Các kiểu cốt truyện tiêu biểu thể hiện bi kịch xã hội trong truyện ngắn của

Một phần của tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3 Các kiểu cốt truyện tiêu biểu thể hiện bi kịch xã hội trong truyện ngắn của

2.3.1. Khái niệm cốt truyện

Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm nghệ thuật. Cốt truyện là đường dây liên kết các yếu tố khác để làm nên chỉnh thể một tác phẩm dựa trên sự sáng tạo riêng biệt của từng tác giả. Nhà văn là người sáng tác cốt truyện và độc giả chính là người thưởng thức, đánh giá cốt truyện đó có hấp dẫn hay không.Với quan điểm "nghệ thuật là sự mô phỏng" Aristote đã nhìn nhận vai trò của cốt truyện trong việc tạo dựng bi kịch, ông cho rằng linh hồn và cơ sở của bi kịch chính là cốt truyện, cốt truyện chính là cái quan trọng nhất tạo nên tổng thể một tác phẩm, đặc biệt là chất bi kịch. Đến L.I.Timofeep, ông cho rằng cốt truyện thực chất là hệ thống những biến cố , cốt truyện sẽ thực sự hấp dẫn khi những xung đột, những mâu thuẫn trong đời sống xã hội được chọn lọc và tạo dựng thành một chuỗi những biến trong tác phẩm. Vấn đề đặt ra là người nghệ sĩ phải lựa chọn những quan hệ, xung đột hay biến cố nào tiêu biểu, phù hợp với đối tượng miêu để nó thực sự trở thành điển hình, có khả năng khái hóa những diễn biến của đời sống cao nhất.

Cốt truyện không chỉ là sợi chỉ đỏ liên kết tất cả các phương diện nội dung, tư tưởng, nhân vật, đề tài, tạo nên hệ thống giá trị thẩm mĩ… của một tác phẩm mà nó còn chi phối đường dây câu chuyện, quy định tính cách nhân vật. Cốt truyện còn quy định tính logic của một tác phẩm và ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của nhà văn nhằm khơi gợi tính tò mò trong độc giả. Vì thế

có thể nói, trong tác phẩm tự sự, cốt truyện chính là hệ thống các xung đột, các sự kiện, diễn biến của đời sống được mô tả, phản ánh mà qua đó các nhân vật hiện lên trong những mối quan hệ qua lại, hình thành, phát triển tính cách nhằm làm sáng tỏ giá trị tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Ví như truyện cổ tích thần kỳ Tấm Cám, Sọ Dừa với những tình tiết trong sáng, giản dị, dễ nhớ với cốt truyện ba phần: mào đầu, diễn biến và kết thúc. Đây được coi là cốt truyện căn bản nhất, đi theo thời gian tuyến tính và kịch tính xảy ra theo cái tiêu chuẩn “ở hiền gặp lành”, kẻ ác sẽ bị trừng trị. Song tính ổn định của các cốt truyện cơ bản này hiện nay đã bị phá vỡ ít nhiều. Một số nhà văn không còn đi theo cách viết cốt truyện tuyến tính nữa mà sáng tạo hơn, tạo ra nhiều kiểu cốt truyện đặc trưng cho phong cách viết riêng. Tuy cũng có có ba phần cốt truyện như trên nhưng họ có thể đảo trật tự các phần, đưa kết thúc lên trước và để nhân vật nhớ lại kể về câu chuyện đã qua. Một số nhà văn còn đặt ra nhiều cách kể chuyện không đầu không kết hoặc tối giản hết mức cốt truyện (điển hình là tập truyện cực ngắn “Lời tiên tri của giọt sương” – nhà văn Nhật Chiêu). Từ đó, các yếu tố liên quan tạo thành chỉnh thể tác phẩm như nhân vật, đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng,.. cũng được dthay đổi dựa trên cốt truyện.

2.3.2. Cốt truyện thể hiện bi kịch xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Đầu tiên, phải nhận định rằng, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 thường không có cốt truyện. Càng về giai đoạn sau nhà văn đã có sự gia tăng và phức hợp các kiểu cốt truyện. Thông qua khảo sát và so sánh với giai đoạn trước 1975, chúng tôi thấy truyện ngắn của ông sau 1975 thường được xây dựng theo một số kiểu cốt truyện: Cốt truyện kết cấu theo sự kiện, cốt truyện kết cấu theo tâm lí, cốt truyện kết cấu theo triết lí luận đề. Nhờ vào các kiểu loại cốt truyện này mà đã góp phần thể hiện bi kịch xã hội của các nhân vật trong truyện ngắn của tác giả, đặc trưng hơn cả là kiểu cốt truyện tâm lý

và triết lý luận đề.

Cốt truyện triết lý luận đề là những câu chuyện mà người viết tập trung vào các sự kiện, miêu tả chúng nhằm hướng đến nhứng khái quát mang tính luận đề. Ở kiểu cốt truyện này nhân vật thường bị nhạt nhòa, khô cứng, không có tính cách sắc nét bởi nhà văn có xu hướng nói thay nhân vật, hay nói cách khác là mượn nhân vật để gửi gắm những luận đề triết lí của mình. Một minh chứng rõ nét cho kiểu cốt truyện này là truyện ngắn "Bức tranh" của Nguyễn Minh Châu. Câu chuyện kể về một ông họa sĩ trong thời kì chiến tranh chống Mỹ. Ông đang công tác ở chiến trường miền Tây Nam Bộ thì nhận được lệnh trên ra Bắc để chuẩn bị dự cuộc triển lãm tranh ở nước ngoài. Trên đường đi, lúc dừng chân ở một cái trạm giữa rừng có một anh chiến sĩ nhờ ông vẽ cho bức chân dung, nhung ông lại từ chối. Hôm sau anh chiến sĩ ấy lại là người đến “thồ” tranh cho ông và cứu ông thoát khỏi tai nạn nguy hiểm. Hối hận, ông đã vẽ cho anh bức chân dung và hứa sẽ đem về đưa tận tay mẹ anh. Nhưng rồi ông lại quên lời hứa, đem bức tranh đóng gói cho triển lãm và ông được nổi tiếng. Tám năm sau, tình cờ họa sĩ gặp lại anh chiến sĩ năm xưa, nay là thợ cắt tóc. Ông chợt nhớ lại mọi chuyện cũ, day dứt không yên, một cuộc đấu tranh nội tâm diễn ra trong ông để cuối cùng ông phải tự thú với chính mình về những việc đã làm và vẽ bức chân dung bộ mặt bên trong của chính ông để thay cho lời tự thú. Câu chuyện dù có tình huống truyện khá đơn giản và như kể về cuộc đời bình thường của một ông họa sĩ già như bao người khác. Thế nhưng, câu chuyện được triển khai dựa trên lời tự thú của ông lão họa sĩ khi kể lại sự kiện cuộc đời mình. Tác giả, thông qua hình tượng ông họa sĩ đã đưa ra và giải quyết vấn đề theo một hướng mới qua cặp nhân vật họa sĩ và anh chiến sĩ (nhân vật tư tưởng). Từ đó, bi kịch xã hội được thể hiện triệt để thông qua cốt truyện triết lý luận đề.

đáng phê phán vừa đáng trân trọng. Và những tính cách ấy được bộc lộ qua hai lần ông vẽ tranh. Bức tranh thứ nhất, ông vẽ chân dung người chiến sĩ. Ông vẽ bức tranh này thể hiện lòng hối hận và sự biết ơn chân thành của mình, khi ông tỏ vẻ là một con người cao ngạo hay tự ái, không biết thông cảm cho anh chiến sĩ, người đã thồ tranh cho ông và cứu ông thoát chết. Anh chiến sĩ ấy lúc vừa gặp ông đã nhờ vẽ bức chân dung để gửi về cho mẹ mình nhưng ông đã từ chối. Giờ đây trước cử chỉ đẹp của anh lính, ông họa sĩ ray rứt nhìn lại mình ông đã cảm thấy mình quá nhỏ bé trước hành động độ lượng của người chiến sĩ. Và vượt qua mặc cảm kiêu ngạo ông đã nhận lỗi "Tôi xin lỗi đồng chí... – Đến mai, thế nào tôi cũng phải vẽ đồng chí. Một bức, thật đẹp!". Không nhằm dụng ý làm nghệ thuật, ông đã dồn vào bức tranh tất cả sự ngưỡng mộ, lòng hối hận chân thành của mình chỉ trong ba mươi phút, bức tranh người chiền sĩ giải phóng đã hoàn thành. Bức tranh ấy mang nét đẹp kiên cường bất khuất của người chiến sĩ giải phóng đầy lòng độ lượng và cả nét đẹp trong tâm hồn của người họa sĩ. Có lẽ vì thế mà nó trở thành tuyệt tác, trở thành đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Sự thành công từ bức tranh người chiến sĩ ấy lại dẫn đến việc làm tội lỗi của ông: Ông đã thất hứa, không đem bức tranh về cho bà mẹ luôn ngóng tin con mà lại đóng gói đem bức tranh đi triển lãm. Ông trở nên nổi tiếng và thành đạt đằng sau lời thất hứa với anh họa sĩ. Tám năm sau, khi gặp lại anh họa sĩ, nay đã là một thợ cắt tóc, ông họa sĩ đã trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, quyết liệt. Ông đã phải tự chất vấn mình nhiều khi tưởng tượng những cuộc đối thoại với anh lính rồi tìm cách biện hộ cho việc làm của mình. Ông đã định trốn thoát sự ám ảnh ấy nhưng vẫn không trốn thoát được. Nhất là khi ông biết được người mẹ già của anh chiến sĩ kia đã bị mù mắt là do quá đau khổ vì không nghe tin tức gì của con trai, khóc đến hóa mù. Từng lúc con người xấu, con người tốt trong ông đã đấu tranh lẫn nhau. Khi cái xấu bảo

ông trốn, hay lấy tiền để chuộc tội, lúc cái tốt khuyên ông phải thú nhận. Và đáng mừng thay cuối cùng phần thiện đã thắng: Ông thú nhận với người lính rằng ông đã lừa dối, đã làm cho người mẹ của anh thêm đau khổ, đã thu thêm được nhiều danh vọng, tiền của, tiếng tăm trên sự đau đớn của anh và mẹ anh. Cuối cùng thì người họa sĩ ấy đã dũng cảm đối mặt: "Bây giờ anh cứ trừng phạt tôi. Anh xử tôi thế nào cũng được". [10;133]. Trước tòa án lương tâm người họa sĩ đã thú tội, ông đã nhìn ra được cái xấu trong con người mình để vượt qua và vươn tới cái thiện, cái tốt đẹp. Đây cũng là luận đề triết lý đầu tiên về cuộc đời mà tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến độc giả về niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện trước cái xấu xa và lòng ích kỉ.

Nói riêng về hình tượng nhân vật người chiến sĩ, trong suốt tác phẩm nhà văn để cho anh im lặng. Từ lúc bị từ chối khi anh nhờ họa sĩ vẽ chân dung, anh chỉ "lẳng lặng đi xuống đồi" đến lúc gặp lại họa sĩ, bao nhiêu lần ông ta đến, bao nhiêu lần khơi gợi, anh lính vẫn lặng im. Sự im lặng ấy thể hiện anh là một con người cao thượng, giàu lòng độ lượng. Dù trong lớp vỏ bọc là anh chiến sĩ hay thợ cắt tóc, anh vẫn lẳng lặng sống một cách âm thầm như thế để mọi người chung quanh tự phán xét lấy việc làm của mình. Anh chiến sĩ tượng trưng cho ánh sáng lương tâm, là tấm gương cho họa sĩ soi lại mình. Vì thế, cặp hình tượng họa sĩ – chiến sĩ như đại diện cho hai thế đối lập tạo nên mâu thuẫn, bi kịch xã hội. Ở đây là mâu thuẫn giữa cái tốt và cái xấu, sự ích kỉ và lòng cao thượng vị tha, sự phán xét của cái tôi cá nhân và sự đánh giá của cộng đồng. Các mâu thuẫn cứ liên tục đối chọi với nhau tạo nên bi kịch xã hội về sự đối lập giữa thiện – ác. Thông qua cốt truyện triết lý luận đề, tác giả cũng đã thể hiện được triết lý luận đề thứ hai là niềm tin vào con người. Ông tin rằng trong tận đáy lòng của mỗi người, cái thiện, sự trắc ẩn, lòng vị tha cao thượng vẫn luôn tồn tại. Ông họa sĩ trong câu chuyện chính là cái bên trong của mỗi con người chúng ta. Và tác giả để mỗi độc giả tự soi chiếu bản thân

mình với nhân vật họa sĩ để tự rút ra những bài học luận đề riêng.

Cốt truyện triết lý luận đề không cần tình huống truyện quá vĩ đại, to lớn. Nó có khi chỉ là những lát cắt cuộc sống đơn giản như truyện ngắn Bức tranh, nhưng từng nhân vật tư tưởng thông qua các tình huống của truyện, qua cách xây dựng nội tâm nhân vật đều thể hiện dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn, nhằm thể hiện bi kịch xã hội hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường.

Cốt truyện tâm lý là kiểu truyện dường như không có cốt truyện theo thời gian tuyến tính. Trong các truyện ngắn có cốt truyện tâm lý, sự kiện trong truyện trở nên không phải điểm nhấn cốt yếu, nhà văn quan tâm nhiều hơn đến việc miêu tả thế giới nội tâm, những trạng thái cảm xúc của con người về cuộc sống, những chi tiết vì thế thường tinh tế hơn vì nó khám phá con người bên trong. Chính vì vậy mà ý nghĩa của truyện nhiều khi được tạo ra từ cách kể, cách chọn lựa chi tiết, cách xây dựng hình tượng nhân vật chứ không còn chỉ tập trung ở tình huống, xung đột hay cốt truyện.

Tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là một câu chuyện kể về cuộc đời, số phận của Quỳ. Cô đã từng có những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ, từng có một tình yêu trong sáng, tha thiết trong những năm tháng chiến tranh, người đó là Hòa, một anh trung đoàn trưởng. Sau khi Hòa hi sinh, sự mất mát ấy làm Quỳ đau khổ, dằn vặt vô cùng. Sau này cô lấy Ph (người bạn cũ của Hòa) làm chồng. Nhưng rồi một lần nữa bất hạnh lại không buông tha cho cô: Ph bị đi tù. Quỳ đau đớn tưởng như ngã gục, cô luôn sống trong cô đơn và mộng tưởng. Trước tình cảnh ấy, Quỳ đã được đưa vào điều trị trong bệnh viện tâm thần. Cuộc sống trong hòa bình cũng chẳng thể nào làm nguôi ngoai, chẳng thể nào xoa dịu được những nỗi đau, sự mất mát quá sức chịu đựng của một con người. Bởi thế nên cuộc sống của Quỳ ngập chìm trong cô đơn, sự khổ đau và có khi đắm mình trong thế giới hoài

niệm. Quỳ là chủ thể trần thuật, đồng thời là nhân vật trung tâm trong câu chuyện; cô đang tự kể chuyện về cuộc đời mình với bao uẩn khúc phức tạp. Ngoài Quỳ còn có một chủ thể trần thuật khác xưng "tôi". Vì vậy mà mạch truyện tiến triển trên cơ sở mạch trần thuật của "tôi" và Quỳ đan xen nhau. Trong những dòng hồi tưởng của mình, Quỳ đã cho người đọc thấy được những năm tháng tuổi trẻ đầy ý nghĩa của cô. Những dòng tự sự của nhân vật Quỳ đã cho người đọc có dịp cùng cô trở về với những ngày đã qua, sống lại cùng những kỉ niệm khi cô còn là một nữ quân y nơi núi rừng Trường Sơn, duyên dáng, thông minh, hoạt bát, yêu đời và giàu lòng nhân ái. Đó là những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ của Quỳ. Những năm tháng mà bao chàng trai đã thầm yêu trộm nhớ cô bởi những phẩm chất khả ái ấy. Chẳng những thế, nếu cùng nhân vật Tôi lắng nghe câu chuyện mà Quỳ đã tự kể về cuộc đời mình, chúng ta còn biết được chuyện của bao nhân vật khác, bao số phận khác như đó là Hậu, là Khôi, hay Hòa, Nhã, Văn... những chàng lính tuổi đời rất trẻ, ra đi khi chưa một lần yêu ai....

Cốt truyện tâm lý trong truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã tạo ra không gian mở cho Quỳ tự thuật lại cuộc đời mình. Cô tự kể về tình yêu, niềm hạnh phúc và sự thống khổ bằng lời độc thoại nội tâm. Quỳ sống lại với cảm xúc rất thật của bản thân trong nỗi đau thấm thía. tự nhận là mình ngu dại vì đã từng đi tìm những cái tuyệt đối mà sau này cô chắc rằng chẳng bao giờ có, cô đã nhận rằng mình sai lầm khi đỏi hỏi ở những người khác sự hoàn hảo, cao thượng của một thánh nhân. [10;148] Nhưng ngược lại trong cuộc đời mình, Quỳ đã lựa chọn và sống như một thánh nhân khi hi sinh tình yêu hạnh phúc của mình để thực hiện giấc mơ của Hòa, làm thức dậy một trí tuệ, một tài năng đang lầm đường lạc lối. Đặt trong câu chuyện kể, tính cách của Quỳ không đơn giản là những phản ứng do ngoại cảnh tác động vào mà đã là một thế giới nội tâm với những diễn biến đa dạng và vô cùng phức

tạp, những nhận thức cá nhân của cô trước cuộc đời. Kết quả sự lựa chọn trên của Quỳ thật ra đã được chuẩn bị từ trước khi cô tự bộc bạch điều trải nghiệm đáng quý nhất trong giai đoạn đầu của cuộc đời mình. “Trong tất cả mọi sự

Một phần của tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)