Chƣơng 1 : GIỚI THUYẾT CHUNG
2.1. Thiên nhiên là nguồn lợi vật chất:
Ngay từ buổi sơ khai của nền văn minh nhân loại, con ngƣời đã sống hòa mình vào thiên nhiên, đƣợc thiên nhiên nuôi dƣỡng bởi những nguồn lợi vật chất khổng lồ. Khác với nền văn minh phƣơng Đông xuất phát từ những đồng bằng châu thổ phì nhiêu, màu mỡ đƣợc bồi đắp bởi những con sông lớn. Nền văn minh phƣơng Tây lại khởi nguồn từ những vùng đất khô cằn, bao quanh là biển. Những ngƣời dân nơi đây đã sớm phải vƣơn mình ra biển để khai thác các sản phẩm từ đại dƣơng. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào những nguồn lợi chủ yếu từ biển.
Đánh bắt hải sản là sinh kế chính của các ngƣ dân Địa Trung Hải. Trong đó săn bắt, chế biến các sản phẩm từ cá mập đem lại cho các ngƣ dân một nguồn lợi không nhỏ. Theo ghi chép trên Tờ rơi ngư nghiệp (Fishery Leaflet) số 250, năm 1947 của Bộ Nội vụ Hoa Kì, các sản phẩm thực phẩm và dƣợc phẩm đƣợc tạo ra từ các bộ phận của cá mập cực kì đƣợc ƣa chuộng ở Cu Ba và các nƣớc trên thế giới. Ở Cuba có rất nhiều cơ sở thu mua và chế biến cá nói chung và cá mập nói riêng. Riêng ở Cojimar có ba cơ sở chế biến cá mập lớn. Các cơ sở này thu mua, cắt da, ƣớp muối và gửi da cá mập đến Cojimar để xử lí và phân phối. Một cơ sở chế biến ở Cojimar cũng nhận gan cá mập dƣới dạng đóng gói để chế biến dầu cá và đóng gói trong các thùng các tông thịt cá mập đông đá cho mục đích thƣơng mại. Cuba đƣợc coi là nơi cung cấp và chế biến các sản phẩm cá mập chính của châu Mỹ, cụ thể là Mỹ. Năm 1947, lƣợng tiêu thụ cá mập ở Cu Ba đƣợc ƣớc tính là 500 nghìn pounds, gấp 5 số lƣợng tiêu thụ trung bình từ năm 1937-1941. Một số lƣợng lớn sản phẩm dành cho xuất khẩu liên quan đến cá mập. Giá trị của xuất khẩu tăng ổn định từ 17.000 USD năm 1937-1941 lên 133.000 USD năm 1946. Một số lƣợng ít hơn xuất khẩu đến Đức, Hà Lan, và Séc còn hầu hết các sản phẩm công nghiệp cá mập đƣợc xuất khẩu đến Mỹ. Qua bảng số liệu về việc xuất khẩu các sản phẩm cá mập của Cuba hàng năm ta có thể thấy đây là mặt hàng đƣợc cực kỳ ƣa chuộng, và lí do
vì sao việc đánh bắt hải sản lại là những hoạt động mang lại nguồn lợi vật chất quan trọng của cƣ dân Địa Trung Hải.
Ông già và biển cả lấy bối cảnh của một ngôi làng có truyền thống đánh cá tên là Cojimar ở Cuba. Ngƣời dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Cá là thức ăn chính cũng là nguồn lợi to lớn của dân làng, đặc biệt là các sản phẩm từ cá mập. Những hoạt động đánh bắt và chế biến cá đƣợc nhắc đến khá đầy đủ và chi tiết trong tác phẩm cho thấy nhu cầu thực phẩm và các chế phẩm từ cá của ngƣời dân nơi đây là rất lớn. Những con cá sau khi đánh bắt đƣợc đƣa vào bờ sẽ đƣợc phân loại, đƣa đến những xƣởng chế biến và chia đi các nơi tiêu thụ trong vùng. Cá kiếm đƣợc xẻ thịt, để trên những tấm ván lớn đƣa đến nhà để cá, đợi xe ƣớp lạnh đƣa đến chợ Havana. Còn cá mập đƣợc đƣa đến xƣởng cá mập “phía bên kia vịnh…gan bị mổ lấy, vi bị cắt, da bị lột và thịt đƣợc xẻ thành xúc đƣa ƣớp muối”[35;7], “Mùi tanh nồng” từ các xƣởng cá mập từ “bên kia cảng” phả đến mỗi khi có gió Đông thổi đã cho thấy sự phát triển của ngành chế biến cá ở đây.
Với những cƣ dân Địa Trung Hải, cá là nguồn lợi vô cùng lớn. Cá không những là thức ăn chính hàng ngày cho cƣ dân mà còn là nguồn thu nhập chính của gia đình họ. Cuộc sống của Santiago và những ngƣời làm nghề đánh cá nhƣ ông phụ thuộc hoàn toàn vào những gì đánh bắt đƣợc trên biển. Việc 84 ngày không câu đƣợc gì đã đẩy ông lão vào tình cảnh khó khăn, bị mọi ngƣời chế nhạo. Chính vì vậy, khi con cá kiếm cắn câu, ông biết mình đã bắt đƣợc một con cá lớn “lớn hơn cả những con đƣợc cánh chài lƣới truyền tụng”[35;56]. Sự to lớn của nó đã khiến ông lão quyết tâm dồn hết sức lực cũng nhƣ kinh nghiệm của mình để đuổi bắt nó. Bởi ông biết những khúc thịt “săn, nhiều nƣớc nhƣ chất thịt súc vật”[35;94] của nó sẽ bán đƣợc với giá rất cao trên thị trƣờng. Suốt ba ngày lênh đênh, vật lộn với con cá kiếm, thức ăn chính để Santiago cầm cự và tăng sức lực cho mình là thịt của những con cá thu và những con tôm bám trên đám rong vàng trên biển. “Những miếng thịt đỏ sẫm”[35;50] nhiều chất bổ dƣỡng của cá thu và những con tôm giàu chất dinh dƣỡng đã giúp lão lấy lại một phần sức lực và sự tỉnh táo sau một ngày dài vật lộn với con cá kiếm. Nó giúp lão bớt cơn đói và sự mệt mỏi. Trong cuộc chiến với đàn cá mập khát mồi, những mẩu thịt của con cá kiếm đã giúp lão bù đắp lại những
năng lƣợng đã cạn kiệt. Và để chuẩn bị sức lực của mình cho mỗi chuyến đi biển, hàng ngày, lão Santiago đều uống một ly dầu gan cá mập “ở cái thùng lớn trong căn lều nơi nhiều ngƣ dân cất dụng cụ. Chỗ dầu ấy dành cho bất cứ ngƣ dân nào muốn…nó chống cảm lạnh, cúm và tốt cho cả thị lực”[35;32]. Có thể thấy, đối với những cƣ dân Địa Trung Hải nhƣ Santiago, cá là nguồn thu vô cùng quan trọng. Nó không chỉ mang lại những giá trị vật chất mà còn là nguồn dinh dƣỡng quan trọng của trong đời sống hàng ngày của họ.
Thiên nhiên phong phú và đa dạng mang lại cho con ngƣời nguồn lợi vật chất to lớn. Ngoài các chế phẩm từ cá và cá mập thì rùa và đồi mồi cũng là một nguồn thu lớn của những ngƣời dân nơi đây. Giống rùa xanh dễ câu hơn cá và có giá trị lớn nên chúng bị các ngƣ dân thƣờng xuyên săn bắt. Rùa cũng sống lâu hơn cá nên nó đƣợc giữ trên thuyền nhƣ thực phẩm dự trữ. Ngoài ra, trứng rùa có giá trị dinh dƣỡng rất cao. Đây cũng là món ăn ƣa thích của các ngƣ dân nhƣ Santiago. Suốt cả tháng năm lão sống nhờ việc ăn những quả trứng rùa trắng để tăng thêm sức lực cho tháng chín, mƣời khỏe lên “đợi con cá lớn thật sự”[35;32]
Thiên nhiên rộng lớn, biển cả mênh mông không chỉ mang lại những nguồn lợi vật chất cho con ngƣời mà còn duy trì sự sống của mọi sinh loài. Trong thế giới tự nhiên ấy không có cá thể tồn tại độc lập mà chúng tồn tại cộng sinh, duy trì sự sống lẫn nhau. Nguồn sống của con hải bằng là nhờ cá trên đại dƣơng. Nhƣ một ngƣời thợ săn thực thụ, nó “lƣợn vòng” rồi “thình lình lao xuống” đàn cá chuồn đang “tuyệt vọng bay trên mặt nƣớc”[35;28]. Và trong biển cả mênh mông ấy, những con cá nhỏ lại trở thành thức ăn cho những loài cá lớn. Cả đàn cá dorado lớn cũng “nhao nhao đuổi theo bầy cá chuồn đang lẩn trốn”. Chúng xuyên “xuyên cắt” dƣới đƣờng bay của đám cá chuồn, đợi đàn cá rơi xuống. Bản thân loài sứa Agua mala với cái thân nung núc, đỏ tía, nhão nhớt có thể tiết ra chất độc để giết kẻ thù, tự bảo vệ bản thân. Nhƣng chúng lại là một món ăn yêu thích của những con rùa biển. Những con rùa biển lớn tiếp cận đám sứa một cách trực diện, rồi “nhắm nghiền mắt để che chắn toàn thân, xông tới chén sạch cả mớ tua lẫn ngƣời ngợm của chúng”[35,31] trong sự hồ hởi “với đôi mắt nhắm tịt”[35;31]. Đó là một cuộc đấu tranh sinh tồn quyết liệt giữa muôn loài.
Trong Săn cá thần, Đặng Thiều Quang cũng nhắc đến khá nhiều những nguồn lợi từ thiên nhiên và các hoạt động khai thác thiên nhiên làm nguồn thức ăn để con ngƣời sinh tồn và tạo ra giá trị thặng dƣ. Đánh bắt cá là một nghề của nhiều ngƣời nhƣ ông Văn. Ông vốn ngƣời gốc Hƣng Yên, sống bằng nghề chài lƣới. Vợ chồng ông lên vùng sông Thiêng khai hoang lập nghiệp từ cuối những năm 70. Sau khi ngƣời vợ qua đời, cha con ông vẫn sống ở đây. Giống nhƣ những ngƣời dân nơi đây, cuộc sống của cha con ông hoàn toàn lấy từ tự nhiên từ nhà ở, thức ăn đến nguồn điện thắp sáng. Thiên nhiên ƣu đãi cho họ một cuộc sống “ung dung tự tại” với “bầu không khí trong lành, nguồn thức ăn vô tận đến từ ngay cả những con sâu, cái kiến và cây trái xung quanh”[67;291]. Đó là một cuộc sống rất đơn giản, thức ăn hàng ngày là “cá nƣớc chim trời, ngũ cốc, rau củ quả tự trồng hái thu hoạch”, điện “tự sản xuất” [67;291], chẳng thiếu thứ gì.
Ở vùng sông Thiêng này, cá cũng là một nguồn thực phẩm dồi dào và có giá trị kinh tế cao. Ở đây không thiếu cá to, toàn những con mƣời, mƣời lăm đến hai chục ký. Chỉ cắm cần một lúc Tú khỉ cũng đã câu đƣợc một con cá lăng dài thƣợt “nhƣ một thân cây chuối”[68;14]- một con cá lăng to mà Tú khỉ chƣa bao giờ nhìn thấy trong những lần đi câu của mình. Đối với một kẻ có thú đam mê đi câu nhƣ Tú khỉ, con cá lăng ấy chỉ đem lại cho Tú niềm vui chiến thắng khi chinh phục đƣợc con cá lớn. Nhƣng nếu đƣa nó về những nhà hàng đặc sản ở Hà Nội thì phải bán đƣợc với giá “một triệu một cân”, mà ngƣời ta còn phải “tranh cƣớp nhau”[68;25] mới mua nổi. Có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ cá là rất lớn trong đời sống của ngƣời dân. Nhất là khi môi trƣờng ngày càng ô nhiễm, nông, thủy sản đều đƣợc nuôi trồng công nghiệp, đƣợc kích lớn bằng đủ loại hóa chất ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời thì những con cá nhƣ thế đã trở thành một món đặc sản, một thứ hàng hiếm không phải lúc nào cũng có.
Sở dĩ, cá đƣợc tiêu thụ nhiều nhƣ vậy là bởi vì nó là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất cho con ngƣời. Trên các trang truyền thông về dinh dƣỡng chính thống của Việt Nam, cá cũng luôn đƣợc giới thiệu là nguồn thực phẩm bổ dƣỡng và lành mạnh của con ngƣời. Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các acid amin, muối khoáng và các vi lƣợng quan trọng rất tốt cho sức khỏe. Đối với những ngƣời dân ở
vùng sông Thiêng này, cá cũng là món ăn chính. Nó không chỉ là nguồn cung cấp dinh dƣỡng mà những món ăn chế biến từ cá còn thể hiện những nét văn hóa ẩm thực độc đáo riêng của ngƣời dân nơi đây. Dƣới bàn tay khéo léo của Vân, sau một hồi sửa soạn, con cá lăng Tú vừa câu đƣợc đã đƣợc nấu thành đủ các món: “chả cá nƣớng, cá quấn lá dong vùi tro, lòng cá xào măng, canh cá nấu măng chua”[68;24]. Những món ăn này hết sức dung dị đối với ngƣời Thái. Nhƣng với những ngƣời vùng xuôi nhƣ Đăng và Tú thì đó là cả một bữa tiệc cá mang đặc trƣng riêng của ngƣời Thái mà bất cứ ai đến đây cũng muốn đƣợc thử một lần.
Không chỉ vậy, nguồn cá dồi dào ở sông Thiêng còn là một nguồn lợi rất lớn. Sự xuất hiện của những con cá to, đặc biệt là sự xuất hiện của “con cá thần” khổng lồ đã thu hút những cánh thợ săn cá ngƣợc xuôi từ sông Đà, sông Mã đến vùng Thƣợng Lào về đây. Không đơn giản vì tò mò mà bởi lợi nhuận có đƣợc nếu bắt đƣợc con cá này là vô cùng lớn. Bản thân Tú và Đăng lúc đầu đi câu chỉ vì tò mò muốn nhìn tận mắt con cá thần ấy. Nhƣng về sau cả hai đều bị cuốn theo bởi con cá đã trở thành một món lợi nhuận khổng lồ lên tới hai tỉ đồng.
Nhƣ vậy, có thể thấy, tác phẩm của Hemingway và Đặng Thiều Quang đều vang vọng nhu cầu thực phẩm của thời đại đối với sản phẩm đánh bắt tự nhiên. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống coi thiên nhiên nhƣ là nguồn cung cấp thực phẩm và sản sinh ra lợi nhuận cho con ngƣời.