Con ngƣời tự tin về sự hiểu biết của mình đối với loài vật

Một phần của tài liệu Con người và thiên nhiên trong ông già và biển cả và “săn cá thần (Trang 32 - 38)

Chƣơng 1 : GIỚI THUYẾT CHUNG

2.2. Con ngƣời tự tin về sự hiểu biết của mình đối với loài vật

Sự hiện diện của các sinh vật không phải con ngƣời (non-human beings) trong các tác phẩm hƣ cấu: từ sách truyện thiếu nhi cho đến các tiểu thuyết dành cho ngƣời lớn - thƣờng đi theo hƣớng là cung cấp cho chúng những đặc tính đặc trƣng của con ngƣời. Và trong các tác phẩm hƣ cấu mà các động vật này đóng vai trò chính thức, thì chúng hiện lên nhƣ là những ẩn dụ hoặc với tƣ cách là những quy chiếu vắng mặt cho một sự kiện hay nhân vật liên quan đến con ngƣời. Theo Kenneth Shapiro và Marion W. Copeland – hai nhà nghiên cứu khởi xƣớng cho xu hƣớng lí thuyết phê bình những vấn đề liên quan đến động vật trong văn học, cho dù động vật có vai trò chủ đạo hay chỉ là một phần trong tác phẩm, thì chúng ta vẫn có thể tiếp cận các tác phẩm này từ một góc nhìn mang tính phản biện. Đó là cách

tiếp cận coi những hành xử hay những suy nghĩ về động vật là một cái khung thể hiện sự hiểu biết của con ngƣời về thế giới loài vật. Theo đó, thế giới loài vật đƣợc thể hiện thiếu tôn trọng và theo chiều hƣớng suy giảm suy diễn. Con vật đƣợc đem lại một cái tên, một tính cách hay một ý thức. Tất cả những điều này đƣợc thực hiện theo hƣớng duy ý chí của con ngƣời. Hay nói nhƣ cách nói của hai nhà khoa học “bên trên một vài hành vi hay xu hƣớng đặc tính đặc trƣng của loài, những tính cách này là những sự phản chiếu của riêng chúng ta – các con vật thực ra là vắng mặt, nó đƣợc thay thế bởi một con ngƣời có lông” [86;343-346].

Một con vật có thể xuất hiện với tƣ cách là chính mình - nhƣ một cá thể với một số suy tƣ về quyền tự chủ, quyền tự quyết, giọng nói, tính cách và là thành viên của một loài có bản chất, có những khả năng và hạn chế điển hình nhất định. Tất cả những điều này đều trƣng ra một vấn đế đó là mức độ mà một con vật đƣợc thể hiện đúng với bản thân nó và mức độ chính xác của ngôn ngữ mà con ngƣời dùng để biểu đạt các con vật. Erica Fudge cho rằng “Hiện tại, chúng ta thiếu một ngôn ngữ để chúng ta có thể nghĩ về động vật và biểu thị động vật trƣớc mặt chúng ta như chúng là những động vật theo những cách mà chúng không phải là những ẩn dụ hay mang tính ẩn dụ”[82].

Trong Ông già và biển cảSăn cá thần, cả Hemingway và Đặng Thiều Quang đều tạo ra những lƣợt vấn đáp/ trò chuyện giữa con ngƣời và thế giới tự nhiên nhƣng không theo phƣơng thức đồng thoại. Sự thấu cảm và kết nối ở đây chủ yếu đƣợc thể hiện thông qua độc thoại, suy tƣởng, tự vấn của con ngƣời. Trên nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng giữa lập trƣờng của nhân vật và lập trƣờng của tác giả, chủ thể (có thể là con ngƣời hoặc tự nhiên) bộc lộ hành trình tự nhận thức của mình. Tuy nhiên, những tâm tƣ, suy tính của con vật nói riêng và tự nhiên ở trong hai tác phẩm thực chất đều nằm trong dòng tâm tƣ chủ đạo của chủ thể con ngƣời. Bakhtin từng chỉ ra sự quan trọng của đối thoại với chính mình nhƣ thế này: “chỉ dƣới hình thức lời tự phát biểu mang tính tự bạch mới có thể có đƣợc lời nói tối hậu về con ngƣời”[4;254]. Qua bộc lộ sự tự ý thức, nhân vật có quyền bày tỏ tƣ tƣởng, quan điểm cá nhân. Nhƣ thế, bằng sự trải nghiệm chủ thể, nhân vật con ngƣời phát biểu, phán xét những hành động, những vấn đề liên quan đến đời sống nhƣ đạo đức,

xã hội, chính trị, văn hóa trong sự đối thoại với thế giới động vật và trong việc cung cấp cho động vật hành động và suy tƣ phản chiếu thế giới quan và tâm tƣ của con ngƣời. Thiên nhiên, do đó, không có chủ thể, không đƣợc có tiếng nói thực sự ở trong các tác phẩm này.

Trò chuyện với thiên nhiên là cách con ngƣời thể hiện vai trò làm chủ của mình. Con ngƣời tìm đến thiên nhiên, nói chuyện với thiên nhiên, tâm tình nhƣ những ngƣời bạn. Nhƣng thực chất, đó chỉ là cách con ngƣời che đậy những cảm giác cô đơn và sự yếu đuối của mình. Có thể thấy trong Ông già và biển cả có rất nhiều đoạn đối thoại một chiều của Santiago với trời, mây, chim cá - vì nó có nói đi mà không có lời đáp lại. Những cuộc đối thoại này đã nhân hóa những đối tƣợng này, biến chúng thành những thực thể (tồn tại trong suy nghĩ của Santiago). Những ngày cô đơn một mình trên biển, Santiago luôn cố gắng nói chuyện với những đối tƣợng này. Lúc thì ông hỏi chim: “Mày bao nhiêu tuổi rồi? Có phải đây là chuyến đi đầu tiên của mày không?”[35;48;]; khi thì nhắn nhủ nó: “Cứ nghỉ ngơi thoải mái đi, chú chim nhỏ. Rồi bay vào bờ tận hƣởng vận may nhƣ bất kỳ con ngƣời, con chim hay con cá nào”[35;48;]; lúc lại đề nghị “Hãy ở lại nhà ta nếu chú mày muốn chim à”[35;48;]. Thoạt nghe, ta tƣởng nhƣ con ngƣời và thiên nhiên rất hòa hợp. Nhƣng thực chất, thiên nhiên ở đây chỉ nhƣ một công cụ để con ngƣời bộc lộ một chủ thể lí tƣởng: đó là một con ngƣời chan hòa với thiên nhiên, thấu hiểu thiên nhiên. Hơn nữa, thiên nhiên ở đây chỉ nhƣ là công cụ để con ngƣời xoa dịu những bất an, tự ti về giới hạn tuổi tác và sức lực của mình còn tâm tƣ thực sự của con vật nói riêng và thế giới thiên nhiên nói chung hoàn toàn vắng bóng.

Trong tâm thức của con ngƣời, thiên nhiên chỉ là nơi để con ngƣời thể hiện sự hiểu biết và vai trò làm chủ của mình. Con ngƣời luôn cho rằng mình hiểu thiên nhiên và có thể điều khiển tự nhiên theo mong muốn của mình. Nhƣng thực tế mọi việc đều nằm ngoài dự liệu, tính toán của con ngƣời. Càng cố gắng để hiểu tự nhiên con ngƣời càng rơi vào bất lực. Suốt ba ngày đêm kiên trì vật lộn, giằng co với con cá kiếm, Santiago luôn cố gắng đoán định hành động của con cá. Nhƣng mọi hành động của con cá đều nằm ngoài sự phỏng đoán, tính toán của ông lão. Khi lão tƣởng nhƣ nó sẽ đớp vào mồi câu thì nó bỏ đi. Khi lão nghĩ con cá sẽ nhanh chóng trồi lên

và lão có thể cắm phập mũi lao vào nó, nhanh chóng kết thúc cuộc đi câu thì con cá lại chậm rãi bơi đi, kéo con thuyền của lão đi theo ý muốn của nó. Lão đã nghĩ, con cá sẽ chết nếu “cứ kéo mãi thế này”[35;39], nhƣng bốn giờ sau con cá vẫn bình thản bơi. Mọi hành động của nó đều nằm ngoài sự hiểu biết và phán đoán của ông lão.

Dù con ngƣời cố gắng đến đâu cũng không thể nắm bắt đƣợc cách vận hành của tự nhiên. Trong cuộc đấu trí, đấu dũng dai dẳng với con cá kiếm, Santiago luôn cố đặt mình vào con cá để cố gắng hiểu xem nó sẽ làm gì. Nhƣng tất cả đều thất bại. Mọi hành động của con cá đều nằm ngoài những tính toán của lão. Nó khiến lão bị động và buộc phải đối phó một khiên cƣỡng. Santiago đã vận dụng toàn bộ kinh nghiệm suốt mấy chục năm đi biển của bản thân để đoán biết hành động của con cá và tìm cách khuất phục nó. Nhƣng càng cố gắng lão càng rơi vào bế tắc. Khi lão đoán là “nó đang mệt hoặc là nó đang nghỉ”[35;71] và quyết định tranh thủ nghỉ ngơi một lát để lấy sức thì con cá bất ngờ nhảy lên “xé toang một mảng đại dƣơng”[35;73] kéo con thuyền lao đi vùn vụt khiến lão phải căng mình chống đỡ. Lão không hiểu “chuyện gì làm nó bất thình lình giật mình nhƣ vậy?”. Lão đoán “có lẽ đột nhiên nó cảm thấy sợ”[35;75]. Là con cá đang sợ hay chính bản thân Santiago đang sợ hãi? Bởi lão có cố đặt mình vào con cá để hiểu nó đến đâu đi chăng nữa thì mọi suy nghĩ của lão đều chỉ là suy diễn. Nó chỉ là sự che đậy tâm trạng hoang mang, cố gắng trong tuyệt vọng của ông lão.

Trong cuộc chiến với con cá kiếm, không ít lần ông lão Santiago rơi vào trạng thái gần nhƣ tuyệt vọng. Sức lực của lão cạn kiệt dần sau hai ngày đêm đánh vật với con cá. Những phán đoán của Santiago liên tục đƣợc đƣa ra: “chẳng mấy nữa con cá sẽ lƣợn vòng”, “có lẽ độ một tiếng nữa mình sẽ nhìn thấy nó”[35;77]. Nói là phán đoán nhƣng phải chăng đó cũng là mong muốn của Santiago? Bởi thực tế, gần hai giờ đồng hồ sau, con cá vẫn cứ lƣợn vòng một cách chậm rãi khiến ông lão mệt nhoài. Ngay cả khi lão nghĩ mình “đã điều khiển”[35;82] đƣợc nó và “tập trung hết sức lực” để hạ con cá thì nó lại “chao mình tránh ra, lật thẳng ngƣời lên bơi đi”[35;82]. Con cá cứ nhƣ vậy mà quần thảo, dẫn dắt đối thủ của mình theo cách của nó. Những kinh nghiệm đi biển bấy lâu nay cũng không đủ để lão có thể hiểu đƣợc con cá. Lão đã cố gắng dùng những suy nghĩ, suy đoán của mình để đoán biết

những hành động, suy nghĩ của con cá. Lão nghĩ mình hiểu nó. Nhƣng thực tế, tất cả chỉ là sự suy diễn, áp đặt. Mọi hành động của con cá đều đi ngƣợc lại với những gì lão đã nghĩ, làm thất bại mọi tính toán của lão. Nó khiến lão có cảm giác nhƣ “lão có thể sụp đổ xuống bất cứ lúc nào”[35;83].

Có thể thấy, con ngƣời luôn cố gắng dùng suy nghĩ của bản thân, suy diễn từ những điều mình sẽ làm, cố gắng áp đặt điều đó lên loài vật để điều khiển và làm chủ nó. Nhƣng thiên nhiên không vận hành theo những gì con ngƣời mong muốn. Bởi nó là một thực thể và không chịu bất kì tác động nào của con ngƣời. Con ngƣời cố gắng thay đổi, điều khiển tự nhiên chỉ là để tìm cho mình nguồn an ủi, động viên và tự xoa dịu chính mình trong sự cô đơn, yếu nhƣợc.

Trong Săn cá thần, không ít lần nhân vật Tiểu Đăng cũng đã cố dùng những suy luận của mình để hiểu và lí giải tự nhiên. Khi nghe thấy “tiếng thú hoang tác lên trên phía núi xa vọng lại”, nhìn “cánh chim ăn đêm chao lƣợn vụt qua bầu trời”, “con cá quẫy trên mặt sông”, anh đã tự hỏi “đâu đó dƣới đáy sông kia, con cá thần đang làm gì? Liệu nó có ngủ không nhỉ? Hay nó đang luồn lách qua những hang hốc ngầm, đang sử dụng những giác quan kỳ lạ của nó để nhìn theo kiểu mắt cá cái thế giới tối tăm phía dƣới đó, đang suy nghĩ theo kiểu của cá, đang ve vãn một con cá khác, đang yêu đƣơng…”[67;41]. Không biết con cá thần có hình dạng nhƣ thế nào, nhƣng Đăng luôn đặt ra hàng loạt câu hỏi với chính mình. Anh còn nhắm mắt lại hình dung “mình là con cá, đang lang thang trong làn nƣớc giá lạnh tối tăm, cảm nhận những dòng nƣớc xiết bằng sóng âm”[67;41]. Anh dùng những suy nghĩ và cảm nhận của chính mình để cố gắng hiểu đƣợc thế giới xung quanh mình. Tiểu Đăng “nghe những thay đổi áp suất dọc thân mình, hai tay biến thành vây, hai chân biến thành đuôi”[67;41], mắt biến thành “hai cái ống kính mắt cá”, nhìn cuộc đời bằng đôi mắt tròn xoe của cá, nghĩ với triết lí kiểu cá và cảm giác mình chạm thấu đƣợc cảm giác cô đơn – sự cô độc của một con quái vật dị thƣờng dƣới lòng sông sâu bởi đã từ lâu anh “quá quen với sự cô đơn, đến nỗi quên béng mất nó”[67;42]. Nhƣng thực tế, chỉ đến lúc soi trong nỗi cô đơn của loài cá Đăng mới nhận ra những đau đớn của bản ngã. Nhƣng dù có cố gắng đến đâu Đăng cũng không thể lí giải những điều đang xảy ra xung quanh mình. Càng cố gắng anh lại càng cảm thấy mơ

hồ và sợ hãi. Đó không chỉ là cảm giác của Đăng mà là của mọi ngƣời. Khi đối diện với tự nhiên, con ngƣời nhƣ soi lại chính mình. Con ngƣời nhìn thấy những bất an của chính mình trong cuộc sống mà họ luôn cố gắng lờ đi, hoặc vờ nhƣ không biết, không thấy. Họ cố gắng tự trấn an mình, an ủi mình bằng cách cố hiểu muôn loài.

Tự nhiên luôn vận hành theo những quy luật riêng nằm ngoài sự suy đoán và tính toán của con ngƣời. Có một số hiện tƣợng của tự nhiên dù con ngƣời có cố gắng đến mấy cũng không thể lí giải đƣợc. Dù Tú khỉ là một tay câu cá có hạng, một ngƣời lúc nào cũng tự tin vào bản lĩnh và mọi tính toán của mình, nhƣng anh cũng không thể nào hiểu đƣợc những hành động và suy nghĩ của con cá thần. Tú là ngƣời quá rành về thói quen của các loài cá. Anh biết rõ tập tính của từng loài cá. Nhƣng khi gặp phải con cá thần, mọi hiểu biết của Tú đều chỉ là con số không, đều trở nên vô nghĩa. Không biết bao nhiêu lần mồi câu của Tú biến mất chỉ còn trơ lại chiếc lƣỡi câu. Có những lúc một loạt cần câu của Tú bị cắn đứt một cách bí hiểm khiến Tú tức đến phát điên lên. Không phải vì những thiệt hại do con cá gây ra mà bởi vì Tú không thể nào hiểu đƣợc con cá muốn làm gì? Mọi hành động của nó đều nằm ngoài những suy đoán và tính toán của Tú.

Ngay cả khi con ngƣời dùng những công nghệ tối tân, hiện đại nhất để thăm dò và tìm cách chinh phục thiên nhiên con ngƣời cũng không thể lƣờng hết đƣợc kết quả xảy ra. Những phƣơng tiện câu cá hiện đại nhất, tối tân nhất nhƣ máy tầm ngƣ dò độ sâu, kích thích cá bằng sóng siêu âm của bọn Tú khỉ cũng không khiến con cá hoảng sợ. Ngƣợc lại hành động đó càng làm kích thích sự hung hãn tấn công của nó. Bao nhiêu tính toán, chiêu trò của đám ngƣời đi câu đƣợc đem ra sử dụng nhằm bẫy con cá. Nhƣng tất cả nhận về chỉ là con số không, là cái chết…Ngay cả cái cách con cá thần tha chết cho Tú cùng đám ngƣời đang săn đuổi nó kia cũng nằm ngoài sự tƣởng tƣởng của mọi ngƣời. Lúc con cá trƣờn lên bãi cát, tất cả đều nghĩ Tú không thể thoát khỏi kiếp nạn, Tú sẽ bị con cá kia ăn thịt. Nhƣng không, trái ngƣợc hoàn toàn với suy nghĩ của tất cả, con cá chỉ nôn trả lại những thứ mà bọn Tú khỉ đã ném xuống sông: cái mề gà của Tú cùng với đống lằng nhằng dây dợ đầu dò máy tầm ngƣ của Hà trọc rồi từ từ lặn xuống. Không ai có thể ngờ, càng không ai có thể

hiểu vì sao nó tha chết cho Tú và tất cả. Tất cả hành động của con cá thần đều nằm ngoài mọi sự tính toán, mọi mƣu mô thủ đoạn của đám ngƣời đi săn.

Con ngƣời luôn nghĩ mình hiểu và có thể làm chủ thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên là nơi để thể hiện quyền uy và sức mạnh của mình. Họ tin vào những gì mình biết và mình có. Chỉ đến khi đối mặt những điều bất ngờ xảy ra, họ mới thấy đƣợc những bất an vì sự nhỏ bé và năng lực hạn hẹp của mình trƣớc thiên nhiên. Khi dựng trại trên bãi cát - một nơi Tú coi là lí tƣởng để nghỉ ngơi trong cuộc đi câu, Tú cũng chẳng thể ngờ mình suýt mất mạng trong cơn lũ quét. Cơn lũ đến bất thình lình, vào cái lúc không ai có thể ngờ. Nó cuốn phăng mọi thứ trong sự kinh hãi của Tú và Đăng. Cả hai đều không thể hiểu vì sao “lại có lũ vào mùa này”? Một trận lũ “mấy chục năm mới có một lần”[67;53]. Tất cả đều bí ẩn, nằm ngoài những dự liệu và sự phán đoán của Tú và Đăng.

Có thể thấy trong cả hai tác phẩm con ngƣời luôn cố gắng dùng những suy nghĩ, hiểu biết của mình để hiểu tự nhiên, tìm cách chế ngự tự nhiên. Nhƣng thực tế,

Một phần của tài liệu Con người và thiên nhiên trong ông già và biển cả và “săn cá thần (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)