Khái niệm xung đột bi kịch

Một phần của tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 36 - 38)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Khái niệm xung đột bi kịch

Văn học giai đoạn nào cũng được phát triển dựa trên những xung đột xã hội mà trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về xung đột bi kịch và các kiểu loại xung đột bi kịch đã dẫn dắt tư tưởng, quan điểm và đề tài sáng tác của các nhà văn sau 1975, trong đó có Nguyễn Minh Châu.

Nếu văn học giai đoạn 1945 – 1975 quan tâm đến một mối xung đột lớn của thời đại, không thể hoà giải, đó là hòa bình – chiến tranh, chính nghĩa - phi nghĩa, ta và địch, thì sau năm 1975, không khí hòa bình đã tạo ra một môi trường sáng tác giàu tính nhân văn hơn, gần gũi với con người và khám phá những giá trị nhân sinh khác trong tâm hồn con người. Ở đây chúng ta không bắt gặp sự tranh đấu mạnh mẽ giữa sự sống và cái chết, hay niềm căm phẫn đến tột độ đối với giặc, mà xung đột bi kịch chuyển hướng thành những trăn trở, dằn vặt bên trong nội tâm con người về những giá trị cuộc sống mang tính cá nhân hơn. Có thể nói hệ thống xung đột bi kịch sử thi thời đại trước 1975 đã dần dần chuyển hóa thành xung đột bi kịch cá nhân gắn liền với bối cảnh lịch sử - xã hội của dân tộc. Và nó nâng tầm bi kịch bằng việc giao hòa hai thời kì xung đột, mâu thuẫn bằng quan điểm xung đột bi kịch giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tính chủ thể và sử thi thời đại, mà trong đó, đề tài sáng tác được nhắc đến nhiều nhất phải kế đến nỗi đau chiến tranh thời hậu chiến với nhiều tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn sau 1975 như: Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Bến không chồng (Dương Hướng), Phố (Chu Lai), Thời xa vắng (Lê Lựu),...

kinh-ghen, Ph. Ăng-ghen đã bộc lộ quan niệm của mình về xung đột bi kịch: xung đột bi kịch xuất phát từ “đòi hỏi cấp thiết về mặt lịch sử và khả năng thực tế để thực hiện đòi hỏi ấy”. Từ đó có thể thấy, chính sự nỗ lực khẳng định giá trị con người cá nhân trong giai đoạn chuyển mình lớn lao của đời sống xã hội sau chiến tranh đã trở thành nhu cầu thiết yếu hay nhiệm vụ lớn lao của thời đại. Sự đụng độ giữa những giá trị lịch sử – cộng đồng với giá trị cá nhân là một quá trình lâu dài và tất yếu, đã được văn xuôi thể hiện phong phú và khá đầy đủ trong rất nhiều sáng tác văn xuôi sau 1975.

Bàn về các kiểu xung đột bi kịch, Hegel đã chú ý tới thẩm mĩ bi kịch hiện đại ở đặc trưng xung đột ý thức. Ông viết: “Những chia rẽ mà cơ sở là những sự khác nhau có tính chất tinh thần có thể xem là những sự đối lập thực sự thú vị bởi vì chúng bắt nguồn từ hành động đặc thù của con người."; tình huống xung đột này "xuất phát từ những yếu tố tự nhiên và tính cách", có cơ sở từ “sự va chạm giữa ý thức và cái ý định trong khi làm hành động, với nhận thức sau đây về chỗ hành động này bản thân nó là cái gì.", biểu hiện thành “một sự vi phạm có tính chất tinh thần chống lại những sức mạnh tinh thần thông qua hành động của con người.". Nói cách khác, xung đột bi kịch dù có chứa đựng trong nó sự bi thương hay mang nội dung bi hùng, nhưng đều phải được cấu thành từ mâu thuẫn hoặc sự đối lập trong tính cách, ý thức hệ, hành động,… giữa con người cá nhân với xã hội– cộng đồng, giữa con người cá nhân với con người cá nhân. Các mâu thuẫn này có thể mang tính nội tại cá nhân hoặc tính cộng đồng xã hội nhưng đều phải đi đến kết quả khắc phục hoặc không thể giải quyết mâu thuẫn.

Cũng nói về xung đột bi kịch, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên đã từng nhận định trong bài viết Bàn về xung đột của tiểu thuyết : "Xung đột nói chung là sự mâu thuẫn giữa hai đối tượng đối chọi". Ông đã gọi tên và phân loại thành xung đột bên ngoài ví dụ như xung đột thế giới quan địch với ta,

thái độ tiến bộ và bảo thủ đối với lao động, quan niệm riêng, chung về nếp sống gia đình .... ( Phạm Xuân Nguyên, Bàn về xung đột của tiểu thuyết, Tạp chí sông Hương, số 08/1986). Và còn có cả những những xung đột hướng vào bề sâu cốt lõi của xã hội xã hội, cũng có những xung đột nảy sinh bên trong con người thành những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt và lại có những xung đột ở tầng sâu mang ý nghĩa triết học, nằm trong phạm vi của sự đối nghịch vĩnh cửumà chúng ta còn cần phải dày công nghiên cứu.

Từ đó, chúng ta có thể hiểu xung đột bi kịch là sự va chạm, xô đẩy, mâu thuẫn giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối, thù địch nhau. Nhiệm vụ của xung đột bi kịch là cần phải phản ánh được những mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong xã hội và thời đại, giữa cá nhân và cộng đồng để từ đó phản ánh chúng vào các tác phẩm nghệ thuật.

2.2. Các dạng xung đột biểu hiện mâu thuẫn xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Một phần của tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)