Mô típ không gian giấc mơ

Một phần của tài liệu Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 83 - 99)

2.4.2 .Mô típ nhân vật ra đi

3.3. Những biến đổi từ mô típ không gian của truyện cổ tích đến truyện ngắn

3.3.3. Mô típ không gian giấc mơ

Giấc mơ là một phần phác họa đời sống thực, một phần tiên tri, một phần đạo

đức, một phần thơ mộng… Giấc mơ nhƣ là một cổ mẫu có nguồn gốc xa xƣa, thoát thai từ vô thức tạp thể. Đa số, giấc mơ trong quan niệm của các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới mang dấu hiệu của điềm báo tƣơng lai. Ngƣời Hy Lạp cổ đại cho rằng các vị thần truyền tải thông điệp của họ qua giấc mơ. Ngƣời Hồi giáo thời kỳ đầu xem giải mã giấc mơ là một hành vi thực hành tôn giáo đƣợc quy định trong Kinh Koran. Trong Thiên Chúa giáo, Kinh Thánh đƣợc coi là chuỗi giấc mơ chứng thực. Suốt một thời gian dài, con ngƣời luôn nỗ lực để giải nghĩa giấc mơ. Đến thế kỉ XX, Phân tâm học ra đời, những cách giải nghĩa về giấc mơ đồng thời liên tục đƣợc đƣa ra. Freud cho rằng, giấc mơ là những “kí hiệu ham muốn” [7; 164]. Do đó, giải mã giấc mộng là “con đƣờng vƣơng giả để đạt đến hiểu biết về lòng ngƣời”. Tiếp đó, tới Jung lại khẳng định giấc mơ không chỉ là sự thể hiện những ham muốn bản năng bị dồn nén của con ngƣời mà nó còn chứa đựng cả chiều sâu tâm linh.

Ngày nay, giấc mơ đƣợc hình dung giống nhƣ một sự kiện tâm linh, có nguồn gốc sâu xa trong quá khứ và hé lộ bí mật cuộc sống của con ngƣời. Trong cổ tích, không gian giấc mơ có vai trò quan trọng trên hành trình đến thế giới khác của nhân vật. Bởi vậy, mô típ phổ biến đó là: Hành trình đến thế giới khác như là một

giấc mơ (F1). Hành trình này chứa đựng nhiều vấn đề mang tính quan niệm của

con ngƣời nguyên thủy. Lévy Brulh đã khẳng định giấc mơ là một trong những kinh nghiệm thần bí quan trọng của ngƣời hoang dã bởi tri giác trong giấc mơ có giá trị khách quan không kém gì tri giác trong trạng thái thức. “Tâm thức của ngƣời nguyên thủy không hề có sự phân biệt giữa thế giới siêu nhiên, vô hình với

thế giới hữu hình, tự nhiên. Cả hai chỉ là một và giữa hai thế giới này có sự giao thoa qua giấc mơ điềm báo và lời của các vị pháp sƣ”[5; 136].

Trong truyện cổ tích thần kì ngƣời Việt, giấc mơ cũng đóng vai trò giống nhƣ thế, là một trong những không gian trên hành trình đến thế giới khác của nhân vật. Theo khảo sát, có 4/122 truyện cổ tích xuất hiện không gian giấc mơ với các mô típ phổ biến: Hành trình đến thế giới khác như là giấc mơ hay ảo ảnh (F1), Thông

điệp nhận được từ giấc mơ (D1810.8.2), Cảnh báo trong giấc mơ ứng nghiệm

(D1810.8.3.1), Tương lai tiết lộ trong giấc mơ (D1812.3.3). Thế giới khác trong không gian giấc mơ của nhân vật cổ tích có thể là một phiên bản thực tế trong cuộc đời thực hoặc là một thế giới diệu kì tuyệt đẹp. Trong câu chuyện cổ tích Nợ

duyên trong mộng, nhân vật chính Chu Sinh thông qua giấc mộng đã viễn du đến

thế giới kỳ ảo của loài bƣớm “nƣớc Hoa Thành”. Điều kì lạ là Chu Sinh cứ ba ngày một lần thông qua giấc mơ lại đƣợc đến thế giới ảo tƣơi đẹp ấy. Chàng sống giữa hai không gian thực tại và mộng mị. Kết thúc truyện, sau nhiều biến cố thăng trầm, Chu Sinh đã trở thành một tƣớng lĩnh đầu triều, trong giấc mơ đƣợc Xuyên hoa xứ đƣa vào vƣơng quốc loài bƣớm. Sau đó, chàng từ quan, biến thành bƣớm, sống trong vƣơng quốc kì ảo ấy. Hay trong truyện Miếng trầu kì diệu, nhân vật chính Hồ Sinh, nhờ ăn miếng trầu kì diệu, chìm vào giấc mộng ảo đƣợc sống trƣớc cuộc đời hƣ danh hằng ao ƣớc. Choàng tỉnh giấc, biết kết thúc bi thảm cuộc đời mình chỉ là một giấc mơ, Hồ Sinh từ đó chí thú làm ăn lƣơng thiện, từ bỏ tham vọng phù phiếm về quyền lực và tiền bạc.

Nếu giấc mơ chỉ xuất hiện với tần suất nhỏ trong truyện cổ tích ngƣời Việt, có vai trò nhƣ một điềm báo, một cánh cửa dẫn lối vào thế giới khác thì đến văn học hiện đại, không gian giấc mơ trở thành một phần của đời sống tâm linh, phản chiếu ảo ảnh của chính con ngƣời. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tần xuất này cao hơn (10/44 truyện) và thấm đƣợm cảm quan hiện đại. Và vẫn tiếp nối ý nghĩa không gian giấc mơ từ truyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên không gian giấc mơ với hàm ý tiên tri, dự đoán tƣơng lai. Trong Giọt máu, giấc

mơ xuất hiện nhƣ là sự tiên báo trƣớc của tƣơng lai. Thiều Hoa “mơ thấy lão Tân Dân về gọi thằng Hạnh. Lúc ấy nửa đêm, thấy lão Tân Dân đƣa cho thằng Hạnh một thùng sắt tây qua phía hàng rào” [70; 198]. Quả nhiên mấy hôm sau lão Tân Dân ra tù, trở về đốt cháy nhà Thiều Hoa và Gia Phong báo thù, khiến cho Thiều Hoa chết cháy còn Phong bị bỏng nặng. Ý nghĩa của giấc mơ luôn báo hiệu một điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra với chủ thể giấc mơ, với ngƣời thân giống nhƣ mô típ dân gian Giấc mơ cảnh báo về sự nguy hiểm sẽ xảy ra trong tương lai gần

(D1810.8.3.2). Giấc mơ của Phong trong Giọt máu tiếp tục mang ý nghĩa cảnh báo nhƣ thế: “Phong mơ thấy mình lạc vào địa ngục. Một cái vạc lử to cháy bùng bùng, những con quỷ dạ xoa mặt đen, tóc dài đang chụm lại đun củi. Trong vạc, những ngƣời bị xiềng xích rên la thảm thiết...”[70; 202]. Cả cuộc đời Phong đã làm rất nhiều điều ác, sống phong tình gió trăng. Giấc mơ hãi hùng của Phong chính là điềm báo cho kết cục cuộc đời bi thảm. Ở đây, Nguyễn Huy Thiệp tạo dựng không gian giấc mơ mang dấu ấn của Phật giáo - thuyết nhân quả “gieo nhân nào gặp quả ấy”. Nhƣ vậy, dƣới góc nhìn của Nguyễn Huy Thiệp, giấc mơ gắn với cảm quan hiện đại. Con ngƣời có thể tri nhận đƣợc những điều chƣa biết bên cạnh thế giới thực. Điều đó, giống nhƣ một khả năng dự cảm đặc biệt của con ngƣời có thể tiên nhận về những điều sẽ xảy ra trong tƣơng lai.

Bên cạnh những dấu ấn giống nhƣ mô típ không gian giấc mơ của truyện cổ tích nhƣ điềm báo, lời tiên tri của thần linh, ở một cấp độ cao hơn, giấc mơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không đơn giản đƣợc gây ra bởi những vị thần mà bởi một thứ quyền lực từ bên trong, một năng lực huyền bí của linh hồn.Từ đó, con ngƣời có thể vƣợt qua giới hạn của chính mình để có đƣợc thông điệp tƣơng lai không thông qua lý trí và ý thức. Nguyễn Huy Thiệp tạo dựng không gian giấc mơ nhƣ một phƣơng thức để mở cánh cửa tâm hồn của nhân vật. Bởi không gian giấc mơ mang tính chất mở, không bị chi phối cản trở bởi những luật lệ, đạo đức, quan niệm xã hội…trong đời thực, thế nên con ngƣời dễ dàng để bộc lộ những suy tƣ, trăn trở, khát vọng, những ẩn ức tự do. Nhờ có không gian ấy, nhân vật đƣợc

tạo dựng sống động và chân thực hơn. Do đó, có thể thấy các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thƣờng hay mơ những giấc mơ thoáng qua, ngắn ngủi nhƣng lại biểu hiện khát vọng cá nhân mãnh liệt. Đó là giấc mơ của Đăng trong truyện

Tâm hồn mẹ về ngƣời mẹ giả vờ tên Thu khi nó đang trong cơn nguy kịch:

“Trong giấc mơ, Đăng thấy Thu với nó đứng ở trên cao. Ở đấy nhìn xuống thấy ngƣời bé xíu, những chiếc ô tô cũng bé xíu.” [66; 28]. Phải chăng, ngƣời mẹ giả vờ của Đăng ở trên thiên đàng vẫn chƣa yên tâm về đứa con hay nhõng nhẽo, khóc nhè, cô đơn nên vẫn đến bên nó trong mỗi giấc mơ nhƣ để an ủi, vỗ về. Câu chuyện khép lại với những âm thanh vọng về trong gió, phải thính tai lắm mới nghe thấy đƣợc “u…u…u…u” đã tạo nên một không gian giấc mơ hƣ ảo, chắp cánh cho tình mẫu tử nhỏ bé, giản đơn nhƣng sâu sắc. Những giấc mơ ấy có khi là sự chắp ghép những mảnh vỡ từ hiện thực cuộc sống, có mất mát, đau khổ, có nghèo khó, vất vả và có cả sự tẻ nhàm của những kiếp ngƣời mòn mỏi đang vùng vẫy trong kiếp sống quẩn quanh, bế tắc. Đó là sự lặp lại của những kí ức ám ảnh đời thƣờng về công việc thƣờng ngày nhƣ giấc mơ của Chƣơng trong Con gái thủy thần: “Có lần mơ thấy đi cày, cày hết chân ruộng Gò mả ngụy thì đến thị xã, cứ cày mãi, dân thị xã phải thay nhau dắt chạy…Đại để giấc mơ của tôi là thế, toàn những việc làm hàng ngày” [70; 95]. Cuộc đời của Chƣơng bị bó hẹp trong không gian làng quê ngột ngạt. Không gian giấc mơ chính là kết quả của niềm khao khát mong mỏi đến cháy bỏng đến tận cùng của nhân vật. Có những điều không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn đi vào cả trong vô thức của con ngƣời. Đó là đam mê khát vọng làm giàu, khao khát đƣợc đổi đời của nhân vật Hạnh trong Huyền thoại phố phường. Cuộc sống nghèo túng quẩn quanh ám ảnh, khiến ƣớc vọng về một cuộc sống giàu sang càng trở nên mãnh liệt trong tâm trí Hạnh, đi vào trong cả những giấc mơ: “ Trong giấc ngủ cứ chập chờn hình ảnh pho tƣợng đồng đen cao lớn. Pho tƣợng đứng lên đi lại, bật cƣời ha hả. Pho tƣợng đặt thanh kiếm dài xuống ghế bàn tay có những móng dài xòe trƣớc mặt y những xấp tiền mới. Hạnh nghe rõ cả âm thanh loạt soạt những tờ giấy

bạc…” [71; 327]. Đôi khi, không gian giấc mơ phản ánh định mệnh nghiệt ngã của kiếp ngƣời. Sống vất vƣởng ngoài hiên nhà cô Diệu, Cún hay mơ đến cô chủ nhà và cuối cùng đã thực hiện đƣợc giây phút “làm ngƣời” với cô Diệu dù phải trả bằng cái giá đắng cay. Nhƣ vậy, giấc mơ vừa che đậy, vừa hé lộ những ham muốn bản năng .

Ở cách tiếp cận khác, không gian giấc mơ còn mang tính chất nhƣ là hành trình thức tỉnh con ngƣời đi tìm và chiếm lĩnh cái đẹp tuyệt đích của cuộc sống. Không gian giấc mơ tràn ngập hình ảnh về Mẹ Cả của Chƣơng mang ý nghĩa nhƣ thế. Ban đầu, hình bóng ấy chỉ xuất hiện thƣa thớt: “Hình ảnh Mẹ Cả chen vào giấc ngủ ở một khe hở nào đó rất nhỏ, không phải thƣờng xuyên, tôi không chắc một năm đã đƣợc một lần” [70; 94]. Nhƣng rồi, giấc mơ về Mẹ Cả đã trở thành nỗi ám ảnh thƣờng trực trong Chƣơng. Đôi khi, ta thấy không có sự phân biệt rõ ràng giữa thế giới thực tế và giấc mơ. Chƣơng thấy hình bóng Mẹ Cả trong “đứa con gái” nghịch ngợm mà Chƣơng đuổi bắt trên sông, trong bóng hình của cô giáo Phƣợng… Giấc mơ về Mẹ Cả đã tạo nên sức mạnh nâng đỡ linh hồn con ngƣời khỏi xa ngã giữa chốn nhân gian làm bụi: “ Mẹ Cả của tôi, ảnh hình của một điều gì đó hơn cả ngƣời con gái, hơn cả ngƣời đàn bà. Nó là ảnh hình của một nửa thế giới bên trên hoặc bên dƣới tôi, của thƣợng thần và của trần gian” [70; 122]. Giấc mơ về Mẹ Cả thể hiện trọng vẹn khát khao hƣớng tới cái tuyệt đích của con ngƣời trong cuộc đời. Hình ảnh Mẹ Cả trong giấc mơ đã đƣa Chƣơng đến một thế giới khác - thế giới của biển cả, của tự do, nơi ngƣời ta không bị miếng cơm manh áo gì sát đất, không còn những định kiến, tập tục nặng nề hủy hoại số phận con ngƣời.

Với mô típ không gian giấc mơ, vƣợt qua giới hạn của ý nghĩa phản ánh niềm tin cổ xƣa về hiện tƣợng báo mộng trong truyện kể dân gian, không gian giấc mơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đƣợc lấp đầy bởi yếu tố ảo, là cơ hội để nhân vật tự thể hiện, bộc lộ những ẩn ức, dự cảm và khát vọng. Nhƣ vậy, có thể thấy, bản thân mô típ giấc mơ không phải mới nhƣng với truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nó đƣợc tái hiện với nhiều dạng thức khác nhau. Một mặt, mô típ ấy tiếp nối nguồn mạch truyện cổ dân gian, mặt khác lại thấm đƣợm cảm quan hiện đại. Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng không gian giấc mơ mang theo hơi thở, nhịp sống và cả những suy tƣ, trăn trở rất đời thƣờng của con ngƣời.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở tiếp cận đặc điểm mô típ không gian nghệ thuật của truyện cổ

tích và trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy có sự kế thừa và biến đổi. Sự tƣơng đồng cùng những sáng tạo trong quá trình tiếp thu mô típ không gian đã phần nào tiết lộ các chủ đề và lối tƣ duy vốn có nguyên mẫu từ folklore, đồng thời chỉ ra rằng bằng phƣơng thức khác nhau, Nguyễn Huy Thiệp đã dung hòa truyện cổ tích với các giá trị hiện đại. Khảo sát ba mô típ: không gian núi rừng, không gian dòng sông và biển cả, không gian giấc mơ, ta đều thấy rõ những đổi mới trong cách tiếp nhận nguồn mạch dân gian của Nguyễn Huy Thiệp. Mô típ không gian rừng núi trong truyện cổ về cơ bản là ý niệm về một không gian xa xôi chứa đựng mối hiểm nguy khiến con ngƣời sợ hãi hoặc mở ra một thế giới kì ảo còn truyện ngắn hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp, không gian rừng núi là một thực tại gần, cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm nhƣng đồng thời lại chồng lấp nhiều hàm ý khác nhau. Để rồi, thông qua đó, tác giả gửi gắm nhiều chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc sống xã hội hiện đại. Không gian dòng sông, biển cả đóng vai trò nhƣ cánh cửa dẫn lối vào thế giới khác trong cổ tích. Với Nguyễn Huy Thiệp, không gian ấy còn lúc tƣợng trƣng cho dòng đời chảy trôi vô thƣờng, khi mang sức mạnh thanh tẩy tâm hồn con ngƣời, hƣớng con ngƣời tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Với mô típ không gian giấc mơ, vƣợt qua giới hạn của ý nghĩa phản ánh niềm tin cổ xƣa về hiện tƣợng báo mộng trong truyện kể dân gian, Nguyễn Huy Thiệp tạo dựng một không gian đƣợc lấp đầy bởi yếu tố ảo, là cơ hội để nhân vật tự thể hiện, bộc lộ những ẩn ức, dự cảm và khát vọng.

KẾT LUẬN

Vận dụng thành công mô típ cổ tích trong rất nhiều truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp đã có những sáng tạo độc đáo, khác biệt. Sự vận động về thi pháp thể loại - từ cổ tích truyền thống đến truyện ngắn hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp vì vậy là điều đƣợc khẳng định chắc chắn. Trong phạm vi luận văn, với đề tài Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp, chúng tôi tập trung làm rõ một số vấn đề cốt yếu sau:

1. Trên cơ sở lý thuyết về mô típ, đặc trƣng truyện cổ tích và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi tiến hành tìm hiểu khái quát những dấu ấn thi pháp cổ tích trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn một mặt kế thừa những đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, kết cấu,… mặt khác lại có những sáng tạo riêng biệt. Đặc biệt, ông sử dụng với tần xuất lớn những mô típ từ truyện cổ dân gian khiến cho hầu hết các tác phẩm đều đƣợc bao phủ bởi những màn sƣơng mù kì ảo của cổ tích. Những mô típ cổ tích đƣợc nhà văn vay mƣợn, tạo mới đƣợc coi nhƣ là một phƣơng tiện nghệ thuật để nhà văn chuyển tải những chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc sống hiện đại.

2. Từ việc chỉ ra vai trò quan trọng của mô típ cổ tích trong, chúng tôi tiến

hành khảo sát mô típ nổi bật trong ruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: mô típ nhân vật và mô típ không gian nghệ thuật. Nguyễn Huy Thiệp xây dựng nhân vật dựa trên mô típ cổ tích với tần suất lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, mô típ nhân vật tài năng, mô típ nhân vật ra đi, mô típ nhân vật tha hóa là những mô típ phổ biến đƣợc nhà văn sử dụng khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Nguyễn Huy Thiệp vừa tiếp nối mạch chảy này của truyền thống văn học, vừa tạo dựng nhiều nội

Một phần của tài liệu Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 83 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)