Nhân vật bi kịch bị tha hóa nhân phẩm

Một phần của tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 73 - 86)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Quan niệm bi kịch "sắm vai" và thế giới nhân vật bi kịch xã hội trong truyện

3.2.3. Nhân vật bi kịch bị tha hóa nhân phẩm

Nguyễn Minh Châu luôn quan niệm nghề viết văn là một nghề cao quý. Không giống như những nghề khác nó đòi hỏi mỗi nhà văn phải dành nhiều tâm lực và bút lực để có được những con chữ chắt lọc từ tâm can mình. Vì thế, ông luôn tự hào bởi mỗi trang văn ông viết như con tằm rút ruộ nhả tơ,ông coi trọng nghề viết và lao động sáng tạo nghệ thuật chân chính, viết ra những điều thực từ trong trái tim, trí óc của mình . Đặt Nguyễn Minh Châu lên bàn cân với nhiều tác giả cùng thời khác, chúng ta vẫn thấy ông tỏa sáng

nổi bật dù ngôn từ văn chương không quá cầu kì, hoa mỹ hay có khả năng ru ngủ lòng người. Giữa hành trình sáng tác khốc liệt, cuộc cạnh tranh giữa các tác giả không bao giờ ngừng nghỉ, họ không chỉ không được lặp lại người khác, mà còn không thể lặp lại chính mình vì sẽ gây nhàm chán cho độc giả. Tuy nhiên, họ còn phải luôn lao động không ngừng nghỉ để bắt kịp thời đại, không bị lãng quên giữa muôn vàn tác giả khác. Nguyễn Minh Châu thực hiện những tôn chỉ nghệ thuật trên vô cùng nhuần nhuyễn. Bước chân của ông đầy bền bỉ và vững chắc. Không sáng tác ồ ạt hay chạy theo thị hiếu thị trường, ông trầm lặng hoạt động nghệ thuật, giữ lửa trong lòng và chờ đợi cảm xúc phôi thai. Các truyện ngắn của ông mang màu sắc đậm đặc Nguyễn Minh Châu, nó không chỉ sâu sắc về nội dung mà còn đẩy vào lòng người đọc cảm xúc ám ảnh thông qua một số hình tượng nhân vật như người đàn bà làng chài, lão Khúng,... Ông chỉ viết những gì mình am hiểu, tin yêu điều đó được thể hiện rõ trong đề tài sáng tác. Nguyễn Minh Châu đã rất thành công khi viết về thân phận của những con người mang những số phận bi kịch riêng. Ngoài ra, ông không chỉ đi sâu vào miêu tả bi kịch của nhân vật mà còn bóc trần, phơi ra ánh sáng những mảng màu u tối của sự tha hóa bằng góc nhìn thấu cảm, nhưng cũng mạnh mẽ lên án. Các nhân vật tha hóa trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không giới hạn trong bất cứ loại người hay thời đại nào, nó trải dài trong hầu hết các tác phẩm như một sinh thể bắt buộc phải xuất hiện để đẩy cao trào, kịch tính truyện lên cao. Từ đó, Nguyễn Minh Châu thể hiện quan niệm về con người tha hóa bằng ánh nhìn vừa mạnh mẽ, gai góc, phẫn nộ, vừa đồng cảm, vị tha, cao thượng.

Về hình tượng con người tha hóa, Nguyễn Minh Châu còn quan niệm mỗi nhà văn cần phải có sự tỉnh táo trong cách nghĩ, cách viết. Nguyễn Minh Châu cho rằng người viết văn xuôi cần phải bình tĩnh. Bình tĩnh trải nghiệm, bình tĩnh để hiểu và cảm hết những điều đang diễn ra, có thể đưa vào tác

phẩm những điều mới mẻ, có ý nghĩa, thú vị mà người khác không nhận ra. Ta có thể nhận thấy, ông là người có ý thức về thiên chức, sứ mệnh của người cầm bút. Với Nguyễn Minh Châu, văn chương không cần đến tuổi tác, tuổi đời cũng như tuổi nghề mà điều quan trọng nhất là cứ nỗ lực viết. Cách ông sáng tạo các nhân vật tha hóa dựa trên những điều đang diễn ra đều bắt nguồn từ quá trình bình tĩnh trải nghiệm đó. Ông không xô bồ tái tạo nhân vật của mình bằng những hình tượng xa vời hay vì mục đích “câu khách”, các nhân vật của Nguyễn Minh Châu đều có những lí do sâu xa tiềm tàng để dẫn đến số phận bi kịch trượt dài, có kẻ vì gánh nặng mưu sinh mà trở nên tha hóa, từ một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi” [10;343] trở thành một người chồng vũ phu “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh” [10;344] như nhân vật người chồng trong Chiếc thuyền ngoài xa, là Hạng trong truyện ngắn cùng tên khi bản chất kiên cường, cao cả của một người lính đã thay đổi dần vì hoàn cảnh cuộc sống thời bình, là ông họa sĩ vì danh tiếng mà đánh mất lời hứa của mình trong Bức tranh,... Dù nhân vật xuất phát điểm từ ngành nghề nào, gặp phải bi kịch ra sao thì Nguyễn Minh Châu đều cho họ một con đường để hoàn lương và hối hận vì quá khứ sai lầm mà họ đã gây ra hoặc lí giải được tận cùng nguyên nhân của bi kịch bị tha hóa.

Truyện ngắn Mùa trái cóc ở miền Nam lại tập trung khai thác những khoảng tối khuất lấp của những năm tháng chiến tranh, cái sự thật trần trụi mà khi đi vào những trang lịch sử hay văn chương nghệ thuật có thể nó sẽ bị lu mờ hoặc bị lãng quên. Có thể thấy trong câu chuyện này một nhà báo đang tcas nghiệp cũng chính là người kể chuyện. Bằng sự tinh tế và con mắt nghề nghiệp nhà báo đã nhận thấy trong cách sống, lối hành xử của một bộ phận người lính nơi anh đang tác nghiệp có điều gì đó không bình thường. Dưới cái nhìn nghiêm khắc của nhân vật Tôi, hiện thân cho nhân vật bị tha hóa đó

chính là Toàn, là Đĩnh, là một góc tâm hồn đã bị tha hóa, biến chất trong con người Thái. Soi chiếu dưới nhiều điểm nhìn khác nhau, chân dung Toàn hiện lên khá đầy đủ về ngoại hình lẫn tính cách. Ẩn trong cái dáng vẻ điển trai, thanh tú đến lạ kỳ là bản chất của một kẻ tàn ác và bần tiện, cái ác lạnh lẽo của một kẻ khát thèm quyền lực, sẵn sàng đặt mìn đồng đội và chà đạp lên cả tình mẫu tử. Nhân vật Đĩnh cũng không khác gì Toàn ở sự giả dối và thói hám quyền lực mà theo sự đánh giá của nhà báo thì đó là một bè lũ quỷ mà ông gọi đó là “quỷ già đời và quỷ mới tập sự” . Nhân vật nhà báo khi đã nhận thức được sự tha hóa này đã bộc lộ nỗi căm phẫn trong lòng: “Tôi thấy ghét hắn, những lời Lưu nói vẫn văng vẳng. Cái thứ dơ bẩn đã phản bội bạn bè, ôm chân Toàn diệt chiến hữu. Ngay cái việc một mình hắn ngồi lại ở đây, có mặt trong bữa rượu thịt chó này, đã thấy sự nhơ nhớp”. [10;557] Ngoài ra, nhân vật Thái cũng chính là đại diện tiêu biểu cho sự tha hóa về “tính chiến đấu”, “tính Cách mạng” trong một bộ phận cán bộ lúc bấy giờ. Vấn đề câu chuyện

Mùa trái cóc ở miền Nam nêu lên không phải chỉ là cảm quan cá nhân của một người cầm bút có trách nhiệm mà đó còn thể hiện nhưng tư duy mang tính dự báo của tác giả và là tiếng nói cảnh tỉnh về sự băng hoại trong đạo đức lối sống đang ngấm ngầm diễn ra trong một bộ phận con người. Điều đáng suy nghĩ là sự tha hóa lại đang ngấm ngầm diễn ra bên trong những người lính, những người đại diện cho cả một dân tộc anh hùng, vừa kinh qua một thời đại bão táp của lịch sử dân tộc.

Nhân vật tha hóa trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ngoài những hình tượng sa ngã trong đạo đức, lối sống, đóng vai kẻ xấu kẻ ác trong đường dây câu chuyện thì kiểu nhân vật này còn được Nguyễn Minh Châu khai thác ở góc nhìn nhẹ nhàng hơn. Đó là các nhân vật thiên về bi kịch tinh thần khi họ bị sự tha hóa quá khứ dày vò, dằn vặt lương tri. Ở đây, các nhân vật này không hẳn bị tha hóa hoàn toàn như Hạng, như Đĩnh, Toàn hay Thái, mà họ

bản chất đơn thuần là người lương thiện, nhưng vì danh lợi hay một thoáng cầu vinh mà họ sa ngã. Chính khoảnh khắc tha hóa con người ấy đã dẫn họ đến bi kịch tinh thần: bị cầm tù trong chính tâm hồn của mình. Kiểu loại nhân vật này của Nguyễn Minh Châu thường là những con người có đời sống riêng tư không mấy bình ổn. Họ phải trải qua những giây phút căng thẳng, khủng hoảng, những đau đớn dằn vặt để tự phân thân mình ra trong những cuộc đối thoại tự đối chứng, giữa hai phần tốt xấu đang hiện tồn trong bản thân. Và họ là người kể chuyện đồng thời cũng là nhân vật chính trong câu chuyện kể của mình. Câu chuyện được kể ra vì thế mang đậm dấu ấn của một lời tự thú, tự sám hối về khoảnh khắc trong quá khứ họ đã sa ngã và gây ra lỗi lầm. “Dấu vết nghề nghiệp” là cuốn hồi kí về sự nghiệp bóng đá của một thủ thành đã từng được vinh danh xuất sắc. Nhưng vị thủ thành ấy không phải không có những sai lầm đấng xấu hổ, mà suốt bao năm ông không đủ dũng cảm để nói ra sự thật. Ông đã có dự định viết lại sai lầm của mình về một trái bóng hụt, một lần thiếu trung thực trong nghề nghiệp từ khi ông ở tuổi sáu mươi, nhưng phải đến mười năm sau ông mới đủ can đảm để viết ra giấy những dòng suy nghĩ sám hối đó của mình. Đó là tấn bi kịch mà ông phải chịu đựng day dứt bấy lâu nay. Và mười ba năm sau khi đã gần đất xa trời ông mới có đủ can đảm để nói ra cái bi kịch giằng xé nội tâm ông suốt bao nhiêu năm ấy với người vợ. Một mặt vì sĩ diện bản thân ông muốn mang cái bí mật tưởng chừng nhỏ bé ấy xuống mồ nhưng mặt khác lương tâm ông lại không cho phép. Điều đáng quý ở người thủ thành là ông đã nghiệm ra quy luật tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống nhưng phải mất cả cuộc đời ông mới rút ra được kết luận “con người ta thường xuyên không hoàn hảo”.

Người họa sỹ trong Bức tranh lại mang số phận bi kịch khác, một kiểu tha hóa nhân phẩm khác mà nó đã khiến lương tâm anh ta bị dằn vặt đến mức không thể chịu đựng nổi. Năm xưa nơi chiến trường, vì sự kiêu hãnh và tự ái

nghề nghiệp mà anh người họa sĩ đã không sẵn lòng vẽ cho anh bộ đội một bức chân dung để gửi về cho người mẹ già ở quê nhà, để bà biết anh còn sống. Thế nhưng oái oăm thay cái người vừa bị từ chối giúp này lại trở thành ân nhân của chính người họa sĩ kia, chẳng những thồ tranh giúp ông mà còn sẵn sàng dũng cảm đưa ông vượt qua dòng suối dữ an toàn. Vì xấu hổ trước những hành động có phần nhỏ nhen của mình, vì muốn đáp lại ân tình của người lính ấy anh đã đồng ý vẽ một bức chân dung cho người lính và còn hứa sẽ trao về tận tay người mẹ của anh ở quê. Lúc đấy người họa sĩ tâm niệm mình sẽ làm điều ấy nhưng rồi vô tình bức phác họa kia lại đạt một giải thưởng lớn trong một triển lãm hôi họa và trở thành một bức họa nổi tiếng đưa người họa sĩ nên những thang bậc của sự vinh quang. Và có lẽ sự bận bịu với những hào quang của danh vọng đã khiến lời hứa với người lính kia bị lãng quên và bức tranh chẳng được đưa về tận tay người mẹ già của anh bộ đội như lời hứa năm xưa. Thế rồi nhiều năm sau đó, trong một lần đi cắt tóc, người hoạ sỹ đã nhìn thấy chính bức họa của mình, đã gặp lại anh bộ đội năm xưa nơi chiến trường giờ là người thợ cắt tóc, với dáng vẻ giản dị đến khắc khổ cùng với người mẹ nay đã mù loà. Và đôi mắt mù lòa ấy là bởi bà đã khóc quá nhiều vì chờ ngóng tin con. Chính cuộc gặp gỡ tình cờ ấy đã đẩy người hoạ sỹ rơi vào tình huống dằn vặt day dứt không nguôi cùng những giằng xé lương tâm vì sự vô tâm, thất hứa, tha hóa của chính mình. Bi kịch của người họa sĩ chính là việc bị tha hóa trong nhân phẩm vì danh lợi trước mắt. Nhưng Nguyễn Minh Châu đều để cho các nhân vật của mình như Hạng, như ông họa sĩ hay người thủ thành có dịp nhìn lại lỗi lầm quá khứ mà đối diện với chính tâm hồn của mình bên trong.

Từ đó, quan niệm về con người tha hóa trong lòng các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng luôn tuân thủ theo định hướng nghệ thuật của nhà văn về việc đi nhiều, viết nhiều, trải nghiệm, bình tĩnh để hiểu và cảm hết

những điều đang diễn ra và luôn dành cái nhìn nhân văn, thấu cảm, xót xa dành cho những con người rơi vào con đường tha hóa. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không hề thuần túy là phê phán, lên án hay buộc họ phải lộ diện trước ánh sáng mà luôn để cho họ khoảng lặng để tự nhận ra bi kịch cuộc đời mình bằng những phiên tòa chất vấn lương tâm hoặc lời thú tội, bộc bạch tâm sự. Kết thúc của từng nhân vật, Nguyễn Minh Châu vẫn để cho nhân vật của mình bị dằn vặt bởi chính hành động sai trái, tha hóa của bản thân ở quá khứ, nhưng sâu thẳm bên trong lòng độc giả vẫn “vỡ ra” triết lý nhân sinh về cách sống và nhìn thấu được những bi kịch trong tâm khảm của từng nhân vật tha hóa đó. Chính vì thế, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu luôn để lại những dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc.

KẾT LUẬN

Bất cứ nhà văn nào, trước khi cầm bút viết đều mong muốn tạo được dấu ấn riêng của mình trên văn đàn. Chính vì thế, việc nghiên cứu về một tác giả để tìm ra nét riêng độc đáo của họ là một việc vô cùng có ý nghĩa để giúp người đọc thấy được những thế mạnh, sở trường riêng của từng nhà văn trong việc chiếm lĩnh đề tài, sáng tạo nghệ thuật và tạo ra cho tác phẩm của mình những giá trị thẩm mĩ... Với vai trò của một người mở đường "dũng cảm và điềm đạm" Nguyễn Minh Châu đã đóng góp cho văn đàn một khuân mặt riêng không thể trộn lẫn bằng những tác phẩm giàu giá trị nhân văn. Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 khu biệt ở phạm trù bi kịch xã hội được thể hiện trong các tác phẩm tiêu biểu của ông, trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi bước đầu đưa ra những nhận định như sau:

1. Vị trí của cái bi trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 và vai trò của nó trong hệ thống giá trị thẩm mĩ mà tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đem lại là vô cùng quan trọng. Có thể khẳng định cái bi là một phẩm chất thẩm mĩ chủ đạo, tạo ra sắc thái thẩm mĩ bao trùm, góp phần quan trọng tạo nên giá trị cho những sáng tác của ông cũng như tạo nên diện mạo phong cách và hệ thống quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Minh Châu. Từ việc đánh giá vai trò và vị trí của cái bi trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 có thể nhìn ra một trong những đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 trong sự tương tác, chuyển hóa giữa các phẩm chất thẩm mĩ.

2. Thông qua việc tìm hiểu các dạng xung đột bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, chúng ta có thể nhận định các mâu thuẫn, bi kịch xã hội đều xuất phát từ hiện thực xã hội với những góc khuất của thời kì đổi mới đất nước còn nhiều bất ổn. Các dạng xung đột bi kịch này còn thể hiện nhân sinh quan sâu sắc, giàu triết lí, hiểu thấu đáo tình đời, tình người của Nguyễn Minh Châu trong việc tái hiện xã hội Việt Nam vào những năm

đầu đổi mới sau 1975.Tình người luôn luôn đầy ắp trên từng trang tuyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Có thể nói, con đường văn chương và những cống hiến của ông đã khẳng định sức sáng tạo bền bỉ, thầm lặng, đầy nhiệt huyết,và trách nhiệm. Nguyễn Minh Châu lặng lẽ đi tìm và phát hiện những vẻ đẹp nhỏ nhoi bị khuất lấp, bỏ quên hay bị đè nén trong cái đói nghèo cơ cực của cuộc sống. Dù nhân vật mà ông khắc họa thường mang nỗi khổ riêng nhưng từng hình tượng nhân vật bi kịch lại thể hiện những thông điệp nhân văn sâu sắc và day dứt. Bước đầu chúng tôi đã thấy sự chuyển hóa, tương tác giữa các phẩm

Một phần của tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)