự nhiên, con ngƣời mới nhận thấy mình trở nên nhỏ bé, đáng thƣơng nhƣ thế nào. Ý thức về thân phận nạn nhân trong mối quan hệ với tự nhiên nhắc nhở nhân loại về địa vị thực sự của mỗi thành tố trong sinh quyển. Con ngƣời cần biết cách kính sợ sinh mệnh tự nhiên để yên ổn và hạnh phúc. Bởi vì, khi con ngƣời tàn phá tự nhiên cũng là lúc con ngƣời đang vô tình tự hủy diệt cuộc sống của chính mình.

Qua Săn cá thần, Đặng Thiều Quang đã gửi đến ngƣời đọc một thông điệp: con ngƣời phải biết kính sợ sinh mệnh tự nhiên, nếu không con ngƣời sẽ chỉ nhận về những thua thiệt. Khi lên đƣờng đi săn con cá thần, cả Tú và Đăng đều không bao giờ ngờ đƣợc cuộc đời mình lại rẽ sang những hƣớng khác. Chƣa kịp đối đầu với con cá thần thì Tú và Đăng đã phải đối mặt với những biến cố khủng khiếp từ thiên nhiên mà cả hai không bao giờ có thể tƣởng tƣợng ra. Một cơn lũ quét ập đến đúng vào lúc không ai có thể ngờ đến. Mặt đất “rung chuyển…âm thanh trầm trầm vọng đến, to dần, to dần …nhƣ những tiếng nổ lớn, mặt đất muốn nứt toác ra và sắp sửa chôn vùi mọi thứ”[67;52]. Chỉ trong nháy mắt nƣớc dâng cao “đến ba bốn mét”, hung hãn lao đến. Những thân cây “lao xuống nhƣ điên, va vào nhau rầm rầm, cắm vào bờ, lộn nhiều vòng, chổng cả rễ” [67;53]. Tú và Đăng may mắn thoát chết trong gang tấc khi chạy kịp lên một bãi đất cao và chỉ biết đứng đó nhìn chiếc xe bạc tỉ đỗ giữa bãi cát của Tú khỉ “chao đảo ngập ngừng…xoay ngang rồi từ từ nhúc nhích

trôi xuôi dòng, khẽ dập dềnh nhƣ một con rùa” rồi “chìm nghỉm chỗ vực xoáy khổng lồ (…) Tất cả chỉ còn là một dòng sông bùn chảy sôi sục, mênh mông”[67;54]. Mọi thứ bị cuốn trôi theo dòng nƣớc lũ. Thứ còn lại duy nhất là bộ quần áo trên ngƣời, cái bật lửa vài vài đồng bạc lẻ trong ví của Đăng. Không phải tự nhiên cơn lũ kéo đến. Đó là lời cảnh cáo của tự nhiên trƣớc những hành động xâm phạm của con ngƣời. Thiên nhiên đã nổi giận và trút xuống đầu kẻ phá hoại những đòn thù giận dữ. Dù Tú và Đăng không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhƣng chính những kẻ nhƣ Tú đã và đang góp phần phá hủy sự cân bằng của hệ sinh thái dẫn đến những tai họa khủng khiếp hiện nay.

Khi mối quan hệ hòa hợp vốn có giữa con ngƣời và tự nhiên bị phá vỡ thì cũng chính là lúc con ngƣời phải hứng chịu những những hậu quả mà mình gây ra. Thiên nhiên đã nổi giận và giáng xuống đầu con ngƣời những tai ƣơng. Đó không còn là sự cảnh báo nữa mà là sự trừng phạt cho lòng tham, sự ích kỷ đến tàn nhẫn của con ngƣời khi đang ngày đêm tàn phá tự nhiên. Không phải tự nhiên mà cơn lũ tràn về giữa thời điểm không ai ngờ tới. Tất cả là hậu quả từ những hành động của con ngƣời gây ra. Ba ngày ăn chực nằm chờ ở nhà ông Văn là những ngày dài mệt mỏi, chán nản, bi quan, Tú và Đăng hầu nhƣ không nói với nhau câu nào. Bao nhiêu sự tự tin, bao nhiêu hăm hở dƣờng nhƣ bị cuốn theo dòng nƣớc lũ. Chỉ khi đối mặt với sự trừng phạt khắc nghiệt của thiên nhiên con ngƣời mới nhận thấy mình quá nhỏ bé và bất lực trƣớc thiên nhiên.

Đặng Thiều Quang đã nhân hóa con cá thần thành một thực thể có cảm xúc, suy nghĩ và hành động nhƣ một con ngƣời. Nó đã thay mặt cho tự nhiên trừng phạt những kẻ cố tình xâm phạm, đuổi giết nó. Con cá thần cứ từng chút một lấy đi mọi thứ của hai kẻ đi săn, bằng những cách kỳ quái nhất, mà chính những kẻ bị trừng phạt cũng không thể hiểu vì sao điều đó lại xảy ra? Dù chỉ là a dua đi cùng Tú cho có nhƣng Đăng cũng không tránh khỏi những hệ lụy sau cuộc đi câu: vợ con bỏ đi và để lại lá đơn li hôn; bị đuổi việc, mấy đồng lƣơng “còm”[67;] lĩnh đƣợc sau khi bị đuổi cũng lần lƣợt mất hết vì nƣớng vào lô đề khi giải mã những giấc mơ liên quan đến con cá thần. Tú khỉ cũng không khá hơn. Bao nhiêu tiền bạc, tài sản đều bay theo những giấc mơ về con cá thần. Cái giá các nhân vật phải trả quá lớn. Nó không chỉ là

những mất mát về vật chất, gia đình mà cả sự yên ổn trong tâm hồn của Tú và Đăng cũng không còn.

Tự nhiên luôn có những logic huyền bí của nó. Nếu con ngƣời cƣ xử một cách tham lam, ngỗ ngƣợc thì sẽ bị trừng phạt một cách thê thảm. Sự cố chấp cùng lòng tham đã khiến Tú và Đăng quyết định quay lại đối mặt với con cá thần lần nữa. Đó là một cuộc đi săn của một nhóm ngƣời đông đảo, khát máu, với những trang thiết bị câu cá hiện đại, tối tân. Tuy nhiên, tất cả những phƣơng tiện ấy đều bị vô hiệu hóa trƣớc sự tinh quái của con cá thần. Mọi toan tính, mƣu mô của những kẻ đi săn đều bị trả giá. Con cá “hội tụ đầy đủ cái khát máu của thú dữ, cái máu lạnh của loài bò sát, cái nham hiểm ranh ma xảo quyệt của loài ngƣời, cái uất ức tức tƣởi của những vong hồn ngƣời chết trôi hàng trăm năm nay chƣa đƣợc siêu thoát, đang còn lởn vởn nơi đây, và trút mọi cơn điên giận lên những kẻ dại dột mò tới…”[67;214].

Sự tham lam, ích kỷ và độc ác đã khiến từng kẻ một đã phải trả giá cho hành động của mình. Thiên nhiên đã trả thù con ngƣời một cách ghê rợn nhất. Số phận của những kẻ đi săn ấy đƣợc tác giả kể lại nếu không gặp hoàn cảnh thảm hại thì cũng kết thúc cuộc đời trong đau đớn. Nạn nhân đầu tiên là ông thầy Nghi chuyên làm nghề trừ tà, bắt ma. Ông ta còn chƣa kịp trình diễn tài nghệ đuổi quỷ bắt ma nhƣ lời đồn thì đã bị con cá thần lôi tuột xuống sông. Tất cả chỉ nghe “đánh rầm một tiếng…lão thầy cúng biến mất, chỉ còn mỗi chiếc xuống cao su tơi tả chòng chành, giữa đám sóng nƣớc tung tóe đang lan rộng”[67;168]. Con cá không ăn thịt lão mà chỉ cắn cụt cánh tay chuyên bắt quyết trừ tà của lão nhƣ một lời cảnh cáo. Nó cắn đứt cánh tay chuyên bắt quyết trừ tà của lão thầy cúng cũng là cắt đi thứ có thể làm hại đến những sinh linh khác, biến lão thành một kẻ tàn phế. Những kẻ khác thì cũng không tránh khỏi những tai ƣơng bởi sự trừng phạt của thiên nhiên bằng cách này hay cách khác. Kẻ đƣợc phân công chui xuống quăng thuốc nổ “dùng sức ép đánh cho con cá chết hoặc ngất đi” thì bị ngã vào hang cá thần, “gãy chân lòi cả xƣơng”. Đại gia Toàn gạch cũng không thoát khỏi sự trừng phạt bởi lòng tham, sự toan tính và những ham muốn điên cuồng của mình. Sau hai tiếng nổ chát chúa, khuôn mặt Toàn gạch biến thành “một mớ bầy hầy đỏ lòm kinh tởm, ghê rợn….những ngón tay gã biến đâu mất”, bàn tay trái của hắn chỉ còn “một mẩu cụt

lủn be bét máu”[67;310]. Điều này nói lên hậu quả tất yếu nếu con ngƣời quay lƣng lại với tự nhiên, tàn phá, sát hại tự nhiên sẽ nhận lấy những kết cục tƣơng tự những gì họ đã gây ra cho tự nhiên. Bằng một cách nào đó, dù là trực tiếp hay gián tiếp, thiên nhiên đã giáng cơn thịnh nộ lên đầu những kẻ tội đồ nhƣ một lời cảnh tỉnh đến tất cả nhân loại. Đó là cái giá phải trả cho những kẻ tham lam, ngông cuồng coi thƣờng, sát hại tự nhiên.

Trƣớc những hành động độc ác của con ngƣời, thiên nhiên đã nổi giận. Đặng Thiều Quang đã đặc tả cảnh con cá thần “đội sóng phi lên sát bờ”[67;310], trình diễn cho đám ngƣời kia thấy những gì mà loài ngƣời đã làm với nó. Lần đầu tiên đám ngƣời đi săn và cả độc giả đƣợc tận mắt nhìn thấy hình hài thực của con cá thần. Một hình hài kì dị, gớm ghiếc khiến ngƣời đối diện phải ám ảnh. Không phải ám ảnh vì cơ thể quái dị của con cá, mà vì những cái con ngƣời đã làm với nó. Quanh mép nó “cơ man nào là những cái lƣỡi câu to tƣớng nhƣ móc cân, lƣỡi đơn, lƣỡi đôi, lƣỡi ba tiêu đủ cả (…). Những cái vây to và dài rách te tua cũng đeo đầy thứ trang sức kỳ dị bằng lƣỡi câu”[67;311]. Thân hình nó “chi chit vết thƣơng, và những dấu tích những trận chiến với những cánh săn cá xuôi ngƣợc từ Lào đến tận sông Đà sông Mã vẫn còn nhận ra đƣợc, nhờ những dụng cụ đánh bắt đặc trƣng”[67;311]. Cái hình hài quái dị của con cá nhƣ một lời tố cáo đanh thép của tác giả về cái cách mà con ngƣời đối xử với thiên nhiên. Con ngƣời đã vô tƣ, thản nhiên hủy hoại tự nhiên mà không ý thức đƣợc hành động và hậu quả của việc mình làm. Con ngƣời ném vào thiên nhiên sự độc ác, tàn nhẫn thì thiên nhiên sẽ trả lại cho con ngƣời sự tàn bạo gấp trăm lần.

Trong cuộc đối đầu với tự nhiên, con ngƣời dần học đƣợc cho mình bài học về sự kính sợ sinh mệnh tự nhiên. Trƣớc kích cỡ to lớn và sự quái dị của con cá, bao nhiêu sự hung hăng, bạo ngƣợc đều biến mất, chỉ còn những kẻ tội đồ đang run rẩy quỳ dƣới đất chờ trả giá. Con ngƣời trở nên yếu đuối và nhỏ bé, không đủ dũng khí đối diện với vẻ mặt đáng sợ của tự nhiên. Sự sợ hãi, hoảng hốt khiến con ngƣời không còn làm chủ đƣợc trạng thái của mình. Họ chỉ còn biết run rẩy chờ đón giây phút trả giá. Với “trên một tấn”, con cá thần thừa sức nuốt cả đám ngƣời bạc nhƣợc kia. Nhƣng nó chỉ “khạc” ra những thứ gì mà loài ngoài đã ném xuống cho nó

“cùng với tất cả sự khinh bỉ, ghê tởm”[67;313] mà nó dành cho Tú khỉ, cho đám ngƣời đang đi săn nó, cho cả loài ngƣời “rồi biến mất, sau khi quẫy đuôi nhƣ cái vẫy tay chào lần cuối cùng từ Chúa gửi đến đám ngƣời thảm hại”[67;313] kia. Nó đã tha chết cho những kẻ luôn tìm cách sát hại nó. Hành động của con cá đã thức tỉnh lƣơng tri của con ngƣời. Nó đã dạy cho con ngƣời một bài học: hãy biết chan hòa và biết kính sợ tự nhiên. Một cuộc đi săn mang bản chất dục vọng và tiền bạc đã kết thúc bằng sự bao dung, tha thứ, “xóa sạch mọi nợ nần nơi dƣơng thế”[67;322], chỉ còn lại những yêu thƣơng, sự gắn kết giữa ngƣời với ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên.

Trong Ông già và biển cả, không ít lần Hemingway đã đề cập đến niềm kính sợ của con ngƣời trƣớc thiên nhiên. Vì mƣu sinh, Santiago một mình ra khơi, tìm đến tận vùng biển Giếng Lớn để đánh bắt. Ông đã dùng tất cả sức mạnh, kinh nghiệm, lòng kiên trì và sự quyết tâm để chinh phục đƣợc đối thủ nặng ký của mình. Lão đã giết đƣợc con cá kiếm. Những tƣởng chuỗi ngày đen đủi của lão đã kết thúc, nhƣng trên đƣờng đƣa con cá kiếm về bến lão gặp phải sự tấn công của đàn cá mập đông đảo, khát mồi và cực kỳ hung dữ. Một mình lão phải vất vả chiến đấu với đàn cá mập đang thục mạng lao vào thuyền để đớp mồi, hết loạt này đến loạt khác. Đàn cá mập đông đảo và quá hung dữ cứ thục mạng lão vào táp dần những miếng thịt ngon lành từ con cá kiếm trƣớc sự chống trả bất lực trong tuyệt vọng của ông lão Santiago. Giữa màn đêm tối đen, lão nhƣ một kè mù giữa vòng vây của đàn cá dữ. Lão căng mắt nhìn thì cũng chỉ thấy đƣợc những chiếc vi cá mập xẻ dọc ngang trên mặt biển và những đƣờng lân tinh lấp lánh khi chúng lao vào con cá. Những hàm răng cá mập táp mồi “sần sật”, lƣng đàn cá cuộn sóng làm cho chiếc thuyền câu “chao đảo”[35;107]. Hình ảnh lƣng cá mập đội con thuyền câu lên đã vẽ một cảnh hãi hùng, đầy nguy hiểm. Ngƣời đọc có cảm giác bao nhiêu cá mập ở vùng biển Giếng Lớn đã kéo đến bủa vây lấy chiếc thuyền câu. Không chỉ có cá kiếm mà ngay cả ông lão cũng sẽ trở thành miếng mồi ngon cho đàn cá đói khát đó. Nếu nói về luật nhân quả thì đây là kết quả cho hành động sát sinh của ông lão. Lão đã tìm đến và lấy đi sinh mạng của con cá kiếm khi mà nó đã trốn đến vùng biển xa, tránh hẳn thế giới loài ngƣời. Và bây giờ, chiến lợi phẩm ấy của lão lại bị đàn cá

mập cƣớp hết, chỉ còn trơ lại một bộ xƣơng trắng khổng lồ bên mạn thuyền. Điều này đã tuyên bố sự thất bại của ông lão. Thiên nhiên đang đòi lại những gì thuộc về nó. Hành động của đàn cá mập cũng chính là sự trả thù của thiên nhiên trƣớc những hành động chiếm đoạt, tận thu, tận diệt tự nhiên của con ngƣời. Thiên nhiên có thể hào phóng cho con ngƣời những nguồn lợi vật chất to lớn, nhƣng cũng có thể lấy đi của con ngƣời mọi thứ. Bất luận con ngƣời đã sự nỗ lực thế nào, trong vũ trụ họ vẫn vô cùng nhỏ bé.

Có thể thấy, cả Hemingway và Đặng Thiều Quang đều tập trung xây dựng hình tƣợng con cá nhƣ là biểu tƣợng của thiên nhiên kì vĩ nhƣng cũng rất bí hiểm và đầy sức mạnh. Tuy nhiên, cách biểu đạt của hai tác giả lại có sự khác nhau. Hemingway xây dựng hình tƣợng con cá kiếm nhƣ một biểu tƣợng của thiên nhiên đẹp đẽ, đầy sức mạnh. Dù có lúc thiên nhiên đã nổi giận, đẩy con ngƣời vào chốn nguy hiểm, nhƣng nó vẫn luôn khiến ngƣời ta khao khát chiếm lĩnh đƣợc nó. Còn Đặng Thiều Quang lại đi vào phản ánh một thực tế khắc nghiệt: vì lòng tham, sự ích kỷ, con ngƣời đã và đang tàn sát, hủy diệt tự nhiên. Hình dạng kì dị khiến ngƣời ta kinh khiếp của con cá thần không phải tự nhiên. Nó đƣợc tạo bởi chính bàn tay của con ngƣời trong các cuộc săn lùng của những đám thợ săn cá. Nói cách khác, nó chính là minh chứng cho cách con ngƣời đang đối xử với thiên nhiên. Lòng tham, sự ích kỷ, sự vô tâm đã khiến cho con ngƣời trở nên lạnh lùng, tàn độc với thiên

Một phần của tài liệu Con người và thiên nhiên trong ông già và biển cả và “săn cá thần (Trang 62 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)