Mô típ nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 54 - 60)

2.4.2 .Mô típ nhân vật ra đi

2.4.3. Mô típ nhân vật tha hóa

Truy tìm nguồn gốc sâu xa của mô típ nhân vật tha hóa trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy có hàm chứa sắc màu cổ tích. Truyện cổ tích không xuất hiện trực tiếp nhân vật tha hóa nhƣ tác phẩm văn học hiện đại nhƣng xét đến cùng nhân vật ấy gián tiếp mang dấu ấn của nhân vật phản diện - đại diện cho cái ác, cái xấu theo quan niệm dân gian. Nhân vật phản diện đƣợc tác giả dân gian xây dựng với mục đích chủ yếu là thế lực thù địch, ngăn trở nhân vật chính diện. Nhân vật này bất biến tính cách bất chấp mọi biến đổi của hoàn cảnh, đã xấu, đã ác đều đến mức lí tƣởng từ mở đầu cho đến khi kết thúc câu chuyện. Bởi vậy, theo quan niệm dân gian, những nhân vật làm điều ác phải bị trừng phạt. Do đó, mô típ trừng phạt luôn xuất hiện trong quá trình tác giả dân gian tạo dựng nhân vật phản diện.

Nếu nhân vật chính diện thƣờng nhận đƣợc phần thƣởng lên ngôi vua, cƣới đƣợc công chúa nhƣ truyện Thạch Sanh, Tiêu diệt mãng xà… hay đƣợc làm hoàng hậu nhƣ Tấm Cám, cƣới đƣợc hoàng tử trong truyện Nàng Út… thì nhân

vật phản diện phải chịu những hình phạt thích đáng. Đó có thể mụ dì ghẻ độc ác, hành hạ, âm mƣu giết con chồng trong Tấm Cám, lão phú ông tham lam trong

Cây tre trăm đốt, mẹ con tên lái buôn gian xảo đóng vai nghĩa mẫu, nghĩa huynh

trong Thạch Sanh,… Những nhân vật này phải chịu hình phạt nghiêm khắc sau những việc làm gian ác đến từ những thế lực phù trợ nhân vật chính diện: Tiên, Bụt, các vị thần hoặc các thế lực siêu nhiên thần kì khác. Mẹ con Lý Thông trong truyện Thạch Sanh bị sét đánh chết hóa thành bọ hung, ngƣời anh tham lam trong

Cây khế bị rơi xuống biển… hoặc bị trừng phạt từ chính nhân vật chính diện nhƣ

Cám trong Tấm Cám bị Tấm sai quân lính giội nƣớc sôi cho chết, mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

Nhƣ vậy, có thể thấy, nguyên nhân của cái ác thƣờng do lòng tham nảy sinh, do sự hám lợi bất chấp tất cả đẩy nhân vật phản diện đến chỗ vô ơn, bội bạc, dối trá, xúc phạm con ngƣời, xúc phạm thần linh… dẫn tới hậu quả bị trừng trị. Từ đó phản ánh nguyện vọng, niềm tin của nhân dân lao động về sự chiến thắng của chính nghĩa, của cái thiện “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy mô típ nhân vật tha hóa xuất hiện với tần xuất nhiều (12/44 truyện) mang bóng dáng của nhân vật phản diện trong truyện cổ tích. Nguyên nhân dẫn tới nhân vật tha hóa theo góc nhìn của nhà văn một phần cũng xuất phát từ lòng tham lam, hám hợi bất chấp giá trị luân thƣờng đạo lí. Từ đó khiến nhân vật suy đồi về đạo đức, tâm hồn. Đoài trong

Không có vua là hiện thân cho sự tha hóa về nhân cách con ngƣời trong xã hội

hiện đại. Làm một công chức ngành giáo dục – môi trƣờng đề cao nhân cách hàng đầu nhƣng Đoài lại bộc lộ bản chất của một kẻ trơ trẽn, vô sỉ. Đoài cƣ xử với ngƣời thân trong gia đình nhƣ một kẻ “khác máu tanh lòng”, ngôn ngữ sặc mùi của phƣờng vô học, thiếu văn hóa. “Khiêm dậy ngay, đánh răng súc miệng rồi dắt xe đi. Tốn ra khóa cửa. Đoài bị mất ngủ càu nhàu: “Thật là giờ làm việc của những đạo tặc” [70; 32]. Hắn có ý định bất chính với cả chị dâu “Tôi nói

trƣớc, thế nào tôi cũng ngủ đƣợc với Sinh một lần” [70; 38]. Đoài mang trong mình một lối sống tha hóa về đạo đức, về tƣ tƣởng trầm trọng.

Hình tƣợng con ngƣời tha hóa không kiềm chế đƣợc dục vọng bản năng xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Bƣờng trong

Những người thợ xẻ hiện lên nhƣ một kẻ đểu cáng vì dục vọng mà định chiếm đoạt cô bé mƣời bảy tuổi: “Khi Quy đi qua chỗ anh Bƣờng nấp thì vụt một cái, anh Bƣờng chồm dậy… Anh Bƣờng bịt miệng, bế thốc cô gái vào bụi rậm” [70; 155]. Tên bác sĩ trẻ trong truyện ngắn Thổ cẩm cũng đê tiện nhƣ thế. Y rõ ràng mang danh “lƣơng y” nhƣng lại không kìm chế nổi dục vọng bản năng đã chiếm đoạt thô bạo cô gái bản Hoan trong đêm trăng, sau đó tìm mọi cách rũ bỏ trách nhiệm. Không dừng lại ở đó, sự tha hóa do con ngƣời không kiềm chế bản năng thú tính còn kéo dài từ đời này sang đời khác trong cả một đại gia đình nhiều thế hệ. Chiểu trong Giọt máu hiện lên là một kẻ tha hóa, không chỉ lợi dụng chức quan để mƣu lợi cá nhân: “làm quan chỉ là nghề kiếm sống, không kiếm đƣợc là dại” [70; 172] mà còn ăn chơi sa đọa. Chiểu đi chùa cầu tự nhƣng mƣu toan chiếm đoạt ni cô Huệ Liên. Phong - con trai Chiểu cũng “thừa hƣởng” từ cha dòng máu nhƣ thế. Hắn sẵn sàng sử dụng thủ đoạn bỉ ổi để đẩy ông Tân Dân - bạn làm ăn vào tù để chiếm luôn vợ ngƣời ta. Chƣa dừng lại ở đó, Phong “vừa mắt” cô Chiêm nên đã không từ thủ đoạn cƣỡng ép. Hắn ngang nhiên thốt ra những lời lẽ đê tiện: “Thân lừa ƣa nặng, ông cho hỏi han tử tế không xong thì cả họ mày khốn nạn” [70; 193]. Nhƣ vậy, bởi vì lòng tham lam địa vị, tiền tài, dục vọng mà con ngƣời trở nên tha hóa, biến chất, chà đạp lên những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Cũng nhƣ truyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp khi xây dựng nhân vật tha hóa, độc ác xấu xa cũng sử dụng mô típ trừng phạt. Một số nhân vật đê tiện, bỉ ổi, gieo cái ác đã bị trừng phạt thích đáng nhƣ triết lí dân gian cổ xƣa. Sau bao nhiêu tội ác gây ra, nhân vật Phạm Ngọc Phong đã bị thế lực siêu nhiên trừng phạt trong kết thúc truyện Giọt máu. Không còn sự trừng phạt nào nghiêm khắc

hơn khi để cho ngƣời cha tội lỗi chứng kiến cảnh con trai chết bi thảm nhƣ thế: “Thằng Phúc nằm cong queo, ngƣời nhƣ rút hết nƣớc, đầu nó trọc lốc, khô sém, một mảnh sân gạch Bát Tràng nát vụn” [70; 202]. Để rồi sau đó, Phong bị “ốm liệt giƣờng, không ăn uống…rồi đi”, kết thúc cuộc đời của một kẻ “bạc ác tinh ma”. Hạnh trong Huyền thoại phố phường – cũng bị trừng phạt nghiêm khắc nhƣ vây. Xuất thân nghèo khó từ nông thôn, Hạnh đến chốn phố thị với khao khát “đƣợc trở thành triệu phú”. Những mộng tƣởng đó đã thôi thúc Hạnh đi ngƣợc lại phẩm giá đạo đức con ngƣời bằng cách thức vô liêm “trở thành tình nhân” của bà Thiều nhằm đoạt đƣợc chiếc vé số kia. Bi hài thay, chiếc vé số mà y đã đổi đi lại là chiếc vé trúng giải. Không cần một thế lực nào trừng phạt hắn cả, bởi hắn đã bị chính bản thân trừng trị bằng nỗi tiếc xót và căm hận. Khép lại truyện, Hạnh trở thành một kẻ tâm thần.

Mô típ trừng phạt tiếp tục trên những trang viết của Nguyễn Huy Thiệp nhƣng dấu ấn cổ tích phai nhạt đi nhiều. Bởi với nhãn quan của một nhà văn hiện đại, ông nhìn nhận những con ngƣời bị trừng phạt bằng con mắt biện chứng, đa chiều, đa diện. Thế nên, nhân vật bị trừng phạt không đơn giản đóng vai ác từ đầu đến cuối nhƣ cổ tích, mà phức tạp hơn nhiều. Ông cũng không đi quá sâu vào quá trình “tƣờng thuật” lại hành động của cái ác rồi bị trừng trị nhƣ truyện cổ mà ngƣợc lại, muốn truy tìm nguyên nhân vì sao con ngƣời lại trở nên tàn ác. Luận đề ấy đƣợc nhà văn đặt ra một cách trực diện trên trang viết “tội ác nảy sinh từ sự mông muội tinh thần” [70; 295]. Sự tối tăm ngu muôi về mặt tinh thần ấy dẫn tới nhiều cảnh đời thảm khốc, bi kịch. Cô gái mƣời sáu tuổi phạm tội giết bố và ba đứa em. Gia đình cô gái sống trên miền núi cao Tây Bắc. Trong một lần đi rừng, “ông bố không kìm đƣợc thú tính đã hiếp X”. Phẫn uất, cô gái nhân lúc ông bố ngủ đã dùng dìu giết ông ta, sau đó khóa cửa nhà thiêu sống ba đứa em… Đọc cổ tích, nhân vật thực hiện hành vi ác không kém nhƣ mẹ con dì ghẻ trong Tấm Cám

chặt gốc cau khiến Tâm ngã chết, rồi những nhân vật yêu tinh, mãng xà ăn thịt ngƣời…nhƣng ngƣời đọc cũng không có sự ám ảnh ghê rợn nhƣ truyện của

Nguyễn Huy Thiệp. Bởi, dân gian chỉ đề cập tới những hành động này mà không miêu tả bằng những chi tiết đời thực nhƣ nhà văn hiện đại. Còn với Nguyễn Huy Thiệp, điều ông quan tâm không phải lại sự miêu tả lại hành động tội ác này của cô gái, rồi hình phạt thích đáng cho kẻ tội đồ ra sao. Ông muốn hƣớng ngƣời đọc đến hành vi thú tính của ngƣời bố - nơi khởi nguồn cái ác của cô gái. Chính sự ngu muội về tinh thần khiến ông bố làm điều loạn luân thú tính với cô con gái, dẫn tới hành động cái ác tiếp tục nảy sinh ở cô con gái. Và từ đó, Nguyễn Huy Thiệp đã có phát hiện rất quan trọng: “Tội ác sinh ra tội ác. Ngay từ xƣa ngƣời ta đã nói: “Ác giả ác báo, hại nhân nhân hại”. Tội ác cứ nhân thêm. Và đến lúc nào đấy, sẽ bốc lửa. Sự trừng phạt sẽ đến” [70; 297]. Cái ác nếu không đƣợc diệt trừ một lúc nào đó sẽ vùi chôn tất cả loài ngƣời.

Nguyễn Huy Thiệp đã không ngại ngần “vạch trần” bản chất của con ngƣời trong xã hội hiện đại trên trang viết. Với việc sử dụng mô típ nhân vật tha hóa, nhà văn đã thành công khi tạo dựng cả một thế giới nhân vật sống động nhƣ hiện thực vốn có. Mặc dù, dấu ấn cổ tích chỉ hiện lên thoáng qua trong mô típ này nhƣng những nhân vật tha hóa vẫn mang bóng dáng của nhân vật phản diện của truyện cổ xa xƣa. Đặc biệt, Nguyễn Huy Thiệp đã linh hoạt sáng tạo khi sử dụng mô típ trừng phạt trong việc khắc sâu nhân vật tha hóa. Với mô típ nhân vật nhƣ vậy, nhà văn đã đƣa đến cho độc giả cái nhìn chân thực, đa diện đa chiều về con ngƣời trong cuộc sống.

Tiểu kết chƣơng 2

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện những mô típ nhân vật cổ tích với tần suất lớn. Mô típ nhân vật tài năng, mô típ nhân vật ra đi, mô típ nhân vật tha hóa là những mô típ phổ biến đƣợc nhà văn sử dụng khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Một mặt, nhà văn tiếp nối mạch chảy này của truyền thống văn học, mặt khác Nguyễn Huy Thiệp lại khai thác sáng tạo và đã tạo nên nhiều nội dung tƣ tƣởng, giá trị nhân văn mới, phù hợp với nhịp sống của con ngƣời hiện đại. Có lẽ đó cũng là một phần lí do các nhà nghiên cứu gọi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp bằng những cái tên “phản cổ tích”, “giả cổ tích”, “nhại cổ tích”. Từ đó, tạo cơ sở để khẳng định rằng, điều hình thành nên giá trị cho những tác phẩm văn học chính là cách nhìn nhận khai thác của ngƣời nghệ sĩ về những vấn đề muôn thuở của con ngƣời nhƣ quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với tiền bạc vật chất, con ngƣời với thiên nhiên… Nguyễn Huy Thiệp đã thành công khi mở rộng biên độ về cách nhìn con ngƣời. Trong hiện thực, con ngƣời có nhiều mặt sáng tối khác nhau, gắn với hoàn cảnh hoặc từng khúc đoạn của cuộc đời. Cái hay của Nguyễn Huy Thiệp là để con ngƣời hiện lên vừa thân quen, vừa xa lạ; trong cũ có mới. Ông dùng những mô hình cũ (mô típ nhân vật truyện cổ tích) để gửi gắm con ngƣời hiện tại – những con ngƣời cá nhân thời kì đổi mới. Nhờ vậy những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mới mang một phong cách riêng biệt, tạo sức hấp dẫn lớn đối với độc giả…

CHƢƠNG 3

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT – BIẾN ĐỔI TỪ MÔ TÍP CỔ TÍCH ĐẾN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Không gian nghệ thuật là một trong những thành tố quan trọng làm nên cấu

trúc nội tại và kiến tạo nên một tác phẩm văn học hoàn chỉnh. I.U.Lotman khẳng định: “Việc chú ý đến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm nhƣ một không gian hình ảnh đƣợc khu biệt, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một thế giới vô hạn là không gian bên ngoài tác phẩm” [39; 376]. Không gian nghệ thuật vừa cho thấy những quan niệm và sự tri giác không giống nhau về thế giới vừa là sự biểu đạt chiều sâu cảm thụ của nghệ sĩ hay một giai đoạn, trào lƣu văn học. Nghiên cứu không gian nghệ thuật cho ta cái nhìn khách quan khi khám phá tính độc đáo của tác phẩm văn học.

Một phần của tài liệu Tiếp biến mô típ cổ tích trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)