2.4.2 .Mô típ nhân vật ra đi
3.1. Mô típ không gian trong truyện cổ tích
Xét về phƣơng diện bản thể, trong thế giới cổ tích có hai kiểu không gian: không gian hiện thực và không gian kì ảo. Trong Địa lí và nguyên mẫu vùng của truyện kể dân gian, Carl Wilhelm Von Sydow lần đầu tiên đề ra khái niệm “nguyên mẫu vùng”. Tác giả vay mƣợn thuật ngữ này từ thực vật học, dùng để chỉ tính chất địa phƣơng của một loài cây nào đó. Sydow giải thích rằng “giống nhƣ một cái cây có thể thích hợp với nhiều vùng khí hậu và điều kiện đất đai ở nhiều vùng đât đai khác nhau, truyện dân gian sẽ mang đặc trƣng địa phƣơng khi chúng di chuyển từ huyện, vùng, hay nƣớc này sang huyện, vùng của nƣớc khác” [94; 438]. Với đặc tính “nguyên mẫu vùng”, nhiều phiên bản của truyện cổ dân gian đƣợc tạo ra để phù hợp với nhu cầu của các nền văn hóa truyền thống của nó. Và đặc tính địa phƣơng mà Sydow đề cập đến trong nhận định của mình bao gồm cả việc xây dựng những đặc tính của không gian hiện thực đời sống trong cổ tích, là không gian thực tế nơi mà một bản kể đƣợc tái thiết ở vùng đất chúng vừa di chuyển đến.
Từ đấy, ta mới dề dàng nhận ra nét độc đáo, riêng biệt khi so sánh truyện cổ tích giữa vùng miền này với vùng miền khác, giữa đất nƣớc này với đất nƣớc khác. Trong cổ tích nƣớc Đức, không gian hiện thực thƣờng hiện ra trong khu rừng thẳm, những hang động u tối. Không gian trong truyển cổ Pháp lại tƣơi sáng, trong trẻo với những cánh đồng, ruộng nho, rừng cây xen kẽ…Với cổ tích ngƣời Việt, không gian hiện thực chủ yếu là không gian làng quê với những mô típ: không gian dòng sông, cây đa, bến nƣớc, bờ ao, mảnh vƣờn, cánh đồng… Đây là không gian gắn bó mật thiết với đời sống nông nghiệp. Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi ở các nƣớc phƣơng Tây, truyện cổ tích thƣờng xuyên miêu tả về những lâu đài nguy nga, tráng lệ, những cung cấm lộng lẫy thì trong truyện cổ tích Việt Nam, không gian kinh thành ít khi đƣợc đề cập đến. Nếu có xuất hiện thì không gian ấy đƣợc bình dị hóa nhằm phù hợp với không gian của một quốc gia có cội nguồn từ nên văn minh nông nghiệp lúa nƣớc.
Không gian hiện thực trong truyện cổ tích mang tính chất biểu trƣng, ƣớc
lệ, không đƣợc đo đếm bằng các kích thƣớc cơ học. Trên cơ sở đó, kiểu không gian đặc trƣng tiếp theo trong truyện cổ tích đƣợc hình thành - không gian kì ảo. Không gian kì ảo trong truyện cổ tích trƣớc hết là sự phản ánh trí tƣởng tƣợng vô cùng phong phú của lớp lớp những ngƣời dân lao động. Và chỉ trong thế giới kì ảo, những ƣớc mơ và hoài bão của con ngƣời về một đời sống hạnh phúc mới đƣợc thực hiện một cách viên mãn. Sáng tạo ra loại hình không gian này, con ngƣời muốn bù đắp những thiếu hụt mà hiện thực khắc nghiệt của đời sống không thể nào mang lại. Kiểu không gian kì ảo trong cổ tích còn là sự thể hiện niềm tin mãnh liệt của con ngƣời về những thế giới siêu phàm, lý tƣởng, khác xa thế giới họ đang tồn tại. Đây chính là niềm tin mang tính chất tôn giáo, có gốc rễ từ ý niệm xa xƣa của ngƣời nguyên thủy. Không gian kì ảo bao gồm những mô típ: mô típ không gian thế giới trên cao (thƣợng giới, cõi Thiên Đình, cõi Tiên), mô típ không gian thế giới trên mặt
đất (bao gồm những thế giới khác cùng tồn tại trên mặt đất: khu rừng, dòng sông, biển cả, đền miếu, đình chùa,… ) và mô típ không gian thế giới dƣới thấp (âm phủ, thủy cung). Meletinsky khẳng định: “cách phân chia tam giới nhƣ vậy là kết quả của các cặp đối lập trên/dƣới, tiếp đó là kết quả của những đặc tính khác biệt giữa âm giới nhƣ là nơi trú ngụ của ma quỷ và thƣợng giới nhƣ là nơi sinh sống của các vị thần và sau đó là những ngƣời đƣợc tuyển chọn sau khi chết” [43; 285].
Trong truyện cổ tích, không gian mang tính chất phi trở ngại. Điều đó đã làm nảy sinh hiện tƣợng các nhân vật cổ tích thƣờng xuyên di chuyển một cách tự do giữa các thế giới hiện thực và kì ảo một cách phi cản trở trong không gian. Từ đó, một số nhà nghiên cứu đã định nghĩa cổ tích là: “một cuộc hành trình phiêu lƣu dài và ngƣời anh hùng từ chỗ bị chối từ, bị tƣớc đoạt đến hoàn thành nhiệm vụ, thông qua trải nghiệm với khổ đau và nguy hiểm đã hành động để chống lại kẻ thù cùng sự giúp đỡ của những ngƣời có phép thuật” (Linda Dégh) [98; 279]. Do đó, một số lƣợng lớn các danh mục mô tip của truyện kể dân gian đều liên quan đến vấn đề di chuyển. Trong Motif –
index of Folk – Literature của S.Thompson, chủ đề Otherworld Journeys
(Hành trình đi sang một thế giới khác) kéo dài từ mục F0 đến F199, trong đó bao gồm 460 mô típ lớn nhỏ khác nhau, nhƣ: Hành trình đi lên thiên đường
(F10), Hành trình từ thiên đường trở về (F60), Hành trình xuống địa ngục
(F80 – F109). Trong mỗi mô típ di chuyển đó là các phân nhánh nhỏ chứa các mô típ liên quan đến phƣơng tiện di chuyển, thời gian di chuyển, mục đích của việc di chuyển hay vị trí của thế giới đƣợc di chuyển đến…Nhờ sự di chuyển không gian, toàn bộ không khí thần tiên của truyện cổ tích mới đƣợc lộ rõ, tính phi cản trở thống nhất độc đáo chỉ có trong cổ tích mới đƣợc thể hiện một cách đầy đủ. Nhƣ vậy, có thể khám phá truyện cổ tích theo nhiều cấu trúc hạt nhân khác nhau, nhƣng sau cùng, mô típ không gian trong cổ tích vẫn mang một vai trò đặc biệt.