2.4.2 .Mô típ nhân vật ra đi
3.3. Những biến đổi từ mô típ không gian của truyện cổ tích đến truyện ngắn
3.3.2. Mô típ không gian dòng sông, biển cả
Dòng sông có thể coi là một trong những cổ mẫu của văn hoá nhân loại. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, hình ảnh dòng sông đóng vai trò là không gian ranh giới mang ý nghĩa rất đặc biệt. Biểu tƣợng sông hay dòng nƣớc chảy đồng thời là biểu tƣợng khả năng của vạn vật, của tính lƣu chuyển của mọi dạng thể, của sự sống – cái chết và sự đổi mới. Dòng sông vì thế luôn gợi lên lòng tôn kính và sự sợ hãi, “đừng bao giờ vƣợt qua những dòng sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trƣớc đó chƣa đọc lời cầu nguyện. Ngƣời qua sông mà không tẩy uế bàn tay khỏi những điều ác vấy bẩn chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình” [7; 829]. Cùng với biểu tƣợng dòng sông, biển cả cũng đƣợc hình dung nhƣ là hình ảnh của trạng thái bất phân nguyên thủy, của tính vô định khởi nguyên do diện hình rộng dƣờng nhƣ vô tận của chúng. Trong kinh Samyuttanikaya (Tƣơng ƣng bộ) đã nói đến biển nhƣ một thế giới cảm tính: “Ai đã vƣợt qua biển cả với những bầy cá mập và yêu ma của nó, với những ngọn sóng khủng khiếp…ngƣời ấy có thể nói đã đi đến tận cùng thế giới và bƣớc sang phía bên kia” [7; 280]. Nhƣ vậy, không gian dòng sông và biển cả đã trở thành biểu tƣợng ngầm ẩn cho những khó khăn, thử thách hiểm nguy mà con ngƣời bắt buộc phải trải qua để đi đến một thế giới khác với mục đích thay đổi số phận. Khi đi vào những câu truyện cổ tích, chuyến đi vƣợt qua không gian dòng sông, biển
cả ấy đƣợc hình dung nhƣ chuyến đi đến thế giới khác với các mô típ: Thế giới
khác ngoài biển khơi ở phía Tây (A692.1), Đi xuyên qua nước để đến thế giới
khác (F153).
Không gian dòng sông cũng giống nhƣ không gian rừng núi, không đƣợc miêu tả chi tiết cụ thể trong cổ tích. Không gian ấy thƣờng xuất hiện với vai trò nhƣ là con đƣờng, cửa ngõ hay là ranh giới dẫn lối vào thế giới dƣới thấp (âm phủ, thủy cung) nhƣ truyện Ông Dài ông Cộc hay là sự tích thần sông Kỳ Cùng, Sự
tích Dã Tràng, Người thợ mộc Nam Hoa…
Mô típ không gian dòng sông, biển cả cũng là một mạch ngầm đậm chất cổ tích chảy trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nhƣng đến mô típ không gian này, chất kì ảo chỉ còn là những nét vẽ mờ nhòa, phảng phất. Nhà văn không phủ một lớp màu diệu kì đậm nét nhƣ không gian dòng sông trong cổ tích, bởi có lẽ mục đích tạo dựng không gian này của Nguyễn Huy Thiệp không giống tác giả dân gian. Ngƣời xƣa, tạo nên không gian dòng sông nhƣ là một cánh cửa, một lối đi mở ra một không gian diệu kì khác trên hành trình rời nhà ra đi của nhân vật. Không gian khác đó đậm nét kì ảo - không gian thủy cung, không gian âm phủ. Từ đó thể hiện khao khát của ngƣời xƣa muốn vƣợt thoát khỏi thực tại, chinh phục tới một không gian khác, nhận đƣợc điều kì diệu làm thay đổi cuộc đời. Vƣợt qua hàng ngàn năm, đến với tƣ duy con ngƣời hiện đại, có lẽ niềm tin về một thế giới không có thực nhƣ thế gần nhƣ không còn tồn tại. Bởi vậy nên, Nguyễn Huy Thiệp tuy mƣợn mô típ không gian trong truyện cổ dân gian, nhƣng hàm ý gửi vào trong đó lại mang đậm nhãn quan của con ngƣời hiện đại.
Qua khảo sát có thể thấy 10/44 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện mô típ không gian dòng sông. Không gian đó gắn với mỗi câu chuyện khác nhau nhƣng đều có chung ý nghĩa - dòng sông tƣợng trƣng cho dòng chảy vô thƣờng của đời sống với vô vàn những đổi thay, thăng trầm. Ý nghĩa ấy đã đƣợc Nguyễn Huy Thiệp lƣu giữ lại nhƣng đƣợc đẩy lên một mức độ cao hơn, trở thành triết lí về cái vô thƣờng. Trƣớc hết, sự vô thƣờng hiện ra
qua sự biến dịch của tự nhiên. Đọc Chảy đi sông ơi, ta nhận thấy ẩn sau nét êm ả, bình yên của dòng sông là sự chuyển vần không ngừng. Không gian dòng sông không cố định, bất biến mà thay đổi theo mùa: “Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng… Mùa đông có cả những con sáo lông đen chân vàng đậu trên sợi dây thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía bên kia sông”. Một ngày trên sông, cảnh vật cũng biến đổi không ngừng. Khi chiều buông, dòng sông lan tỏa tiếng chuông nhà thờ. Tới đêm, dòng sông phản chiếu ánh sao với “những vệt lăn tăn bàng bạc đẹp đến lạ lùng”. Trời dần sáng, “một dải sƣơng mù buông toả trên sông, không thể phân biệt ranh giới giữa bến với bờ, giữa đƣờng mặt sông với nền trời” [66; 6]. Và cũng chính cảnh vật trên sông đã khiến nhân vật tôi trong Con gái thuỷ thần lần đầu tiên thấm thía cảm giác về lẽ vô thƣờng: “Sóng vỗ bờ, đẩy xác những con phù du, những con vờ chết đến tận sát chân tôi. Ấy là cảm giác về lẽ thƣờng, lẽ vô thƣờng lần đầu tìm đến rón rén thăm dò tâm hồn tôi” [70; 120].
Không gian dòng sông trong cách nhìn của Nguyễn Huy Thiệp cũng chính là dòng đời chảy trôi bất tận. Ông nhận ra sự biến đổi không ngừng của cuộc đời cũng nhƣ sự hữu hạn của kiếp ngƣời nhƣng không rơi vào chủ nghĩa hƣ vô (tƣ tƣởng đoạn diệt). Ông chấp nhận cuộc đời là vô thƣờng, không có gì là chắc chắn, trƣờng tồn mãi mãi bởi vậy nên bình thản trƣớc sự chảy trôi của thời gian. Từ đó, phần nào ta nhận ra triết lí cuộc sống của Nguyễn Huy Thiệp ẩn dấu sau từng trang truyện - sống thuận theo tự nhiên. Phảng phất đâu đó trong không gian dòng sông kia, ta nhìn thấy bóng dáng nhà hiền triết từng trải, am hiểu lẽ đời, đủ tĩnh tâm trƣớc những biến chuyển của dòng đời: “Con sông tựa nhƣ giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giống nhƣ một ngƣời hiểu biết tất cả nhƣng mải mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì” [66; 5].
Trong triết lí vô thƣờng của Nguyễn Huy Thiệp ta thấy có âm hƣởng của Phật giáo. Một lần nữa mô típ không gian dòng sông trong truyện cổ với ý
nghĩa chỉ con đƣờng đi đến thế giới khác đã giúp Nguyễn Huy Thiệp thành công đặt ra một luận đề tôn giáo. Đó là triết lí “đáo bỉ ngạn” của nhà Phật. Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ rõ triết lí này khi mở đầu vở kịch Đến bờ bên kia: “Đến bờ bên kia” (Đáo bỉ ngạn: Paramita) là một thuật ngữ đạo Phật, phiên âm là Ba-la-mật-đa có nghĩa là con đƣờng chính đạo, vƣợt qua biển sinh tử đến bờ Niết Bàn. Ba-la (Para) có nghĩa là bờ bên kia, mật (mita) có nghĩa là đến. Nếu có thể thẳng tiến không lùi, thành tựu Phật đạo thì đấy gọi là “đáo bỉ ngạn”-“đến bờ bên kia”. Một nghĩa khác có thể hiểu rằng làm việc gì mà thành công cũng gọi là “đến bờ bên kia”.[69; 51]. Nhƣ vậy, hành trình “sang sông” của con ngƣời đƣợc xem nhƣ đã đến bến bờ giác ngộ. Kết thúc truyện
Sang sông, sau khi em bé đƣợc giải cứu, mọi ngƣời đều đã đi lên bờ, chỉ còn
nhà sƣ ngồi lại trên thuyền giục chị lái đò quay thuyền về. Nhà sƣ không sang sông không có nghĩa là nhà sƣ không thể giác ngộ, không thể “đến bờ bên kia”. Nguyễn Huy Thiệp để câu chuyện khép lại nhƣ thế bởi ông muốn gián tiếp đối thoại với cái nhìn Phật giáo. Lê Huy Bắc đã khẳng định: “Mọi tri thức của con ngƣời, cho dù có rộng mở đến mấy cũng chỉ là vô cùng nhỏ nhoi trƣớc trời đất khôn cùng. Những ngƣời đã sang sông kia chỉ là sự sang sông mù lòa. Sự quay về của nhà sƣ là sự quay về của giác ngộ” [2; 252]. Đó là sự giác ngộ về chính bản thân con ngƣời. Có lẽ, nhà sƣ nhận ra rằng chƣa “ngộ đạo”đƣợc về chân lý cuộc đời đích thực. Sự quay trở về của nhà sƣ đồng nghĩa với việc dám thẳng thắn đối mặt với những vƣớng mắc trần tục. “Nhà sƣ xƣa sang sông để đến bờ giác. Nhà sƣ nay quay về để chịu cùng nhân loại những cơn mê bất tận của cuộc chơi lí trí chƣa tàn” [2; 252]. Nhƣ vậy, từ triết lí vô thƣờng, Nguyễn Huy Thiệp đã đi đến một thái độ sống tích cực. Tiếng gọi đò ráo riết bên sông cuối tác phẩm Chảy đi sông ơi phải chăng chính là lời hối thúc con ngƣời phải hòa nhập vào dòng chảy mải miết, bất tận của cuộc đời? Và có lẽ, Nguyễn Huy Thiệp không vô cớ ngẫu nhiên để câu hát “Chảy đi sông ơi” điệp đi điệp lại trong câu chuyện ngay từ nhan đề. Hay trong
truyện Con gái thủy thần, cứ trở lại nhiều lần điệp khúc “Trƣớc mặt tôi, dòng sông đang thao thiết chảy” khiến cho dòng sông với nhịp trôi chảy trở thành biểu tƣợng cho sự vẫy gọi của cuộc đời.
Không gian dòng sông còn mang ý nghĩa vừa đại diện cho nguồn mạch của sự sống vừa tƣợng trƣng cho nguồn mạch của cái chết. Dòng sông ẩn chứa sức mạnh huyền bí, có thể nuôi sống hoặc hủy diệt vạn vật. Bởi vậy, dòng sông trở thành một biểu tƣợng linh thiêng của sự thờ cúng xuất phát vừa từ lòng tôn kính, vừa do nỗi sợ hãi của con ngƣời. Trong văn hóa tâm linh ngƣời Việt, có tục thờ Mẫu Thoải (Thủy Cung Thánh Mẫu) - ngƣời mẹ của các nguồn nƣớc. Mẫu Thoải coi sóc sông nƣớc, vào mùa nƣớc lên cao thì Mẹ nƣớc ngăn lũ, chống lụt, lúc trời khô hạn thì Mẹ nƣớc làm mƣa. Vì đức độ, yêu thƣơng con dân nên bà đƣợc tôn phong là Mẫu Đệ Tam trong đức thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Lòng tôn kính dòng sông đi liền với nỗi ám ảnh sợ hãi, tạo nên những vị thần sông mà hàng năm con ngƣời phải thờ cúng, gọi là thần Hà Bá theo quan niệm dân gian.
Không gian dòng sông trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng mang tính hai mặt nhƣ thế. Dòng sông đem đến nguồn sống cho những ngƣời dân chài. Những hình ảnh về tiếng gõ đuổi cá lanh canh trên mặt sông, tiếng song vỗ oàm oạp bên mạn thuyền, những con cá mòi màu trắng bàng bạc đầy trong lòng thuyền, mùi cá nƣớng thơm ngậy…đều là sự cụ thể hóa về vai trò nguồn sống của dòng sông. Nhƣng đồng thời bên cạnh đó, nhà văn cũng tạo dựng một không gian sông với ý nghĩa nguồn chết bí ẩn, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Nỗi sợ hãi ám ảnh về Hà Bá, về đầu lâu ngƣời chết đuối…luôn thƣờng trực với nhân vật “tôi” trong Chảy đi sông ơi. Từ đó có thể thấy, ngay trong sự sống mà sông ban tặng đã chất chứa trong lòng nó những hiểm hoạ của cuộc cạnh tranh sinh tồn.
Mô típ không gian dòng sông dƣới góc nhìn của Nguyễn Huy Thiệp còn là nơi sản sinh ra những huyền thoại, những truyền thuyết huyễn hoặc, hoang
đƣờng. Đó là huyền thoại kì bí về con trâu đen phi trên mặt nƣớc nhƣ phi trên cạn, hay ra tay cứu giúp những ngƣời dân lƣơng thiện. Với Nguyễn Huy Thiệp, dòng sông vừa là nơi sản sinh huyền thoại nhƣng đồng thời cũng là nơi hóa giải những huyền thoại linh thiêng ấy. Bởi trên nền không gian dòng sông mênh mang, thơ mộng trữ tình, phảng phất chút huyền ảo, nhà văn đồng thời tạo dựng những không gian hiện thực không khí ngột ngạt khi ngƣời ta tranh giành từng li từng tí miếng cơm manh áo của nhau. Trong cuộc sống mƣu sinh vất vả, nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền trở thành một trách nhiệm nặng nề đè nặng lên vai những ngƣời dân chài khốn khó. Và để sinh tồn, họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ thậm chí có thể từ bỏ những thứ gọi là nhân cách, đạo đức con ngƣời, tình yêu thƣơng đồng loại. Nguyễn Huy Thiệp đã phơi bày một sự thật đau lòng về những con ngƣời ấy - lờ đi tất cả mọi cái chết trên dòng sông bởi “những ngƣời đánh cá có lệ không cứu những ai chết đuối”. Nhà văn đã có một cái nhìn bao dung, thấu hiểu bản chất khi chỉ ra hành động của họ chỉ đáng thƣơng chứ không đáng trách, bởi “Có ai yêu thƣơng họ đâu… Họ đói mà ngu muội lắm” [66; 13]. Sự xuất hiện của không gian thực nhƣ một yếu tố nghệ thuật quan trọng giúp Nguyễn Huy Thiệp giải thiêng các huyền thoại. Quá trình giải thiêng hóa không gian huyền thoại thể hiện rõ ở cái chết bi thƣơng của chị Thắm lái đò. Chị đã cứu biết bao ngƣời chết đuối ở khúc sông này, trong đó có cậu bé bến Cốc – nhân vật tôi nhƣng chính chị lại chết đuối mà không ai cứu. Không gian huyền thoại của dòng sông với truyền thuyết về con trâu đen hay cứu giúp những ngƣời lƣơng thiện đƣợc chuyển hóa thành một không gian hiện thực phũ phàng của ngƣời đời trƣớc cái chết của ngƣời phụ nữ thánh thiện. Sự thực phũ phàng ấy tiếp tục đƣợc tô đậm khi nhà văn để ngƣời phụ nữ ấy còn chết lần thứ hai trong sự lãng quên, lạnh nhạt của ngƣời đời “Bao nhiêu năm nay, chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm… Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi!” [66; 16]. Điều này phải chăng chính là minh chứng cho một triết lí mà nhân
vật của Nguyễn Huy Thiệp đã nêu trong Chút thoáng Xuân Hương: mọi cái thanh cao vẫn chết trong cõi dung tục nhƣ thƣờng.
Nguyễn Huy Thiệp còn tạo dựng không gian dòng sông mang sức mạnh thanh tẩy, cứu rỗi tâm hồn con ngƣời. Trong Chảy đi sông ơi, “tôi” sau khi đƣợc chị Thắm lái đò cứu khỏi dòng nƣớc xiết đã “trào dâng cảm giác dễ chịu lạ lùng, nhƣ vừa tắm xong, nhƣ vừa gột rửa đƣợc điều u ám”. Lời nói của chị Thắm nhƣ gột rửa tâm hồn cậu bé bến Cốc, xóa tan đi những u ám, căm phẫn bấy lâu nay với những tên trùm đánh cá trong tiềm thức ngây thơ của cậu. Một khi tâm hồn đã đƣợc gột rửa, cách nhìn nhận cuộc đời cũng đổi thay. “Tôi” thấy cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình trở nên tƣơi đẹp lạ lùng. Không những thế, cậu còn cảm nhận đƣợc biết bao nỗi buồn dồn nén trong giọng hát, trong tiếng gọi đò của ai đó ngân nga trên dòng sông vắng. Trong Con gái thủy thần, Chƣơng cũng đƣợc không gian dòng sông thanh tẩy tâm hồn nhƣ thế. Sau nửa tiếng đồng hồ bơi trên sông, cố bắt cho đƣợc đứa con gái cầm đầu lũ trẻ ăn trộm mía, đối mặt với Mẹ Cả, Chƣơng đã ngộ ra sự vô nghĩa của tất cả những công việc mình làm. “Tôi thấy ngƣợng ngùng. Nửa đêm, tự dƣng lại đi trần truồng bơi ở trên sông, khua khoắng rầm lên, mà vì cái gì cơ chứ! Dăm cây mía có đáng là bao?” [70; 97]. Chƣơng cũng nhận ra sự vô nghĩa lí, sự tù đọng của toàn bộ đời sống quanh mình: “Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt ngƣời. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm, không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm đau khổ” [70; 97].
Bên cạnh không gian dòng sông là không gian của biển cả, chúng cố kết với nhau tạo thành điệp khúc lặp trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Không gian biển xuất với tần số không lớn, chỉ thấp thoáng trong Con gái thủy thần. Tuy vậy, biển vẫn trở thành một không gian ám ảnh ngƣời đọc. Nếu mô típ không gian biển cả trong truyện cổ tích nghiêng về ý nghĩa là không gian ranh giới và cản trở, dẫn lối vào thế giới kì ảo - thủy cung thì
không gian ấy hiện lên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang hàm ý khác. Biển dƣới góc nhìn của Nguyễn Huy Thiệp là một không gian tự do, rộng lớn để con ngƣời có thể sống trọn vẹn với những mơ ƣớc, khát vọng của mình. Bởi vậy, hình dung về biển đối với Chƣơng là sự hình dung về một không gian rộng lớn với “những chân trời, chân trời và mặt biển rộng xa vời”. Ý nghĩa ấy càng trở nên sáng tỏ hơn khi đặt không gian biển trong tƣơng quan đối lập với không gian tù đọng của làng quê mà Chƣơng luôn