2.4.2 .Mô típ nhân vật ra đi
3.2. Mô típ không gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật có vai trò là một trong
những phƣơng thức chiếm lĩnh hiện thực, một hình thức thể hiện tƣ tƣởng, cảm xúc của nhà văn. Từ đó, để tìm hiểu không gian nghệ thuật của tác phẩm văn học, chúng ta phải chú ý tới bối cảnh hiện thực đặc biệt khi tiếp cận với những sáng tác sau năm 1975. Hiện thực văn xuôi đƣơng đại không còn là bức tranh đời sống cách mạng với những biến cố lịch sử của cộng đồng mà là tập hợp những mảnh ghép thế sự - đời tƣ trần trụi, thô nhám. Đó cũng là hiện thực sống động của mỗi số phận, tính cách cá nhân với khát vọng, ẩn ức bản thể, những góc khuất tâm linh. Đọc sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy có sự xuất hiện của nhiều tọa độ không gian khác nhau tạo nên sức hút bí ẩn với độc giả. Các dạng thức không gian đƣợc nhà văn đan bện, hòa quyện, cố kết vào nhau tạo thành một thế giới nghệ thuật đa chiều kích, nửa hƣ nửa thực.
Không gian thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bao gồm: mô típ không gian nông thôn, mô típ không gian thành thị, mô típ không gian rừng núi… Và dù có ở dạng thức nào thì đó vẫn là những không gian của sinh hoạt đời thƣờng, mang đậm dấu ấn tính cá nhân. Theo Nguyễn Thị Bình, không gian sinh hoạt đời thƣờng là không gian nghệ thuật phổ biến trong văn xuôi sau năm 1975. Trong khi truyện kể dân gian hiếm khi gắn vào các kỷ nguyên phản ánh hiện thực xã hội một cách cụ thể thì truyện ngắn hiện đại thƣờng viết về bối cảnh thời đại của chính nhà văn, hoặc những giai đoạn lịch sử đã qua dựa vào kinh nghiệm, tri thức cá nhân của từng tác giả.
Với kinh nghiệm cá nhân, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng không gian sinh hoạt đời thƣờng “tƣơi ròng sự sống”. Đó là những không gian hẹp, chật chội: không gian căn nhà, gian bếp, buồng ngủ, bệnh viện, bến xe… Ở đấy, thói phàm tục của con ngƣời đã diễn ra, vừa lƣu manh, vừa trơ trẽn, dấu hiệu về sự băng hoại chuẩn mực đạo đức truyền thống trong xã hội hiện đại. Một
xã hội đang vận động theo hƣớng thị trƣờng, thì mọi hành động đều xoay quanh cái trục, làm sao kiếm đƣợc tiền. Thời buổi kinh tế thị trƣờng đòi hỏi con ngƣời ta sống khác, nghĩ khác… để phù hợp với cơ chế xã hội mới nhƣng lại dồn đẩy con ngƣời trên bờ vực của lối sống vật chất thực dụng, của sự bát nháo, hỗn độn, làm biến đổi đi những giá trị truyền thống tốt đẹp. Đọc truyện ngắn Không có vua, trong không gian căn nhà nhỏ hẹp của lão Kiền cùng lúc tồn tại quá nhiều đàn ông với đủ loại tính cách và nghề nghiệp khác nhau, tạo nên một không khí bát nháo, lộn xộn. Lão Kiền là cha, góa vợ, sửa chữa xe đạp. Cấn con cả, đã lấy vợ (Sinh), làm nghề cắt tóc. Đoài là trí thức ở Bộ Giáo dục. Khiêm làm nhân viên lò mổ. Khảm học đại học. Tốn bị thần kinh bẩm sinh. Những con ngƣời này đều đối lập nhau bởi cách sống nhƣng đều bị miếng cơm manh áo trong cuộc sống mƣu sinh làm xấu đi, thô lỗ đi trƣớc thời xóa bỏ bao cấp. Không gian căn nhà chính là một sân khấu thu nhỏ để các nhân vật “trình diễn”, đồng thời thông qua phần “trình diễn” ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã đặt ra sự đối thoại các vấn đề trong đời sống xã hội với độc giả. Trƣớc việc lão Kiền ngã bệnh thập tử nhất sinh, các con lão có ý kiến khác nhau. Phát ngôn của Đoài khiến ngƣời đọc không khỏi bàng hoàng: “Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay” [70; 49]. Phát ngôn đó thể hiện sự xung đột giữa các giá trị đạo đức và phi đạo đức gay gắt. Nhìn theo góc độ đạo đức truyền thống, hành vi biểu quyết để bố chết không thể chấp nhận, suy đồi nghiêm trọng. Nhƣng theo nhãn quan hiện đại, nếu sống trong đau khổ thì cái chết lại là sự giải thoát nhẹ nhàng. Từ đó, khiến ta phải nhìn nhận, đánh giá lại về nhân vật Đoài, chƣa hẳn là kẻ táng tận lƣơng tâm nhƣ ấn tƣợng ban đầu. Xét ở hành vi nói, ở cách nói thì thấy đây là kẻ vô học trong cái vỏ có học.Vậy nên, với Đoài, sự suy đồi chính là thể hiện còn chính trong câu nói và cách nói. Còn xét về bản chất của vấn đề, Đoài có lẽ không hoàn toàn là kẻ suy đồi về nhân cách làm ngƣời. “Câu chuyện chuyển biến từ những phản đề bên ngoài, giữa con ngƣời với xã hội, giữa con ngƣời với cá nhân con ngƣời
sang nhận thức mang tính phản tƣ trong chính một cá thể” [22; 245]. Nhƣ vậy, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra nhiều dạng thức không gian hiện thực khác nhau giúp nhân vật có cơ hội đối diện với bản thân, bộc lộ tất cả những suy nghĩ phức tạp một cách đầy đủ và chân thật.
Bên cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp còn dụng tâm xây dựng những không
gian mang đậm chất kì ảo với những mô típ điển hình: mô típ không gian dòng sông, biển cả; mô típ không rừng núi, mô típ không gian giấc mơ;... Không gian kì ảo hiện lên với mức độ khác nhau nhƣ một phƣơng tiện quan trọng giúp nhà văn chuyển tải những thông điệp, tƣ tƣởng nghệ thuật và những vấn đề quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Điều đặc biệt, không gian ấy tồn tại song song với không gian thực của cuộc sống đời thƣờng, tạo nên sự “lạ hóa” cho mảng hiện thực vốn đã quá quen thuộc trong nhiều sáng tác đƣơng đại. Và từ đây, tạo nên một không gian để nhân vật diễn trò, đóng vai đào kép trên sân khấu làm ngƣời đọc khó lòng phân biệt đƣợc giữa thật và giả, hƣ và thực. Tác giả đóng vai trò nhƣ một ngƣời đạo diễn tài ba, tung ra những làn sƣơng mờ bảng lảng, mở mờ ảo ảo để đánh lừa cảm giác từ độc giả. Đọc truyện Chảy đi sông ơi, không gian huyền ảo mở ra với hình ảnh dòng sông nơi bến Cốc. Dòng sông ấy thơ mộng với “con sông bến nƣớc mơ màng”, với “cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng”, với những doi cát bên lở bên bồi về tít mãi về xa. Không gian kì ảo tiếp tục xuất hiên trong Những ngọn gió
Hua Tát. Không gian đó khiến ta nhƣ lạc bƣớc vào một cõi vĩnh hằng nào đó
trên thế gian này. Mở đầu chùm truyện là không gian huyền bí với lời đồn về sự màu nhiệm của trái tim hổ (Trái tim hổ); tiếp đến không gian thời kỳ động rừng với sự xuất hiện của một lực lƣợng tối cao là Then (Con thú lớn nhất); hay không gian hang động tít sâu trên đỉnh núi cao (Chiếc tù và bị bỏ quên),… Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng lên những câu chuyện đậm chất cổ tích vừa hƣ vừa thực, đan xen giữa không gian hiện thực và kì ảo.
Nhƣ vậy, bằng sự kết hợp hài hòa giữa không gian hiện thực và kì ảo của đời sống con ngƣời, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nên những câu chuyện lung linh, diệu kì nhƣ trong truyện cổ tích. Nhƣng khác với sự thần thiêng và bí ẩn đƣợc xem nhƣ là một thành tố không thể thiếu trong truyện cổ, ở đó, con ngƣời luôn tin vào sự tồn tại của những không gian khác bên cạnh không gian đời thực thì đến truyện ngắn hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp lại mang đến sự cảm nhận về một thế giới linh thiêng với nhiều phức cảm khác nhau. Nhà văn một mặt thừa nhận hiện thực và thế giới thần thiêng của truyện cổ tích vẫn tồn tại. Mặt khác, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên những không gian kì ảo xuất phát từ đời sống xã hội hiện đại không có trong truyện cổ tích để phản ánh những vấn đề bức thiết trong cuộc sống hôm nay. Đây chính là một dạng thức đối thoại phong cách giữa văn học dân gian và văn học viết trong không gian nghệ thuật truyện ngắn hiện đại. Từ đó, góp phần tạo nên tính đối thoại đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.