Chƣơng 1 : GIỚI THUYẾT CHUNG
3.2. Sự bí ẩn của thiên nhiên
Thiên nhiên vẫn luôn ẩn chứa những điều bí ẩn khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc. Dù con ngƣời có cố gắng đến đâu, có sử dụng những công cụ hỗ trợ hiện đại nhƣ thế nào cũng không thể làm chủ đƣợc thiên nhiên. Đặng Thiều Quang trình diễn cuộc Săn cá thần bằng lối viết hiện thực huyền ảo. Anh khoác lên cuốn tiểu thuyết tấm màn huyền ảo với con cá thần nơi khúc sông hoang vu, những giấc mơ báo ứng, lão thầy cúng bị cắn cụt tay, rồi con cá khổng lồ đội nƣớc phi lên bờ trƣớc nỗi sững sờ của tất cả đám ngƣời trần tục… Những câu chuyện hoang đƣờng này đƣợc Đặng Thiều Quang kể một cách chi li, tƣờng tận, thản nhiên, xem kẽ với những mảng miếng hiện thực chẳng xa lạ với chúng ta, khiến toàn bộ bức tranh dựng nên nhƣ thật và đầy sức cuốn hút. Các yếu tố kỳ ảo và hiện thực đƣợc kết hợp khéo léo trong câu chuyện và việc lựa chọn một cái kết hƣớng thiện tạo nên một cuốn sách có tính hành động và kết cấu nhƣ một bộ phim kinh dị, các tình huống kịch tính và tiết tấu đƣợc đẩy nhanh, bất ngờ.
Cụ thể, cuộc đi săn lúc đầu chỉ là một trò tiêu khiển, một ham muốn đƣợc thỏa mãn trí tò mò và chinh phục của Tú khỉ. Nhƣng sau đó các nhân vật đã bị cuốn theo những câu chuyện xảy ra đến khó tin và không thể thoát ra khỏi. Nhiều tình tiết li kỳ, bất ngờ xuất hiện trong truyện khiến ngƣời đọc vừa hoang mang, vừa kích thích trí tò mò của ngƣời đọc. Đầu tiên là cách con cá thần cắn đứt hai ngón tay của ông Văn, giúp ông thoát chết khi mắc kẹt ở hang đá lúc ông đang săn đuổi nó. Từ đó trở đi, ông Văn luôn tìm mọi cách bảo vệ con cá thần. Vì ông nghĩ linh hồn ngƣời vợ quá cố của ông đang trú ngụ trong nó. Ngay cả cách con cá thần xuất hiện cũng kỳ dị không kém. Lần nào cũng bất ngờ và khiến ngƣời ta kinh khiếp. Từng chút, từng chút con cá dẫn dụ những kẻ tham lam kia theo cách mà nó muốn. Mà theo nhƣ Đăng cuội, con cá thần chính là “nguyên nhân” khiến những thảm họa này xảy ra với bọn Tú và Đăng theo những cách “oái oăm nhất”[67;54].
Càng cố đi sâu vào tìm hiểu, khám phá tự nhiên con ngƣời càng mông lung và trở nên hoài nghi về những điều tƣởng nhƣ mình đã biết. Mọi hành động của con cá thần đều kỳ quái, bí hiểm khiến ngƣời ta trở nên nghi ngờ với tất cả những gì mình thấy. Trận lũ quét kinh hoàng cuốn phăng đi mọi thứ cũng không thể cuốn nó khỏi khúc sông Thiêng. Nó vẫn ở đó, trong cái hang ngay giữa xoáy vực sâu thẳm chỗ thác nƣớc. Thậm chí, không biết bằng cách nào, nó đã đƣa cả cái xe của Tú khỉ vào trong hang. Sự tinh quái, ma mãnh giúp nó tránh đƣợc hết những cái bẫy mà đám thợ săn giăng ra nhƣ thể con “quái vật dƣới lòng sông kia biết tỏng những mẹo mực” của đám ngƣời ấy. Nó nhƣ đang “thi gan” và làm cho những kẻ trên bờ kia “cay cú đến phát điên” [67;57].
Con cá thần cứ nhƣ một âm hồn không tan, ám đuổi những kẻ đi săn ngay cả khi bọn họ đã trở về. Dù không hiển hiện trƣớc mắt các nhân vật, nhƣng nó cứ từng bƣớc, từng bƣớc dẫn dắt đám ngƣời Tú khỉ đi theo những gì nó muốn, giống nhƣ một kẻ đang đi đòi nợ. Nó lần lƣợt lấy đi những thứ Tú và Đăng có và đẩy hai kẻ từng săn đuổi mình đến bờ vực: Tú khỉ thì gần nhƣ mất sạch tiền bạc, tài sản vào trò lô đề khi giải mã những giấc mơ liên quan đến con cá thần. Đăng thì mất việc, vợ con bỏ đi. Sự ám ảnh của nó còn khiến cả những ngƣời quanh Tú sợ hãi. Ngay cả bà đồng nổi tiếng khi xem cho Tú và Đăng cũng không khỏi kinh hãi, đến cái đĩa để tro tóc của cả hai cũng bị vứt đi, tiền xem cũng không dám lấy vì nhận thêm tiền vì bà ta sợ “cũng mắc nợ con ma này”[67;126], bởi đó là một con ma “ghê gớm lắm”. Tú, Đăng “đang bị mắc nợ con ma này, nó đòi…cứ phải trả mới xong”[67;126]. Các tình tiết thực và ảo liên tiếp đan xen khiến ngƣời đọc không khỏi hoang mang, lo sợ nhƣng cũng lại khiến ngƣời ta tò mò muốn biết rồi mọi việc sẽ ra sao?
Đặng Thiều Quang một lần nữa đẩy kịch tính của câu chuyện lên cao khi để con cá thần lao lên đớp và lôi tuột ông thầy Nghi xuống sông khi ông ta đang làm lễ trừ tà cho cả bọn. Nhƣng điều kì lạ là nó không ăn thịt ông ta mà chỉ ngoạm cụt cánh tay phải – cánh tay cầm kiếm, bắt quyết trừ ma của lão. Nó không có ý giết ngƣời mà chỉ lấy đi những thứ con ngƣời có thể làm tổn hại đến nó. Hành động của nó giống nhƣ một lời cảnh cáo đến bọn ngƣời kia. Cái cách nó ngậm cái xác còn
thoi thóp thở của tên thợ săn – kẻ đã tìm cách ném thuốc nổ vào hang giết nó - trƣờn lên bãi cát, cách nó tha chết cho Tú khỉ rồi biến mất dƣới làn nƣớc xanh thẳm cũng khiến ngƣời đọc hoang mang, không hiểu điều gì đang xảy ra. Con cá đã tha chết cho những kẻ săn đuổi, tìm giết nó. Hành động ấy giống nhƣ một sự sỉ nhục, khinh bỉ với bọn ngƣời trần tục luôn cho mình là hơn ngƣời kia. Nó đã dạy cho loài ngƣời một bài học về cách ứng xử với thiên nhiên. Con ngƣời ném vào thiên nhiên thứ gì thì thiên nhiên sẽ trả lại cho con ngƣời thứ đó. Thậm chí con ngƣời còn nhận lại những cái tàn khốc hơn nhiều so với cách con ngƣời đối xử với thiên nhiên.
Ta có thể thấy khá nhiều nét tƣơng đồng trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật ở hai tiểu thuyết Ông già và biển cả và Săn cá thần. Cả Hemingway và Đặng Thiều Quang đều tập trung xây dựng hình tƣợng con cá nhƣ một biểu tƣợng của thiên nhiên đầy sức mạnh và sự bí ẩn. Cả hai tác giả đều không đi vào miêu tả cụ thể hình hài của con cá ngay lập tức mà để nó xuất hiện từ từ trong sự phỏng đoán phấp phỏng của các nhân vật và ngƣời đọc. Trong Ông già và biển cả, con cá Kiếm đƣợc Hemingway xây dựng nhƣ một biểu tƣợng của thiên nhiên vừa đẹp đẽ, hiền hòa, vừa hung dữ, đáng sợ, khó mà đoán biết đƣợc. Con cá Kiếm đƣợc nhà văn miêu tả nhƣ một nhân vật đặc biệt bởi những nét rất khác thƣờng. Ở đầu tác phẩm, con cá chƣa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tƣợng bằng bằng những vòng tròn rất lớn. Nhà văn gợi cho ngƣời đọc những cảm nhận về đƣờng lƣợn của con cá, tạo nên sự ám ảnh về một hình tƣợng cụ thể mặc dù nó chƣa xuất hiện. Ông lão Santiago chƣa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lƣợn. Sự lặp lại của những vòng lƣợn của con cá kiếm cũng gợi lên cho ngƣời đọc hình ảnh một ngƣ phủ lành nghề kiên cƣờng: chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ƣớc lƣợng đƣợc khoảng cách ngày càng gần của con cá. Vì vậy, mặc dù chƣa nhìn thấy con cá nhƣng ông cũng đoán biết đƣợc đối thủ của mình. Hơn nữa, những vòng lƣợn ấy cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhƣng hết sức mãnh liệt của con cá. Nó cố gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của ngƣời ngƣ phủ. Nó cũng dũng cảm kiên cƣờng không kém gì đối thủ của mình.
Sự khôn ngoan của con cá Kiếm cũng đƣợc Hemingway tập trung tô đậm qua những chi tiết trong tác phẩm. Nó không hề cắn câu ngay mà còn thử lƣợn
vòng. Ngay cả khi ăn mồi rồi, nó cũng không dễ dàng chấp nhận và phản ứng dữ dội. Con cá kiếm khiến lão cảm thấy “ái ngại”[35;42] không phải bởi kích thƣớc to lớn của nó mà bởi lão chƣa bao giờ gặp “một con cá nào kiêu hùng và hành động quá đỗi kỳ lạ nhƣ nó”. Con cá “thừa khôn ngoan để không nhảy lên” bởi nó biết “đó là cách chiến đấu tốt nhất”[35;42]. Sự khôn ngoan của con cá kiếm khiến một ngƣời ngƣ phủ dạn dày kinh nghiệm nhƣ Santiago cũng không thể đoán biết trƣớc nó muốn làm gì và sẽ làm gì. Nó nhƣ đoán đƣợc suy nghĩ và những hành động tiếp theo của đối thủ của mình nên luôn tránh né đƣợc những nguy hiểm ngay cả khi nó đã đuối sức. Nó cố tình vờn đối thủ của mình đến mệt lử và không còn cách nào khác ngoài việc phải gồng mình lên để chống đỡ.
Có thể thấy, cả Hemingway và Đặng Thiều Quang đều tập trung phản ánh sự bí ẩn của tự nhiên thông qua việc miêu tả những hành động và sự khôn ngoan của hai con cá. Cả cá kiếm và cá thần đều biến những kẻ đi săn mình thành kẻ bị săn đuổi. Con ngƣời đã khiến chúng trở nên tinh quái đến khó lƣờng. Thiên nhiên vốn hiền hòa, nhƣng chính con ngƣời đã làm tự nhiên thay đổi bởi những ham muốn ngày càng lớn của mình. Nhƣng cuối cùng con ngƣời cũng phải nhận một điều con ngƣời chỉ giống nhƣ một giọt nƣớc giữa đại dƣơng mênh mông mà thiên nhiên lại quá ƣ rộng lớn và bí ẩn đến khó lƣờng. Dù con ngƣời có cố gắng đến bao nhiêu đi chăng nữa thì tự nhiên vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Qua đó, các tác giả muốn chỉ ra mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngƣời, đồng thời gửi gắm thông điệp: cần tôn trọng, yêu mến và sống hòa thuận với thiên nhiên. Bởi, thiên nhiên chứa đựng những cơ hội để con ngƣời chinh phục, khám phá nhƣng nó cũng có sức mạnh khôn lƣờng, có thể đe dọa tới an nguy của con ngƣời nếu con ngƣời không biết tôn trọng và chinh phục đúng cách.