Thiên nhiên là nơi để con ngƣời thể hiện sức mạnh

Một phần của tài liệu Con người và thiên nhiên trong ông già và biển cả và “săn cá thần (Trang 38 - 50)

Chƣơng 1 : GIỚI THUYẾT CHUNG

2.3. Thiên nhiên là nơi để con ngƣời thể hiện sức mạnh

Thuyết con người là trung tâm (Anthropocentrism) luôn tồn tại trong tƣ tƣởng nhân loại. Nó bao gồm hệ thống các quan niệm về vị thế của con ngƣời đối với thế giới. Ở từng trƣờng phái, từng nhà tƣ tƣởng qua mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, hệ thống quan niệm này lại có sự khác nhau. Nhƣng điểm chung của học thuyết này chính là thái độ đề cao vai trò chi phối, quyết định của con ngƣời với xã hội, thế giới và vũ trụ và tuân theo nguyên tắc “hoạt động cải tạo không có giới hạn của con ngƣời” (Engles). Thuyết nhân loại trung tâm khẳng định ý nghĩa đặc biệt của sự tồn tại ngƣời, đồng thời nhấn mạnh chính sự tồn tại của con ngƣời mới là hạt nhân, là tâm điểm, chứa đựng toàn bộ ý nghĩa của sự vận hành vũ trụ.

Sự ảnh hƣởng của Thuyết nhân loại trung tâm luận đƣợc thể hiện rất rõ trong văn chƣơng nghệ thuật. Từ thời cổ đại, Protagor đã cho rằng “con ngƣời là thƣớc đo

của mọi vật”. Trong sử thi Iliad và Odyssey của Homer, sử thi Mahabharata

Ramayana, con ngƣời luôn giữ địa vị trung tâm trong các cuộc giao tranh với tự nhiên. Đến thời Phục hƣng, quan niệm này đƣợc thể hiện rõ trong những vở kịch của William Shakespeare và tranh Leonardo da Vinci. Thậm chí hiện nay, những tiêu chí về con ngƣời vẫn đƣợc xem là chuẩn mực của nhiều giá trị trong nghệ thuật, nhất là từ sau phong trào Khai sáng. Cùng với sự hƣng khởi của tƣ tƣởng nhân bản thì nhân sinh quan đã có một sự thay đổi rất lớn. Địa vị con ngƣời trong thế giới cũng đƣợc xác lập lại. Mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên đã có sự thay đổi. Từ ngƣời con của thiên nhiên con ngƣời trở thành chủ nhân của trái đất. Con ngƣời không phải phục tùng, kính sợ tự nhiên nữa, mà ngƣợc lại vạn vật trở thành sản phẩm tiêu dùng của nhân loại. Từ chỗ sống chan hòa cùng thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên thì càng về sau con ngƣời càng muốn vƣơn lên chiếm giữ vị trí trung tâm, sở hữu tự nhiên và thể hiện vai trò làm chủ của mình. Sở dĩ con ngƣời có thể bất chấp mọi hậu quả nhằm chinh phục đƣợc tự nhiên là bởi họ tìm thấy trong đó một niềm khoái cảm, sự hân hoan, hạnh phúc của kẻ chiến thắng. Họ tìm đƣợc cảm giác tự tin khi đƣợc làm bá chủ, trung tâm. Chẳng thế mà xƣa nay nhân loại luôn tôn vinh, ca ngợi những chiến công của các anh hùng trong cuộc đối đầu với tự nhiên. Có thể, con ngƣời đã nhận thức mình cũng chỉ là một phần bé nhỏ trong vũ trụ, nên khi đƣợc trải nghiệm cảm giác chiếm đoạt tự nhiên con ngƣời thấy yên tâm hơn về địa vị của mình? Trong cuốn tự truyện Walden, Thoreau đã đƣa ra một ý rất hay để lí giải cho niềm vui “bá quyền” của con ngƣời. Khi “phần đông ngƣời ta sống một cuộc sống tuyệt vọng trong thầm lặng”, “từ hố tuyệt vọng bạn đi về miền nông thôn”, và “phải tự an ủi mình bằng sự can đảm của chồn vizon và chuột nƣớc” [33;19]. Tức là con ngƣời lấy thú vui đi săn những con vật bé nhỏ, yếu ớt để lấy làm sự an ủi, động viên cho chính mình.

Cả Hemingway trong Ông già và biển cả và Đặng Thiều Quang trong Săn cá thần đều miêu tả những nhân vật của mình với một khát khao mãnh liệt là chiến thắng và chiếm hữu trong các cuộc chinh phục thiên nhiên. Xuyên suốt trong hai tác phẩm là sự hăm hở đuổi theo một con cá lớn để tự khẳng định mình của các nhân vật. Không gian trong Ông già và biển cả là trời biển bao la với những sinh vật

không có khả năng giao tiếp. Không gian trong Săn cá thần là không gian hẹp của một khúc sông Thiêng với địa hình núi non, sông nƣớc hiểm trở nơi vùng rừng núi Tây Bắc. Thời gian thể hiện nhân vật ở mỗi tác phẩm đều ngắn ngủi – nó đƣợc đo bằng ngày so với chiều dài của một đời ngƣời. Còn thời gian tâm lí lại trở nên dài đặc bởi cuộc săn đuổi một mất một còn của Santiago, bởi những hồi ức tiếp nối trong Đăng cuội và những sự việc liên tiếp xảy ra trong cuộc săn đuổi con cá thần với Đăng và Tú và những kẻ đi săn khác. Với hoàn cảnh không gian, thời gian...nhƣ thế, nhân vật tự bộc lộ mình, kể chuyện mình. Nét tƣơng đồng trên chính là cơ sở để tạo sự liên tƣởng trong bạn đọc đối với hai tác phẩm.

Khác với phƣơng Đông, nền văn minh phƣơng Tây không xuất phát từ những vùng đất bồi đắp phù sa màu mỡ, cƣ dân Địa Trung Hải sớm phải vƣơn ra biển, chiến đấu với đại dƣơng bao la nên trong tƣ duy của họ cách ứng xử với thiên nhiên là chinh phục để phục vụ cho con ngƣời. Vậy nên, cảm hứng chủ đạo của văn học phƣơng Tây là ca ngợi con ngƣời, lấy con ngƣời là thƣớc đo của vạn vật. Đặc biệt, từ thế kỷ XVIII khi lí thuyết “Nhân loại trung tâm luận” của Descartes đƣợc phổ biến và có tầm ảnh hƣởng lớn đến nhận thức cũng nhƣ quan niệm của đại bộ phận ngƣời dân phƣơng Tây, con ngƣời đã xâm phạm đến thiên nhiên trong tâm thức của kẻ chinh phục, thống trị đầy kiêu hãnh.

Trong Ông già và biển cả, con ngƣời vẫn giữ vị trí bá chủ trung tâm. Hemingway viết về thiên nhiên để ca ngợi, tôn vinh khả năng phi thƣờng của con ngƣời trong cuộc đối đầu, chinh phục thiên nhiên. Ta bắt gặp trong Ông già và biển cả hình ảnh ông lão Santiago “gầy gò, giơ cả xƣơng, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn”, trên mặt là “những vệt nám vô hại do bị ung thƣ bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhƣng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả, chúng cũ kỹ nhƣ mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá.”[35;6]. Mọi thứ từ lão đều toát lên vẻ già nua, chỉ có đôi mắt lúc nào cũng “vui vẻ và không hề thất bại”[35;6]. Cả cuộc đời lão gắn với biển cả. Ở cái tuổi gần đất xa trời lão vẫn bám biển để duy trì cuộc sống. Với ông lão Santiago, biển cả không chỉ là nơi kiếm sống mà còn là nơi lão đã gắn bó cả thời trai trẻ, nơi chứng kiến những giây phút huy

hoàng trong cuộc đời lão. Nơi lão đã từng là một ngƣ dân đầy sức mạnh, đầy lòng kiêu hãnh và đƣợc mọi ngƣời kính nể.

Là một ngƣời đàn ông mạnh mẽ, kiên trì và đầy lòng kiêu hãnh, Santiago không cho phép mình gục ngã trƣớc những khó khăn, thách thức của cuộc sống. Mặc dù 84 ngày ra khơi không câu đƣợc gì ông cũng không nản chí. Lòng tin và ý chí của một ngƣ phủ không cho phép lão đầu hàng. Ngày thứ 85, ông lão lại ra biển với một niềm tin mãnh liệt sẽ câu đƣợc một con cá lớn. Sau một ngày trên biển, cuối cùng con cá cũng cắn câu. Bằng kinh nghiệm đi biển nhà nghề, nhìn những vòng lƣợn của con cá, chiều dài của sợi dây câu và những cơn đau từ cánh tay ông lão đã biết đó là một con cá rất lớn và là một đối thủ đáng gờm. Những vòng bơi điêu luyện của nó nhanh và uyển chuyển đến mức khiến ông lão hoa mắt, chóng mặt. Nhƣng ông lão không hề sợ hãi. Bàn tay trái bị chuột rút vì ”cầm cự quá lâu với con cá”[35;51] của lão vẫn cố quắp chặt lấy sợi dây câu.

Diễn biến cuộc chinh phục con cá kiếm của ông lão Santiao đƣợc tác giả miêu tả nhƣ một trận chiến đấu thực sự giữa hai đối thủ nặng kí. Đó là một trận đánh rất gay cấn, đƣợc tính theo từng vòng lƣợn của con cá và tính theo cả chút sức lực ít ỏi còn lại, dần hao mòn của ông lão. Độ căng của diễn biến trận chiến tăng dần theo sự suy kiệt của hai đối thủ. Suốt hai giờ đồng hồ, ông lão mệt nhoài, ngƣời đẫm mồ hôi vì cứ phải ra sức kéo sợi dây để cho con cá khỏi quay vòng. Sức lực của ông lão suy kiệt nhanh chóng. Ông lão thấy “hoa mắt”, “chóng mặt” và “choáng váng”[35;78], mồ hôi xát muối vào mắt, lên vết cắt phía trên mắt và trán lão. Lão dùng cả hai tay, “lắc ngƣời, dồn hết lực của cả cơ thể, của chân trụ ra mà kéo”[35;77], còn con cá vẫn chậm rãi lƣợn vòng. Cuộc vật lộn với con cá khiến ông lão “mồ hôi ƣớt đẫm” và “mệt đến tận xƣơng”[35;78]. Lão vẫn luôn tự động viên mình: “ta không thể lả ngƣời chết trƣớc một con cá nhƣ thế này đƣợc”[35;78]. Cách kể chuyện và miêu tả hấp dẫn của tác giả giúp ngƣời đọc hình dung ra diễn biến trận đánh càng về sau càng gay go, căng thẳng. Sức lực của ông lão cứ yếu dần đi theo từng vòng lƣợn của con cá kiếm.

Sự kiêu hãnh của một ngƣ phủ dạn dày kinh nghiệm không cho phép Santiago đầu hàng trƣớc con cá. Lão không nghĩ đến nỗi đau của bản thân vì lão có

thể “chế ngự” đƣợc. Lão vẫn mong nhìn thấy đƣợc đối thủ của mình. Dù đã đoán biết đó là một con cá rất to, nhƣng lúc thấy “cái bóng đen trùi trũi vƣợt dài qua dƣới con thuyền”[35;80] lão vẫn không khỏi thảng thốt. Trƣớc mắt lão là một con cá Kiếm khổng lồ. Cái đuôi của nó “lớn hơn cả chiếc lƣỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dƣơng xanh thẫm”[35;80], “thân hình đồ sộ... Cánh vi trên lƣng xếp lại, còn bộ vây to lớn bên sƣờn đang xòe rộng”[35;81]. Sự to lớn và hình hài đẹp đẽ của con cá khiến lão trầm trồ, thán phục và càng khiến lão khát khao chinh phục cho bằng đƣợc. Ông lão phán đoán, phân tích tình thế rồi đƣa ra giải pháp hành động hợp lí, chính xác, đồng thời kiên trì chịu đựng và tin rằng mình sẽ giết đƣợc con cá: “Ta đã điều khiển đƣợc nó”. Mọi sức mạnh từ cơ bắp đến ý chí đều đƣợc Santiago huy động để đối phó với con cá. Lão luôn cố gắng tự động viên mình: “Kéo đi tay ơi…Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chƣa bao giờ bại trận”[34;82]. Mặc dù lão cảm thấy “xây xẩm cả mặt mày”[34;83] nhƣng vẫn “gƣợng hết sức bình sinh ra mà kéo”[34;82]. Bao nhiêu sức lực, bao nhiêu ý chí của lão đều dồn vào đôi bàn tay dù hai tay lão đã rã rời.

Với sự quyết tâm cộng với bản lĩnh của một ngƣ phủ lành nghề và khao khát chinh phục một đối thủ xứng tầm, Santiago đã dồn hết mọi sức lực và tâm trí của mình vào trận chiến với con cá. Trong suốt cuộc chiến, không ít lần Santiago tự đối thoại với chính mình để tự động viên, để huy động mọi nỗ lực của bản thân. Lão luôn tự nhủ: “mình sẽ cho nó đi đứt… Lần này ta sẽ khử nó.”[35;82]. Ngay cả lúc kiệt sức nhất, hai tay “rã rời”, tƣởng nhƣ mình đang “ngất đi”[35;83], ông lão vẫn tự nhủ mình phải “cố thêm một lần nữa”[35;83]…. Lão “cố nén cơn đau, dồn hết tàn lực lòng kiêu hãnh còn lại” mang ra “đƣơng đầu với nỗi đau đớn vô bờ của con cá”[35;84]. Lão kéo đƣợc con cá lại gần thuyền, vận hết sức bình sinh phóng ngọn lao trúng tim con cá. Con cá đã chết, máu từ tim nó loang ra, “lan rộng nom tựa đám mây…thẳng đơ, bồng bềnh trên sóng”[35;84,85]. Những lời độc thoại của Santiago cho thấy quyết tâm chiến thắng mãnh liệt của ông lão trƣớc con cá.

Cuộc chiến giữa ông lão Santiago và con cá kiếm là một cuộc chiến gay cấn, căng thẳng đến những phút cuối cùng. Cả ông lão và con cá kiếm đều cố gắng giữ thế thƣợng phong và trong tƣ thế vờn miếng nhau. Nếu con cá cố gắng thoát thân

thì ông lão cố gắng chiếm giữ và chinh phục thành quả của mình. Lúc đầu cả hai đều dồi dào sức lực, sau đó đều mệt mỏi, rệu rã nhƣng không bên nào chịu từ bỏ mà cố gắng phô diễn hết sức mạnh và sự kiêu dũng trƣớc đối thủ. Trong cuộc đấu với con cá Kiếm, lão Santiago là ngƣời chiến thắng. Nhƣng lão lại không có cảm giác phấn khích sau chiến thắng ấy. Hình ảnh con cá khổng lồ thẳng đơ nằm bồng bềnh trên sóng không khiến lão thấy vui mà chỉ có cảm giác mình vừa mất một thứ gì đó. Phải chăng, đó là nỗi buồn khi mất đi một đối thủ xứng tầm? Hay đó là sự hoài nghi về những gì đã làm? Con cá kiếm chính là một biểu tƣợng của tự nhiên. Khi còn sống, nó là một thực thể long lanh, đẹp đẽ khiến ngƣời ta khao khát bằng mọi giá phải có đƣợc. Nhƣng khi đã chết, nó chỉ còn là một khối thịt vô hồn, nằm lềnh bềnh trên sóng, khiến lão Santiago cảm thấy mất mát, hụt hẫng. Con ngƣời luôn muốn sở hữu, làm chủ tự nhiên nên họ ra sức chiếm hữu, thay đổi tự nhiên. Nhƣng cuối cùng, những thứ họ đã chiếm hữu đều không còn đƣợc vẻ đẹp nhƣ ban đầu nó. Điều này khiến cho con ngƣời cảm thấy tiếc nuối. Nó cũng chứng tỏ một điều thiên nhiên chỉ đẹp khi nó đƣợc tồn tại nhƣ những gì vốn có của nó.

Trong Săn cá thần, thiên nhiên cũng là đối tƣợng để qua đó con ngƣời phô diễn tài năng và thể nghiệm sự tự tin của mình. Trong tác phẩm, Đặng Thiều Quang nhắc đến khá nhiều chi tiết nói về thú vui tàn sát sinh vật của con ngƣời. Nhƣ đƣợc miêu tả trong tác phẩm, câu cá là một thú vui không quá sa sỉ của nhiều ngƣời. Không cần quá cầu kỳ chỉ cần một chiếc cần câu, một ít mồi và một không gian yên tĩnh cũng đủ để ngƣời đi câu ngồi cả ngày. Với những cần thủ chuyên nghiệp thì những dụng cụ câu cá thƣờng đƣợc trang bị hiện đại hơn. Chỉ cần nhìn những dụng cụ đi câu là có thể phân biệt đƣợc đẳng cấp của các cần thủ. Với các cần thủ, số lƣợng cá câu đƣợc không phải là mối bận tâm hàng đầu. Họ đi câu là để giải trí, để giao lƣu, để tìm niềm vui hoặc chỉ đơn giản là tìm cho mình một không gian riêng tƣ, tự do, gạt đi những phiền nhiễu cuộc sống ra ngoài. Đặng Thiều Quang cũng là một tay câu có hạng. Săn cá thần đƣợc anh viết dựa trên một câu chuyện có thật, một trải nghiệm mà anh và những ngƣời bạn trong câu lạc bộ câu cá của mình đã trải qua nhƣng đã thêm thắt vào đó những yếu tố kì ảo tạo nên sự hấp dẫn cho độc giả.

Săn cá thần là một câu chuyện ly kỳ kể về hai gã đàn ông trẻ dấn thân vào cuộc săn con cá thần trên con sông Thiêng ở vùng Tây Bắc. Một kẻ thành công, mạnh mẽ, tự tin đi săn con cá thần vì tò mò, vì muốn chinh phục và thỏa mãn cái thú của ngƣời thích đi câu. Còn một ngƣời thì thất bại, nhút nhát, yếu đuối, a dua đi câu “cho có chuyện” để giết thời gian. Lúc đầu, cuộc đi săn của Tú và Đăng chỉ mang tính giải trí. Vốn là một tay câu chuyên nghiệp, Tú dấn thân vào cuộc đi câu không phải vì cơm áo gạo tiền mà là vì tò mò, vì muốn “tìm cảm giác mạnh”[67;38] để thỏa mãn ham muốn chinh phục của một ngƣời đàn ông có máu phiêu lƣu. Nhƣng cả hai đều đã bị cuốn vào cuộc săn mà càng về sau càng trở nên kỳ quái không thể nào thoát ra đƣợc. Và cuối cùng, cuộc đời họ rẽ sang những ngả mới mà không ai ngờ tới.

Từ xƣa, săn bắt, tàn sát các con vật đã là thú vui của nhiều ngƣời. Đó là cách để họ thể hiện sức mạnh cũng nhƣ địa vị thống trị của mình với tự nhiên. Nó đem lại cho con ngƣời “cảm giác ngất ngƣ, giống nhƣ chút cặn lắng đọng lại, đang tan dần, giống nhƣ sau một cơn cực khoái kéo dài… nó khiến tim đập mạnh, máu nhƣ

Một phần của tài liệu Con người và thiên nhiên trong ông già và biển cả và “săn cá thần (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)