Chƣơng 1 : GIỚI THUYẾT CHUNG
3.1. Sức mạnh của tự nhiên
Từ xƣa đến nay, đề tài thiên nhiên và con ngƣời luôn là một nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn. Có nhiều tác phẩm đã đề cao việc sống hòa mình vào thiên nhiên nhƣ “Warden” (Cuộc sống trong rừng) của Henry David Thoreau, “Cuộc cách mạng Một-cọng-rơm” của Masanobu Fukuoka. Cũng có những tác phẩm đi vào miêu tả sự rộng lớn của thiên nhiên theo lời kể của những con vật nhƣ “Đồi thỏ” của Richard Adams, “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Jack London. Tất cả những tác phẩm này đều phô bày một thiên nhiên hùng vĩ nhƣng cũng rất đỗi khắc nghiệt. Và đƣơng nhiên, Ông già và biển cả của Ernest Hermingway và Săn cá thần của Đặng Thiều Quang cũng không nằm ngoài bức tranh đó.Cả hai tác phẩm đều cho thấy sự thừa nhận của con ngƣời về sức mạnh thiên nhiên – một sức mạnh nằm bên ngoài sự kiểm soát và mƣờng tƣợng của con ngƣời.
Trong Ông già và biển cả, Hemingway đã xây dựng hình ảnh con cá Kiếm – hình ảnh biểu trƣng cho sức mạnh của tự nhiên. Không có nhiều đoạn miêu tả trực tiếp độ to lớn của nó, Hemingway có dụng ý để độc giả cảm nhận về con cá qua những ấn tƣợng và cảm giác của Santiago. Khi con cá đớp mồi, Satiago biết đó là “một con cá ra trò” bởi ông thấy một cái gì đó “nặng trịch, căng, không thể nào tƣợng tƣợng nổi”[35;37]. Dù ông lão đã dồn hết sức mạnh cả cánh tay và của cả cơ thể lên sợi dây cũng chẳng thể “nhúc nhích nổi nó dẫu chỉ một phân”[35;37]. Từ lúc mắc câu, con cá kiếm không nổi lên mặt nƣớc mà cứ kéo sợi dây câu bơi ra xa mà không có dấu hiệu của sự mệt mỏi. Sau đêm thứ hai, khi đã kéo chiếc thuyền của ông lão đi khắp các hƣớng thì con cá bắt đầu lƣợn vòng. Những vòng lƣợn gợi lên từng thời điểm và mức độ căng thẳng của cuộc đấu sức giữa ông lão và con cá kiếm. Lần thứ nhất, con cá còn khỏe nên nó lƣợn một vòng tròn rất lớn. Hai giờ sau, các vòng tròn bắt đầu hẹp dần. Đến lần thứ hai, sau khi quật mạnh sợi dây vài lần kéo ông lão ngã “sấp xuống mũi thuyền…nằm bất động”[35;74], con cá không quật dây đáy nữa mà bắt đầu lại lƣợn vòng chầm chậm. Nó đã dần dần đuối sức. Hai lần
đầu, ông lão phán đoán độ lớn của con cá nhờ cảm giác từ đôi tay đang níu giữ sợi dây. Những vòng lƣợn tiếp theo, con cá đã nhô mình lên khỏi mặt nƣớc, phô ra toàn bộ vẻ đẹp và sức mạnh của mình.
Ngoại hình của con cá kiếm toát lên sức mạnh ghê gớm và sự oai phong, đĩnh đạc. Đó là một con cá kiếm rất lớn và rất đẹp, “đầu, lƣng màu tím sẫm (…) những đƣờng sọc hai bên mình nó nom đồ sộ, phớt hồng. Cái kiếm của nó dài bằng cây gậy bóng chày, thon nhƣ một lƣỡi kiếm”[35;55], “cái đuôi lớn hơn cả một chiếc lƣỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dƣơng xanh thẫm”[35;80], cùng “thân hình đồ sộ và những sọc tím sẫm trên mình (…) cánh vi trên lƣng xếp lại, còn bộ vây to lớn bên sƣờn đang xòe rộng”[35;81]. Ngay cả cái cách trồi mình lên mặt biển của nó cũng khiến con ngƣời phải kinh ngạc: “mặt biển vỡ toang (…) con cá tung mình lên. Nó nhô lên bất tận, nƣớc đổ ròng ròng hai bên lƣờn. Thân hình bóng nhẫy trong ánh nắng”[35;55]. Ngoại hình to lớn và đẹp đẽ của nó khiến ông lão Santiago phải trầm trồ, thán phục. Nó đã kích thích mãnh liệt vào đối thủ của mình, buộc đối thủ của mình phải dồn hết sức lực và tâm trí để chinh phục nó.
Con cá kiếm không những rất lớn và đẹp mà nó còn đầy sức mạnh. Trƣớc sự dồn đuổi kiên trì của ông lão, nó không hề “hoảng sợ” mà vƣơn hết mình lên mặt nƣớc rồi nhẹ nhàng lao xuống biển nhƣ một “tay thợ lặn”[35;55], khiến ông lão phải dồn hết sức để hãm sợi dây. Từ vị thế của một ngƣời đi câu, ngƣời đi chinh phục, Santiago trở thành một ngƣời bị câu. Con cá cứ thế kéo thuyền của lão Santiago đi về hƣớng Tây Bắc khiến lão chẳng biết xoay sở thế nào. Lão không còn giữ đƣợc thế chủ động của kẻ đi câu mà bị lôi đi theo ý muốn của con cá. Sức nặng, sự kiên trì và sức mạnh của con cá khiến Santiago phải dồn hết sức mạnh lại để giữ sợi dây câu và xác định “tao sẽ cầm cự với mày cho đến chết”[35;46]. Hemingway không miêu tả chi tiết mà đặc tả sức mạnh và sự khôn ngoan của con cá kiếm thông qua những vòng lƣợn. Vòng lƣợn của con cá càng nhiều và thay đổi liên tục chứng tỏ nó khôn ngoan, dũng cảm, kiên cƣờng chống đỡ không kém gì đối thủ. Nó đang cố gắng bằng mọi cách thoát khỏi sự níu kéo quyết liệt của lão ngƣ phủ.
Cuộc chinh phục con cá kiếm của ông lão Santiago đƣợc tác giả miêu tả nhƣ một trận chiến đấu thực sự. Suốt hai giờ đồng hồ ông lão mệt nhoài, sức lực suy kiệt
nhanh chóng vì cứ phải ra sức kéo sợi dây để con cá khỏi quay vòng. Ngƣời ông lão “ƣớt đẫm mồ hôi” và mệt đến tận xƣơng”, hai mắt “cay xè”. Lão cảm thấy chóng mặt, choáng váng và điều đó khiến lão “sợ”[35;78]. Lão liên tục bị đẩy vào thế bị động chống đỡ với con cá. Kinh nghiệm bao năm đi biển của một ngƣ phủ lành nghề cũng không giúp lão đoán đƣợc “kế hoạch” [35;53] của con cá là gì và chỉ có thể xác định “sẽ cầm cự”[35;53] với nó. Trong cuộc săn đuổi đó, con cá kiếm đã bộc lộ sự khôn ngoan và đĩnh đạc nhƣ một con ngƣời. Nó không lồng lên làm đắm thuyền, không lặn sâu xuống bứt đứt dây câu mà chấp nhận cuộc đấu tay đôi một cách sòng phẳng. Nó khiến cho đối thủ của mình vừa kiệt sức, vừa ngƣỡng mộ và phải dồn hết sức lực ra để đối phó.
Con cá kiếm cũng giống biển, đẹp, kì vĩ nhƣng cũng ẩn chứa những sức mạnh mà con ngƣời không thể ngờ tới. Mấy chục năm kinh nghiệm của một ngƣ dân lành nghề cũng không đủ để ông lão Santiago đoán biết đƣợc mọi hành động của con cá. Từ vị thế của ngƣời đi câu, chủ động chinh phục tự nhiên, ông lão trở nên bị động, bị lôi đi theo ý đồ của con cá. Sự chống trả quyết liệt của nó khiến lão kiệt sức, chỉ biết ráng hết sức để “cầm cự” và bám trụ với nó. Lão liên tục phải tự nhủ bản thân: “Đầu ơi, hãy tỉnh táo”, “Hãy tỉnh táo”. Chỉ một trong một đoạn văn rất ngắn mà có đến 3 lần ông lão tự nhủ: “Mình sẽ cố thêm lần nữa”, “Mình sẽ lại cố thêm”, “Mình sẽ lại cố thêm một lần nữa”[35;83]. Những lời tự nhủ, tự động viên ấy giống nhƣ một sự thừa nhận sức mạnh của thiên nhiên và cũng là lời thú nhận của ông lão về sự nhỏ bé, yếu ớt của mình. Trƣớc thiên nhiên, con ngƣời dù có cố gắng đến đâu, có bỏ ra sự nỗ lực lớn đến thế nào thì cũng khó lòng chống lại đƣợc.
Cái chết của con cá kiếm cũng đƣợc Hemingway miêu tả với thái độ rất trân trọng. Đó là một cái chết rất khác thƣờng. Nó dƣờng nhƣ không chấp nhận cái chết mà “phóng vút lên khỏi mặt nƣớc phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”[35;84] của mình. Đó chính là dáng vẻ của sức mạnh và sự kiêu hùng. Ngay cả khi đã sức cùng lực kiệt, con cá vẫn có phong thái hiên ngang và đầy uy dũng. Sự kiêu hùng đó chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của Hemingway dành cho con cá kiếm. Nó không đơn thuần chỉ là một sinh vật mà là biểu tƣợng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên. Con cá kiếm ấy sở hữu vẻ đẹp của đại dƣơng, một nét
đẹp cao ngạo, đến lúc chết vẫn đầy sức mạnh và khiến cho đối thủ của mình cảm thấy hụt hẫng và không còn thấy ý nghĩa sau chiến thắng.
Ngay lúc con ngƣời tƣởng nhƣ đã chiếm hữu đƣợc tự nhiên thì cũng chính là lúc con ngƣời nhận ra sự bất lực và sức mạnh hữu hạn của mình trƣớc thiên nhiên. Dù đã chinh phục đƣợc con cá kiếm, nhƣng ông lão Santiago vẫn không bảo vệ đƣợc thành quả của mình trƣớc sự tấn công của đàn cá mập hung dữ. Sự chống trả đến tuyệt vọng của lão cũng không giữ cho con cá đƣợc nguyên vẹn trƣớc sự dữ tợn của đám cá mập đói khát. Mùi máu, mùi hƣơng từ con cá kiếm đã dẫn dụ hết đàn cá mập này đến đám cá mập khác lao đến cắn xé. Ông lão chỉ có thể chiến đấu hết sức với chút sức lực tàn và đau xót nhìn từng phần của con cá bị lũ cá mập táp đi mất. Lão cảm thấy “cơ thể lão đã chết tự bao giờ”[35;104]. Lão hy vọng vận may sẽ giúp lão mang đƣợc một phần thịt của con cá kiếm trở về. Nhƣng tất cả chỉ là hy vọng. Khi cái đầu con cá kiếm bị con cá mập cuối cùng đớp mất, lão biết “mình đã bại trận hoàn toàn”[35;108]. Con cá khổng lồ giờ chỉ còn là một bộ xƣơng trắng nằm trơ trụi bên mạn thuyền của ông lão. Chỉ bằng vài trang ngắn ngủi, Hemingway đã khắc họa lại một cuộc chiến quyết liệt giữa ông lão Santiago và đàn cá mập. Đó là một bức tranh đối lập giữa sự đông đảo, hung dữ, khát máu của đàn cá mập với sự nhỏ bé, đơn độc và bất lực của ông lão. Và cũng là bức tranh đối lập về sự nhỏ bé, hữu hạn của con ngƣời trƣớc sức mạnh của thiên nhiên. Trong cuộc chiến ấy dù ông lão có cố gắng đến mấy, dù ông có bỏ ra bao nhiêu sức lực thì cũng đều trở nên bất lực trƣớc sức mạnh của tự nhiên. Hình ảnh bộ xƣơng trắng nằm trơ trụi bên mạn thuyền nhƣ một minh chứng cụ thể cho sự thất bại của ông lão trong cuộc chiến với thiên nhiên.
Sự bất lực và thua cuộc của con ngƣời trong cuộc chiến với tự nhiên bắt nguồn từ sự cố chấp và lòng tham của chính họ. Nếu ông lão Santiago chấp nhập buông tay để con cá kiếm thoát đi thì ông đã có thể bắt đƣợc những con con cá khác (dù là nhỏ hơn) mà ông đã bỏ lỡ trên đƣờng rƣợt đuổi con cá kiếm. Hoặc giả nhƣ khi bị đàn cá mập tấn công, ông lão chấp nhận xẻ thịt con cá kiếm quăng lên thuyền thì ít nhất lão cũng đã không mất tất cả. Sự cố chấp và những mong muốn quá lớn khiến con ngƣời quên mất giới hạn của bản thân. Chỉ đến khi đối diện với sự khắc
nghiệt của tự nhiên họ mới nhận ra sức mạnh thực sự của tự nhiên, và bị tự nhiên đánh bại nhƣ chính ông đã thú nhận với cậu bé Manolin: “Chúng đánh bại ông Manolin à…Chúng thật sự đánh bại ông”[35;112].
Khác với vẻ đẹp kiêu hùng của con cá kiếm trong Ông già và biển cả, con cá thần trong Săn cá thần lại đƣợc Đặng Thiều Quang khoác lên một tấm màn bí hiểm khiến ngƣời ta vừa sợ hãi lại vừa tò mò, muốn đƣợc tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ vào nó. Ngay từ đầu truyện con cá thần chỉ đƣợc nhắc đến qua lời kể của một ngƣời dân bản địa nhƣng nó đã khiến ngƣời đọc có cảm giác rờn rợn, sợ hãi. Đó là một con cá to khủng khiếp và cực kỳ hung tợn. Nó mới xuất hiện trở lại sau nhiều năm biến mất. Nó đã “nuốt sống hàng chục con chó của dân bản trong vòng một tháng. Thậm chí ngay cả những con bê mon men ra bờ sông uống nƣớc cũng bị nó đớp chân lôi tuột xuống sông"[67;7]. Chỉ bằng vài lời kể ngắn gọn, Đặng Thiều Quang đã gợi ra trƣớc mắt ngƣời đọc hình ảnh một con cá lớn, hung tợn và đầy sự bí hiểm. Mà nhƣ tác giả đã nói: “Tóm lại nó giống một con quái vật hơn là một con cá thần"[67;7]. Mọi thứ về con cá đều bí ẩn, giống nhƣ một khu rừng ma quái, vừa khiến ngƣời ta sợ, vừa kích thích ngƣời ta khám phá.
Sự bí hiểm của con cá thần đƣợc Đặng Thiều Quang thể hiện ở cái cách nó xuất hiện. Tác giả không để con cá thần xuất hiện ngay, mà để nó xuất hiện từ từ, lần nào cũng là một sự bất ngờ khiến ngƣời ta kinh khiếp. Những sự phỏng đoán khiến ngƣời ta hoang mang, sợ hãi và thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu nhƣợc trƣớc thiên nhiên. Lần đầu tiên, khi con cá thần xuất hiện, tất cả chỉ thấy “phía đó bỗng tung tóe nƣớc, một tiếng động khủng khiếp từ đó dội lại” khiến tất cả mọi ngƣời “đứng chết lặng”, “toàn thân nổi gai ốc, tóc gáy dựng ngƣợc”[67;30] khi chứng kiến một cảnh tƣợng ghê rợn hiện ra dƣới ánh đèn: con cá măng to tƣớng chỉ còn lại cái đầu máu me, cái thân của nó đã bị một cái gì đó cắt một nhát gọn gàng đến tận sát mang. Không ai có thể tuởng tƣợng nổi “Cái gì đã cắt lìa con cá?”[67;30], “Con gì có thể đớp một cú ngọt sớt nhƣ thế này chứ? Con gì mà mà có thể đớp đến rầm một phát nhƣ thế chứ?”[67;32]. Không ai biết, cũng không ai có thể tƣởng tƣợng ra đƣợc nó là cái gì? Ngay kể cả ông Văn, ngƣời đã sống ở đây bao nhiêu năm, đã từng giáp mặt với con cá thần một lần cũng chỉ “ú a ú ớ gì đó, thậm chí chẳng buồn
nhớ ra phải mang cái đầu cá lên bờ”[67;30]. Cái cảm giác sợ đến dựng tóc gáy nhƣ thấm cả vào ngƣời đọc. Một không khí sợ hãi bao trùm lên tất cả. Đặng Thiều Quang đã đƣa ngƣời đọc tiếp cận con cá thần nhƣ thế, sự hồi hộp cứ tăng dần và sự tƣởng tƣợng của ngƣời đọc về con cá của mỗi ngƣời cũng khác nhau. Ngƣời ta vừa sợ, vừa lo cho số phận của các nhân vật nhƣng lại cũng tò mò muốn biết hình dáng của con cá thần đó ra sao.
Đặng Thiều Quang luôn biết cách tạo tình huống bất ngờ và cuốn ngƣời đọc theo những tình tiết của câu chuyện. Mỗi một lần con cá thần xuất hiện đều là một sự bất ngờ khiến ngƣời ta kinh hãi. Lần thứ hai, con cá thần xuất hiện cũng đột ngột và li kỳ không kém. Nó xuất hiện đàng hoàng giữa thanh thiên bạch nhật, bất ngờ và cũng không khỏi khiến ngƣời khác thôi sỡ hãi: “từ xa một đợt sóng ngầm trồi lên…giống nhƣ một quả thủy lôi lao nhƣ tên bắn về phía chiếc mề gà (…) cái vây lƣng nổi lên trƣớc tiên, nó xé nƣớc nhƣ mui tàu ngầm…sóng tung tóe…một hàm răng lởm chởm ngoác ra đớp trọn chiếc mề gà, cái đầu đen đúa, đôi mắt nhỏ loáng thoáng, sau đó tất cả rơi đánh rầm xuống lòng sông, dậy sóng”[67;58]. Con cá xuất hiện rất nhanh, chỉ trong tích tắc nhƣng cũng đủ để ngƣời đọc hình dung đƣợc độ lớn của con cá. Đó là một con cá rất to, to đến mức Đăng thấy sợi dây câu nhƣ “đƣợc nối với một đoàn tàu hỏa đang từ từ chuyển bánh rời sân ga vậy”[67;58]. Con cá “không thèm lặn xuống ngay” mà “khoan khoái ngậm con mồi từ từ chìm xuống.”[67;58] nhƣ trêu ngƣơi, nhƣ thách thức, nó khiến Đăng “chợt nhận ra từ lúc tới đây, dƣờng nhƣ chúng tôi đã bị quỷ ám vậy”[67;60]. Dƣới ngòi bút của Đặng Thiều Quang, hình hài quái dị, to lớn đầy bí hiểm của con quái vật cứ từng chút, từng chút hiện lên, khảm sâu vào tâm trí các nhân vật và ngƣời đọc. Cảm giác sợ hãi, ám ảnh của các nhân vật và độc giả cứ tăng dần theo từng tình tiết của truyện.
Sự ám ảnh về con cá thần đến ngay từ cái hình hài gớm ghiếc, kì dị, khác thƣờng. Nó khiến ngƣời đối diện vừa tò mò vừa khiếp sợ, “đầu nó đen sì gồ ghề những cái u to tƣớng, hai con mắt bé hấp háy, quanh mép nó cơ man nào là những cái lƣỡi câu to tƣớng nhƣ móc cân, lƣỡi đơn, lƣỡi đôi, lƣỡi ba, tiêu đủ cả, nhƣ dân