5. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Quan niệm bi kịch "sắm vai" và thế giới nhân vật bi kịch xã hội trong truyện
3.2.2. Nhân vật bi kịch hạnh phúc tình yêu
Quan điểm văn chương xuất phát từ giá trị nhân sinh không phải là mới mẻ. Nó đã tồn tại từ thời kì đầu của dòng chảy văn học. Nhà văn Nam Cao đã từng quan niệm nghệ thuật phải là những tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than, văn chương phải ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình... Hay nhà văn Thạch Lam cũng đã từng giãi bày văn chương phải làm thanh sạch tâm hồn con người, phải cải tạo đổi thay thế giới. Nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc đời, phải là tiếng nói của những người dân bé mọn. Và Nguyễn Minh Châu đã làm tròn trách nhiệm của một nhà văn khi ông đã đưa ra những giá trị nhân văn cao đẹp trong các tác phẩm về con người và cuộc đời thông qua quan niệm về con người bi kịch trong nhân sinh quan sáng tác của mình.
biệt là ông dành một địa hạt riêng để viết về bi kịch tình yêu. Nếu như trước năm 1975, ông xây dựng các nhân vật của mình gắn liền với chiến tranh và tình yêu thời chiến mang vẻ đẹp hùng tráng, lãng mạn của thời kỳ cổ vũ cách mạng và khơi dậy mạch nguồn niềm tin cho những chiến sĩ ra trận; thì đến sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đóng vai trò là một trong số những nhà văn tiên phong trong phong trào đổi mới. Các sáng tác của ông đã chấm phá thêm nét mới gần gũi hơn với đời sống con người hậu chiến, trong đó, có đề tài tình yêu đôi lứa. Ông khai thác bi kịch tình yêu trong truyện ngắn sau 1975 từ những góc khuất nhỏ nhất của cuộc sống, dù là trong hoàn cảnh chiến tranh hay thời bình. Tuy nhiên, nhắc đến bi kịch tình yêu sau 1975, Nguyễn Minh Châu không còn tạc nên những tượng đồng lý tưởng mà xây dựng các tuyến nhân vật có cá tính hơn. Ví dụ câu chuyện tình yêu của Quỳ trong truyện ngắn
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Cả trong chiến tranh và sau chiến tranh Quỳ đều hiện lên với những khát khao hạnh phúc tình yêu đến cháy bỏng, nhưng thật đau đớn vì Quỳ dường như chẳng bao giờ có được cái cảm giác mãn nguyện, tìm được sự thanh thản, bình yên, hạnh phúc. Với cô hạnh phúc luôn khiến cô phải đuổi bắt, kiếm tìm, mà chẳng bao giờ cô thực sự nắm bắt được. Mất mát trong tình yêu khiến cô dường như suy sụp, cuồng nhiệt, khao khát để rồi phải hứng chịu những mất mát khổ đau, cả đời cô khao khát hạnh phúc mà chẳng bao giờ với tới. Chính vì vậy, bi kịch tình yêu của Quỳ là do cô luôn chạy đuổi theo tình yêu lý tưởng với niềm khao khát giá trị toàn mỹ: Quỳ ở chiến trường luôn sẵn sàng làm đủ mọi công việc, cả những công việc chỉ dành cho nam giới và trở thành niềm mơ ước của biết bao chàng trai nơi chiến trường. Tuy thế, cô lại là con người cô đơn, suốt đời lang thang , đắm chìm trong khát khao đi tìm cái chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn mỹ. Có thể trong cuộc chiến tranh, Quỳ đã là một báu vật, nhưng lúc quay về đời thường với những mất mát trong hạnh phúc, tình yêu chị lại mang căn
bệnh mộng du đến mức phải vào viện tâm thần. Hòa bình đã không thể làm lành trái tim chịu nhiều tổn thương trong Quỳ và nó đã tạo thành bi kịch tình yêu không thể trọn vẹn, của khát vọng không thể với tới, của sóng gió tạo nên sự cô đơn nghiệt ngã. Nhân vật Quỳ chính là hiện thân của bi kịch tình yêu mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công trong địa hạt truyện ngắn sau 1975.
Bi kịch tình yêu trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn thể hiện qua nhân vật Huệ trong Khách ở quê ra. Thực chất ở nhân vật này ta thấy cả cái bi kịch mưu sinh lẫn bi kịch hạnh phúc tình yêu. Vốn gốc gác thị thành, chị đã tự nguyện cùng chồng khai khẩn, làm ăn kiếm sống, gắn bó với mảnh đất miền Trung khô cằn. Và rồi cái cuộc sống mưu sinh cực nhọc ấy từ lúc nào đã biến Huệ thành một con người khác, tham công tiếc việc, lam lũ, ki cóp, chắt bóp và có lúc chị còn trở nên một người phụ nữ lắm điều nữa. [10;386]. Mưu sinh đã rút cạn sức lực của chị, từ một cô gái thị thành giờ Huệ là mottj người đàn bà nông dân với đôi bàn tay đen đúa và sứt sẹo, gánh nặng cuộc sống đã in dấu trong cả ngoại hình lẫn tính cách của chị. Bi kịch tình yêu của Huệ cũng giống như tâm lý chung của nhiều phụ nữ: day dứt về hạnh phúc cũ đã tuột khỏi tầm tay. Cộc sống thực tại bộn bề vất vả là thế nhưng Huệ vẫn day dứt khôn nguôi về mối tình trong quá khứ với một con người màtrong lòng chị vừa cảm thấy thương hại, lại vừa căm giận nhưng vẫn yêu. Suốt bao nhiêu năm chị vẫn đau đáu về người đàn ông không phải chồng mình, vẫn âm thầm nhận những bức thư của người yêu cũ mà chị “vẫn trân trọng bí mật cất dưới đáy một cái chum…”. [10;392]. Và giữa sự khốc liệt của mưu sinh, của cơm áo gạo tiền (bi kịch mưu sinh) chị tìm đến tình yêu quá khứ như là một chỗ dựa tinh thần để chị dựa vào. Thế nhưng, chính điều đó lại khiến chị rơi vào bi kịch mới: Bi kịch tình yêu. Nó như một vòng lặp luẩn quẩn khiến Huệ bế tắc trong chính cuộc đời của mình. Mặc dù Huệ là
người đàn bà lý trí hơn Quỳ nhưng chị vẫn giữ bên mình lá thư của người cũ như một thứ thuộc gây nghiện. Từ đó, Huệ tự chìm đắm mình trong thứ tình yêu mộng tưởng không bao giờ thành hiện thực. Ở đây, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng hai con người đối lập trong Huệ: một bên là người mẹ tất bật, bị vắt cùng kiệt vì bi kịch mưu sinh: Huệ luôn hi vọng về một thành phố tương lai sẽ ra đời ngay trên chính mảnh đất này để đem đến sự đổi đời cho các con chị, một bên lại là người đàn bà với bi kịch tình yêu không bao giờ thành hiện thực. Kết thúc truyện, Huệ vẫn quay cuồng với cuộc sống thường ngày và tình yêu ngoài luồng mà chị nuôi dưỡng bấy lâu nay vẫn mãi không bao giờ thành hiện thực.
Những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đều có những số phận, những cuộc đời cụ thể, nhưng từ đó nhà văn đã khái quát lên thành những số phận, những cuộc đời chung. Với đề tài bi kịch tình yêu, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu tâm lý của những người phụ nữ, và đa phần, ông thay họ cất cao tiếng nói khao khát tình yêu và hạnh phúc mãnh liệt nhất. Tuy kết thúc, ông không để cho nhân vật của mình tìm được hạnh phúc riêng nhưng các tác phẩm cũng đã phần nào thể hiện được sâu sắc tư tưởng nhân văn của Nguyễn Minh Châu trong việc khắc họa những bi kịch hạnh phúc, tình yêu trong các truyện ngắn sau 1975.