2.4.2 .Mô típ nhân vật ra đi
3.3. Những biến đổi từ mô típ không gian của truyện cổ tích đến truyện ngắn
3.3.1. Mô típ không gian rừng núi
Nhân vật trong cổ tích thần kì ra đi khỏi không gian làng quê quen thuộc lập tức sẽ rơi vào không gian diệu kì. Một trong những không gian kì diệu phổ biến nhất trong cổ tích là không gian khu rừng. Nhân vật cổ tích thƣờng rơi vào không gian khu rừng dƣới hình thức đi lạc. Không gian ấy tăm tối, rậm rạp và hầu nhƣ không thể đi xuyên qua đƣợc. Và từ đây cuộc phiêu lƣu của nhân vật cổ tích đƣợc bắt đầu.
Trong Tổng tập văn học dân gian người Việt - Truyện cổ tích thần kì, chúng tôi tiến hành khảo sát, có 31/122 truyện mở đầu bằng sự kiện nhân vật đi lạc trong khu rừng. Do đó, một trong những mô típ thƣờng xuất hiện trong truyện cổ dân gian là mô típ Khu rừng nguy hiểm trên con đường đến thế giới khác (F151.1.4).
Không gian khu rừng trong cổ tích Việt Nam xuất hiện với những nét sơ lƣợc. Bởi, các tác giả dân gian không coi không gian ấy là chi tiết nghệ thuật chính mà đơn giản chỉ là một phần trong kết cấu mang tính chất quy ƣớc của truyện cổ tích : “Một hôm trời đã về chiều, chân mệt mỏi, nàng lạc vào một đám rừng âm u. Bỗng
trƣớc mắt xuất hiện một ánh đèn lờ mờ, một ánh đèn bên túp lều tranh…” (Bầy
lợn đá). Hoặc: “Thuở ấy, quãng ba Đèo còn là cánh rừng âm u. Làng Lạc là chân
rừng, ở đó có hai anh em mồ côi mẹ…” (Con bìm bịp). Và đây chính là “công thức mẫu” khi đề cập tới không gian của đa số truyện cổ tích.
Không gian khu rừng tuy không đƣợc miêu tả chi tiết trong cổ tích thần kì Việt Nam nhƣng vẫn mang tất cả những ý nghĩa về văn hóa, liên quan tới những nghi lễ cổ xƣa giống nhƣ những câu chuyện cổ nƣớc ngoài. Theo phân tâm học hiện đại, khu rừng là hình ảnh đại diện của vô thức tối tăm, những nỗi khiếp sợ rừng cũng nhƣ những nỗi khiếp sợ kinh hoàng khác đều đƣợc gợi lên bởi sự khiếp sợ của những phát hiện về vô thức. Hình ảnh khu rừng trong truyện cổ tích có mối liên hệ sâu xa với nghi lễ trƣởng thành của ngƣời nguyên thủy. Theo nghiên cứu của các nhà dân tộc học, khu rừng là một địa điểm đảm bảo đƣợc sự bí mật cho loại nghi lễ này. Nghi lễ trƣởng thành là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi chàng trai hay cô gái đến tuổi trƣởng thành. Nhƣng để đƣợc cộng đồng công nhận trƣởng thành, họ đều phải trải qua thử thách khắc nghiệt không kém phần nguy hiểm diễn ra trong khu rừng. Nó trở thành nỗi sợ hãi ám ảnh và bằng một cách vô thức đã chuyển hóa vào trong biểu tƣợng khu rừng và đi vào truyện cổ tích dƣới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, không gian rừng trong cổ tích luôn mang tính chất nhƣ một chƣớng ngại vật trên con đƣờng rời nhà ra đi của nhân vật. Vì đóng vai trò nhƣ một trở ngại nên khu rừng luôn xuất hiện những nhân vật kì dị, nguy hiểm. Trong truyện Phép phù thủy của bà chằn, chàng trai đã đi lạc vào một khu rừng lạ. Anh ta phải đối mặt với mụ phù thủy ăn thịt ngƣời trong khu rừng. Sau đó, bằng sự dũng cảm và tài trí, chàng trai đã lấy đƣợc bảo bối, chống lại sự truy đuổi của mụ phù thủy.
Tuy nhiên, mô típ không gian khu rừng trong truyện cổ tích thần kì ngƣời Việt không phải lúc nào cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm, gây nên ám ảnh sợ hãi. Trên hành trình rời nhà ra đi, các nhân vật đi vào khu rừng đôi khi lại nhận những phép màu kì diệu, làm thay đổi số phận. Khu rừng giờ đây mang biểu tƣợng nhƣ
một thiên đƣờng nơi mặt đất, bởi nhân vật chính đƣợc sự trợ giúp thần kì từ ông tiên, ông bụt, hay từ những con vật mang phép màu nhƣ trong truyện Con ngỗng kì lạ, Đàn lợn vàng làng Hóp, Đôi Sam,…
Mô típ không gian khu rừng xuất hiện 17/44 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nếu trong truyện cổ tích thần kì, hình ảnh khu rừng thƣờng chỉ gói gọn trong vài câu giản lƣợc, miêu tả mang tính khái quát cao độ thì đến với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, vẫn là mô típ không gian ấy, nhƣng giờ đây đƣợc hiện hữu một cách cụ thể, rõ ràng. Không gian rừng đƣợc bao phủ bởi một bầu không khí huyền bí với những câu chuyện cổ về loài hoa dại “màu vàng nhạt, bé nhƣ khuya áo, điểm đâu đó quanh rào trong các ngõ nhỏ” mà “đàn ông ngậm hoa này trong miệng uống rƣợu không bao giờ say” [69; 6]. Không gian ấy càng trở nên diệu kì, linh thiêng và có phần ma mị với những linh hồn của ngƣời chết “bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn” nhƣ những ngọn gió thổi về trong đêm. Những dấu vết của sự hiểm nguy từ những khu rừng cổ tích vẫn đƣợc Nguyễn Huy Thiệp lƣu giữ. Do vậy, những khu rừng vẫn luôn đƣợc miêu tả nhƣ một thế giới bí ẩn, huyền hoặc, tồn tại nhiều mối nguy hiểm. Trong truyện Trái tim hổ, rừng hiện lên đi cùng với sự hiểm nguy: “Mùa đông ấy, trong rừng Hua Tát xuất hiện một con hổ dữ” hay “Trong rừng Hua Tát xuất hiện một loài sâu đen kì lạ”. Có khi, nhà văn không cần miêu tả chi tiết, ngay cách gọi tên cũng đủ gợi cảm giác ghê rợn “rừng ma”.
Bên cạnh đó, trong không gian khu rừng còn xuất hiện những yếu tố kì dị, một không gian nguy hiểm khác – không gian hang động. Truyện cổ dân gian thƣờng xuất hiện hình ảnh hang động nằm sâu trong những ngọn núi của khu rừng, là nơi ẩn nấp của chằn tinh hay đại bàng. Điều này chứng minh cho mối quan hệ chặt chẽ của không gian hang động với khu rừng khi đối chiếu nghi lễ thụ pháp bắt đầu bằng việc nhân vật chính của buổi lễ phải hạ xuống một cái hang hay đi sâu vào các động của nhiều dân tộc. Những ngƣời này phải vƣợt qua thử thách khắc nghiệt, bị trói lại, phải tự tìm cách ra ngoài. Khi chuyển hóa vào truyện kể
dân gian nghi lễ này đƣợc thể hiện bằng việc nhân vật đi từ nhà vào rừng, gặp hang động và thực hiện nhiệm vụ giải cứu cô gái hay công chúa thoát khỏi nanh vuốt thú thần. Truyện Thạch Sanh xuất hiện thế giới hang động “thông sâu xuống đất thăm thẳm, không một ai dám xuống” – nơi ẩn mình của đại bàng. Và chàng Thạch Sanh trên con đƣờng giải cứu công chúa phải vƣợt qua những thử thách ấy. Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp nhận mô típ ấy, hình ảnh hang động xuất hiện mang đầy sự kì bí, hiểm nguy càng làm gia tăng thêm tính chất ám ảnh về nỗi sợ hãi từ không gian khu rừng. Trong truyện Sói trả thù: “ Phƣờng săn dồn con sói cái đầu đàn vào hang của nó, cái hang sâu, ở đó có những cột nhũ đa rêu bám xanh rì” [69; 27] và truyện Chiếc tù và bị bỏ quên: “Nơi cất giấu hài cốt họ Hà ở một hang sâu tít trên đỉnh núi. Ngoài cửa hang, một cây si già buông rễ phủ kín. Rạch qua lớp rễ ken dày mới chui đƣợc vào trong đó” [69; 36].
Tuy nhiên, cũng giống nhƣ mô típ khu rừng trong truyện cổ tích, không phải lúc nào cũng mang tới sự hiểm nguy, ghê sợ. Hình ảnh khu rừng đôi khi đại diện cho những thế lực thần kì cứu giúp, mang lại cuộc sống yên bình cho con ngƣời. Từ một không gian hiện thực, hình ảnh rừng đã chuyển hóa thành không gian kì ảo thiêng liêng. Rừng mang phép nhiệm màu trợ giúp những ngƣời dân nghèo khổ hiền lành, lƣơng thiện. Điển hình nhƣ hiện tƣợng rừng Hua Tát xuất hiện nhiều củ mài vô kể trong câu chuyện Nàng Bua. Và cũng trong khu rừng ấy, mẹ con nàng Bua nghèo khổ đã đào đƣợc một hũ sành chứa đầy thoi vàng, thoi bạc lấp lánh. “Thoắt một cái, ngƣời đàn bà nghèo khó và bị khinh rẻ trở thành ngƣời giàu có nhất bản mƣờng” [69; 47]. Không gian rừng Tây Bắc đƣợc Nguyễn Huy Thiệp xây dựng vừa thực vừa ảo, làm cho mƣời câu chuyện mang dáng dấp cổ tích trở nên gần gũi hơn với cuộc đời thực.
Nếu trong những câu chuyện cổ dân gian, nhân vật lạc bƣớc vào rừng, số phận từ đó đổi thay thì trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật chủ động tiến vào không gian ấy và…cũng đổi thay. Nhƣng sự thay đổi ấy không phải diễn ra chủ yếu trong suy nghĩ, nhận thức. Khu rừng cổ tích làm biến chuyển cuộc đời nhân
vật bằng sự diệu kì thì Nguyễn Huy Thiệp để rừng là không gian giúp con ngƣời “nhận thức” lại chính mình, từ đó chủ động đổi thay tƣ tƣởng, thanh lọc tâm hồn, hƣớng con ngƣời tới chân, thiện, mĩ. “Rừng vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Rừng muôn đời là thế…Tất cả đều đẩy con ngƣời về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính nó” [68; 165]. Sự thay đổi ấy không dựa vào bất kì phép màu diệu kì nào ngoài chính bản thân con ngƣời. Bởi, Nguyễn Huy Thiệp không phải mƣợn mô típ cổ tích để viết lại hay sáng tạo nên những câu chuyện cổ tích mới nhƣ nhà văn Tô Hoài. Ông mƣợn không gian cổ tích xa xƣa để dễ dàng nói về hiện thực bộn bề của cuộc sống hôm nay. Một hiện thực đắng chát, chua xót nhƣng dƣới sắc màu của cổ tích lại trở nên nhẹ nhàng, đi sâu vào lòng ngƣời đọc. Không gian rừng núi đƣợc Nguyễn Huy Thiệp tiếp cận một cách chủ động về tƣ tƣởng. Đây là xu thế chung của văn học Việt Nam sau thời kì đổi mới, dấu hiệu cơ bản của xu hƣớng dân chủ hóa trong văn học. Kế thừa nguồn mạch dân gian, kết hợp với xu hƣớng hiện đại, nhà văn thực sự đã tạo nên những trang viết về không gian rừng núi mang màu sắc cá nhân riêng biệt. Chất kì ảo của mô típ khu rừng cổ tích dân gian vẫn lƣu lại, chồng lên một không gian hiện thực của cuộc sống đời thƣờng, tạo cảm giác về dạng thức hai không gian song song cùng tồn tại. Một mặt không gian này là biểu trƣng cho cuộc đời hiện thực với nhiều bức bối, hỗn độn, mặt khác nó hiện thân cho đời sống tâm linh đẹp đẽ, hƣớng thiện. Trong Những người thợ xẻ, song song với không gian cuộc sống hiện thực mƣu sinh vất vả, hiểm nguy của một toán thợ xẻ lên vùng cao, ta tiếp tục bắt gặp không gian kì ảo, diễm lệ của rừng Tây Bắc. Đó là không gian huyền bí của khu rừng mênh mông với những con “suối cạn khô” và “những cánh bƣớm trắng lả tả, chập chờn trong hốc đá”, là những buổi đêm ánh trăng soi “rạng rỡ khắp cả núi rừng”. Không gian ấy còn kì ảo hơn nữa với sắc trắng bạt ngàn của hoa ban tràn ngập núi rừng Tây Bắc. Đặt không gian huyền bí, diệu kì ấy cùng tồn tại với không gian cuộc sống mƣu sinh nhọc nhằn đầy những âm mƣu, dục vọng đê hèn phải chăng nhà văn muốn thức
tỉnh con ngƣời, gạn lọc tâm hồn chứa đầy tạp chất của họ để vƣơn tới cái đẹp tuyệt đích. Phải chăng, đó chính là những khát vọng chân chính trong cuộc đời mỗi con ngƣời để vƣơn tới những giá trị cao đẹp.
Nguyễn Huy Thiệp tiếp tục kế thừa mô típ không gian núi bên cạnh không gian khu rừng từ những câu chuyện cổ tích xa xƣa. Không gian khu rừng thƣờng đồng nhất với không gian núi theo quán tính tiếp nhận ngôn từ của chúng ta từ trƣớc tới nay. Nhƣng khi tiếp cận vấn đề ở khía cạnh biểu tƣợng văn hóa, hai hình ảnh này đều có những nét nghĩa riêng. Nếu khu rừng là hình ảnh đại diện của vô thức tối tăm, mang nỗi ám ảnh khiếp sợ của con ngƣời thì hình ảnh núi không hoàn toàn mang ý nghĩa nhƣ thế. Theo Từ điển biểu tượng
văn hóa thế giới, từ góc nhìn văn hóa, “núi” mang nhiều ý nghĩa tƣợng trƣng, vừa
là chiều cao vừa là điểm trung tâm. “Núi là nơi trời và đất gặp nhau, là nơi ở của thánh thần và là điểm cuối của con đƣờng đi lên của con ngƣời” [7, 699]. Một mặt, núi là tâm điểm và là trục của thế giới, mặt khác đó là nơi lƣu trú của thánh thần và việc leo núi phải đƣợc hiểu nhƣ việc đi lên trời, nhƣ là phƣơng tiện để bƣớc vào quan hệ với thần linh, trở về khởi nguyên. Mỗi đất nƣớc với những đặc điểm văn hóa, quan niệm tâm linh khác nhau đều có những ngọn núi thiêng. Nhƣng dù tên gọi khác nhau thì chức năng của những ngọn núi ấy vẫn không thay đổi. “Núi Olympe của ngƣời Hy Lạp, núi Alborj của ngƣời Ba Tƣ, núi Thabor của ngƣời Do Thái, núi Qaf của ngƣời Hồi giáo, núi Potala của ngƣời Tây Tạng, Núi Trắng của ngƣời Celte, núi Mérou của ngƣời Hinđu, núi Côn Luân của ngƣời Trung Quốc. Cũng có thể nói rằng, mỗi làng, tháp chuông, vọng lâu cũng phục vụ cho một nhu cầu đƣợc Thƣợng đế bảo vệ” [7; 65]. Vì thế, hình ảnh núi đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều mô típ truyện cổ dân gian với ý nghĩa nhƣ là phƣơng hƣớng và vị trí của thế giới khác.
Với quan niệm đó, hành trình rời nhà ra đi của nhân vật cổ tích không chỉ lạc bƣớc vào rừng mà còn đi tới những ngọn núi. Và từ đó lạc bƣớc vào không gian mơ ƣớc – thiên đƣờng. Khảo sát truyện cổ tích thần kì ngƣời Việt, chúng tôi thấy
tần suất xuất hiện 11/122 truyện với các mô típ chủ yếu là Thiên đường trên
những ngọn núi (F132.1) hay Kho báu trên những ngọn núi cao (F132.2). Nhân
vật lạc bƣớc vào thế giới thần tiên, mang đậm màu sắc phiêu du, khám phá đời sống, thể hiện ƣớc mong của ngƣời xƣa khao khát mơ ƣớc về thiên đƣờng.
Nguyễn Huy Thiệp đã kế thừa những tính chất ấy của mô típ không gian núi trong cổ tích để tiếp tục tạo sắc màu hƣ ảo trong những sáng tác truyện ngắn. Đọc những truyện ngắn ấy, ta không chỉ bắt gặp không gian rộng lớn của rừng Tây Bắc với bạt ngàn sắc trắng của hoa ban, không gian huyền thoại của rừng Hua Tát với hoa cúc dại nở vàng, mà còn bắt gặp không gian đậm màu sắc huyền ảo của những ngọn núi nhƣ Hoa Quả Sơn, Thủy Liêm động trong Muối của rừng. Đó là không gian núi đƣợc bao phủ bởi những lớp sƣơng mù dày đặc với những địa danh kinh dị, những cái chết bí ẩn: “Ở hõm sâu này, gần nhƣ đều đặn, năm nào cũng có ngƣời bị sƣơng mù, giăng bẫy làm cho toi mạng” [70; 59]. Cảnh vật nhƣ thực nhƣ mơ ấy khiến ông Diểu không khỏi ngỡ ngàng nhƣ trong cơn mộng du: “Ta có mê không?... Tất cả nhƣ trong mộng mị…” [70; 60]. Nhƣng cũng chính không gian ấy lại ngầm chứa những dự báo về một tƣơng lai tốt đẹp sắp mở ra. Kết thúc truyện ngắn, không gian núi rừng tràn ngập sắc màu của hoa tử huyền. Loài hoa “cứ ba chục năm mới nở một lần”. Huyền diệu hơn, loài hoa này tƣợng trƣng cho sự may mắn. “Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, ngƣời ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nƣớc thanh bình, mùa màng phong túc” [70; 64]. Hình ảnh hoa tử huyền mang giá trị biểu tƣợng cao. Điều đó còn thể hiện tƣơng lai còn là một điểm mờ ở phía trƣớc mà chúng ta không thể đoán định đƣợc.
Nếu cổ tích tái hiện hẳn một thế giới kì diệu trên ngọn núi cao nhƣ truyện
Từ Thức gặp tiên làm thay đổi cuộc đời nhân vật (Tại thế giới non tiên, Từ
Thức đƣợc gặp lại và kết đôi, sống hạnh phúc với tiên nữ Giáng Hƣơng, cô gái xinh đẹp làm gãy cành mẫu đơn mà chàng ra tay cứu giúp trong hội hoa
năm cũ) thì đến Nguyễn Huy Thiệp sắc màu kì ảo ấy gần nhƣ phai nhạt. Hành trình đến ngọn núi cao mà nhà văn tạo nên cho nhân vật không phải để dễ dàng bƣớc vào thế giới thiên đƣờng mong ƣớc mà đó là thử thách, là chƣớng ngại phải trải qua trên con đƣờng chinh phục những khao khát mong tìm.