Vai trò của cái bi trong sự thay đổi hệ thống thẩm mĩ của Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 27 - 36)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Vai trò của cái bi trong sự thay đổi hệ thống thẩm mĩ của Nguyễn Minh Châu

Với vị thế của một phạm trù chủ đạo trong hệ thống thẩm mĩ, cái bi đã góp phần quan trọng làm nên đặc trưng đa dạng hóa thẩm mĩ của văn xuôi kể từ thời kì đổi mới với những tương tác, chuyển hóa phong phú. Cái bi tạo nên những sắc thái mới cho cái đẹp, cái cao cả... Song cái bi trong tương tác

chuyển hóa với cái hài mới chính là cốt lõi của mô thức tự sự hiện đại của văn xuôi đổi mới. [3;102]

Khi nhắc đến vai trò của cái bi trong việc thay đổi hệ thống quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Minh Châu sau 1975 phải nhắc đến việc bối cảnh xã hội đã tác động đến việc nhận thức đổi mới về cái bi như thế nào.

Nếu con người trong văn học Việt Nam trước 1975 là “con người tập thể”, “thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng”, là “con người trong sự thống nhất riêng - chung”, con người mang vẻ đẹp của khuynh hướng sử thi được miêu tả bằng cảm hứng lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng thì vào thời kì hậu chiến Nguyễn Minh Châu đã đổi mới, sáng tạo, tìm tòi trong tư duy nghệ thuật về con người và bi kịch. Trước 1975 những con người anh hùng thầm lặng, cống hiến tất cả vì sự nghiệp chung của dân tộc là đại diện cho thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, như hình tượng cô giáo Thùy trong Cửa sông (1966) hay Khuê - người lính trong Dấu chân người lính

(1972). Cả Thùy và Khuê đều không khi nào nghĩ cho riêng mình, không coi trọng hạnh phúc cá nhân, bởi với họ như thế là ích kỉ, là thiếu trách nhiệm với đất nước, với nhân dân. Bị chi phối bới khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đồng thời cũng là nhiệm vụ của người cầm bút trong dòng chảy lịch sử văn học dân tộc, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng lên trong những sáng tác trước 1975 những hình mẫu nhân vật tiêu biểu, sáng ngời lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần yêu nước nồng nàn, đồng thời họ luôn ý thức được tầm vóc lịch sử và ý nghĩa mang tính thời đại của cuộc chiến trường kì, gian khó nhưng chính nghĩa. Bi kịch của họ cũng đều xoay quanh nỗi đau chiến tranh trên thân thể và tinh thần, nhưng bi kịch thời kì này không được thể hiện rõ nét vì quan điểm anh hùng ca đã lấn át bi thương. Cái hùng, cái cao cả tỏa sáng, bao bọc, chi phối mọi sắc thái thẩm mĩ khác.

Minh Châu sau 1975 dần dần thay đổi. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã chuyển hướng quan tâm phản ánh nhiều phương diện khác nhau trong đời sống của con người. Từ đó, nhiều dạng thể bi kịch được phát huy vai trò của nó nhằm lột tả nỗi đau tinh thần trong thời đại mới, những hệ quả tiêu cực mà ba mươi năm chiến tranh đã để lại. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã cho rằng văn học thời chiến chưa có gì đáng kể về tính bi thảm, tính hủy diệt, tính tàn bạo mà chủ yếu đề cao tính chính nghĩa, cái cao cả, vẻ đẹp anh hùng của con người. Ông cho rằng cái bi, tính chất của bi kịch không chỉ thể hiện trong chiến tranh với sự đau thương, mất mát, chết chóc nơi chiến trận, mà còn hiện hữu sau cuộc chiến, trở thành những cái chết trong tâm hồn, những cái chết không phải vì bom đạn mà vì hậu quả nặng nề từ chiến tranh để lại và cả những hụt hẫng sau chiến tranh... [42;67]. Có thể thấy rằng, các tác giả sáng tác sau1975 đã dũng cảm "lộn trái" cuộc chiến tranh ra, thành thực nhìn vào cái phía sau bị che khuất, để lấp vào những chỗ khuyết thiếu chưa được lấp. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã dũng cảm thể hiện nỗi đau sau chiến tranh. Đó là chân dung người anh hùng bước ra từ cuộc chiến tranh đầy tâm trạng, suy tư, dằn vặt, trăn trở, khắc khổ và cảm giác đầy bất an trước mảnh đất miền Trung vừa bị chiến tranh tàn phá xác xơ. Những chiến binh năm xưa anh hùng, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu nay lại càng phải bản lĩnh, vững vàng để đối phó với những bề bộn ngổn ngang, đổ nát, trăn trở lo toan làm sao để có thể làm hồi sinh mảnh đất quê hương yêu dấu. Người đọc thấy trong những trang văn của Nguyễn Minh Châu những khuôn mặt khắc khổ vốn từng là anh hùng nơi trận mạc mà giờ đây trở nên lạ lẫm, lúng túng với những lo toan đời thường sau chiến tranh, họ cảm thấy khó thích nghi trong cuộc sống hòa bình, nghịch lí ấy là một trong những nguyên nhân tạo nên những bi kịch xã hội. Nhà văn của chúng ta đã nhạy bén phát hiện và khắc họa những khuôn mặt ấy, những số phận ấy trong sáng tác của

mình một cách chân xác, đem lại những khoái cảm thẩm mĩ mới cho người đọc. Làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tình cảm thẩm mĩ và góp phần làm thay đổi nhận thức của độc giả về chiến tranh và những góc khuất chưa có dịp được soi tỏ trong văn học thời chiến. Cũng không nên nhìn nhận một cách cực đoan rằng văn học chiến tranh chỉ miêu tả cái hùng còn văn học hậu chiến chỉ hướng đến cái bi. Thực chất thì những sắc thái thẩm mĩ này đan xen với nhau trong nhiều trạng huống. Có điều ở mỗi thời kì có những sắc thái chủ đạo làm nên đặc điểm thẩm mĩ bao trùm của thời kì văn học.

Vai trò của bi kịch sau 1975 đã được phát huy tác dụng trong việc thay đổi hình tượng nghệ thuật và bi kịch mà Nguyễn Minh Châu hướng đến. Nói cách khác, sau khi chiến tranh kết thúc, văn học giai đoạn đầu những năm đổi mới này vẫn còn loay hoay trong việc tìm ra được mối liên hệ bền chặt giữa đời sống và văn học. Nghệ thuật nói chung vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng cũ của những năm Thơ Mới với nỗi bi kịch riêng. Phải đến những năm 1986, văn học mới xác định và định hình sự quan hệ với đời sống hay thật sự trở thành văn học vị nhân sinh. Văn xuôi đi đến bước trưởng thành lớn lao đồng thời với sự phát triển vai trò của cái bi. Đây là sự đổi thay tất yếu của đời sống thẩm mĩ. Sự xác lập lại vị trí, chân giá trị của văn học trong đời sống tinh thần xã hội đã có vai trò quan trọng của thẩm mĩ bi kịch: Những kết cục bi thảm, “không có hậu” của những số phận trong văn học xuất hiện như một quy luật “đào thải” thói quen chuộng kết thúc có hậu hay đạo lí “nhân nào quả ấy”, “ở hiền gặp lành”. Vai trò đầu tiên của cái bi ảnh hưởng đến quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Minh Châu cùng nhiều nhà văn đương thời khác là ở việc nó gắn kết văn học và cuộc đời. Cái bi đã đem lại niềm tin vào tính chân thật của văn chương bằng cách đưa vào văn học sự nghiệt ngã của số phận và để nó xảy đến đối với các nhân vật như một giá trị tất yếu. Vai trò của cái bi trong việc thay đổi quan điểm giá trị thẩm mĩ đã ảnh hưởng ít nhiều đến các nhà văn

đương thời, trong đó có Nguyễn Minh Châu. Cái bi trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trở mình gay gắt. Không còn là những nhân vật người lính với niềm trăn trở riêng và lý tưởng chiến đấu lớn lao, vĩ đại như trong

Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng hay Miền cháy,…, không còn những bi kịch về nỗi đau chiến tranh mang tầm vóc cả một chặng đường thời đại của dân tộc, Nguyễn Minh Châu sau 1975 trở nên “gần gũi với đời hơn” khi ông xây dựng những hình tượng con người bình dị trong cuộc sống. Dù đơn giản và gắn với từng ngành nghề khác nhau, có khi chỉ là số phận bé nhỏ như người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa hay người họa sĩ quên mất lời hứa với anh thợ cắt tóc trong Bức tranh, nhưng bi kịch của những con người đời thường ấy được Nguyễn Minh Châu khắc họa theo một điểm nhìn rất khác. Bi kịch của họ tưởng chừng như là tủn mủn, vụn vặt: là nỗi day dứt cả đời trong lòng người họa sĩ già khi ngày xưa đã quên gửi bức tranh về cho người mẹ đang mòn mỏi ngóng tin con của anh chiến sĩ trong truyện ngắn Bức tranh, là bi kịch chưa được bước qua bên kia bãi bồi sông Hồng để khám phá những điều hấp dẫn bên kia sông của người đàn ông tên Nhĩ trong Bến quê - Nhĩ suy nghĩ và buồn bã ngộ ra rằng: "con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình [10;326]. Và có lẽ chỉ đến khi viết Bức tranh (1987), thì quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Minh Châu mới thể hiện sự thay đổi một cách đầy đủ nhất, đa dạng nhất. Nhân vật người họa sĩ đã có dịp soi lại mình để tự nhìn nhận và phát biểu một cách trung thực nhất, thấm thía nhất: Cả kẻ xấu lẫn người tốt, cả rồng phượng lẫn rắn rết, cả thiên thần và ác quỷ đang cùng tồn tại trong con người anh. Người họa sĩ đã phải dũng cảm đối diện với chính mình và chính ông dằn vặt về câu chuyện xưa cũ liên quan đến người mẹ mù lòa và anh chiến sĩ nhờ ông họa giúp chân dung. Bi kịch trong tác phẩm Bức tranh

chân thực với đời người hơn khi đó là sự trăn trở, dằn vặt trong bản ngã người họa sĩ về lời hứa đã bị lãng quên. Hàng loạt những truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau,

Chiếc thuyền ngoài xa, hay Phiên chợ Giát ... đã góp phần làm cho quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Minh Châu càng thêm đầy đủ, và đa dạng, phong phú. Chính việc xây dựng các hình tượng nhân vật với những số phận đời thật như trên, Nguyễn Minh Châu đã có những góc nhìn mới, quan niệm mới và nhiều thay đổi trong quan niệm về bi kịch. Cái bi có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu và bất kì tình huống nào. Và vai trò của nó trở nên càng quan trọng hơn trong việc kết nối văn học với cuộc đời, để văn học phản chiếu cuộc sống bằng ánh sáng chân thành và thực tế nhất.

Chính việc thay đổi quan điểm thẩm mĩ về bi kịch như trên đã dẫn đến việc thay đổi một giá trị thẩm mĩ khác trong Nguyễn Minh Châu. Đó là nhấn mạnh vào quá trình nhận thức, hình thành những tư tưởng, tình cảm, những giác ngộ nơi người đọc, người xem. Theo Nguyễn Minh Châu " Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người"[11;95]. Ông thẳng thắn mà cho rằng: Người cầm bút nào cũng là những con người, cũng có thể có điều này điều khác, có tính xấu nhưng đã là người sáng tác, mang cái thiên chức của một nhà văn thì nhất thiết phải mang nặng trong trái tim, khối óc tình yêu cuộc sống và đặc biệt là tình yêu thương, nỗi quan hòa, sự trăn trở đối với con người.[11;95]. Khi bày tỏ quan điểm của mình Nguyễn Minh Châu cho rằng tình yêu con người của nhà văn vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là nỗi đau đớn, khắc khoải và ông đã sống, đã viết chân thành như rút ruột, rút gan vì điều ấy. Nguyễn Minh Châu dành tình yêu cho con người để sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, giá trị bi kịch của văn học phải có vai trò tác động một cách mạnh mẽ nhất tới con tim, khối óc, và không có một góc nhỏ nào của tinh thần con người mà nó không thể xâm nhập được vào.

Bởi chỉ khi tác động vào thế giới tình cảm con người, bi kịch mới mang lại cho con người xúc cảm về sự đối chọi giữa cái đẹp và cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn, cái thiện và cái ác. Và qua đó, từ các tình cảm thẩm mỹ con người xuất hiện những năng lực rung cảm và sự hòa quyện các cảm xúc, để con người có khả năng cảm thụ cái chân - thiện - mỹ. Nói cách khác, khi thưởng thức một tác phẩm văn học, người đọc có thể nhận thức về sự đối lập giữa cái thiện – ác mà từ đó nâng cao nhu cầu hoàn thiện bản thân bằng cách đúc kết ra bài học hay thông điệp nào đó từ tác phẩm văn học. Đặc biệt, bi kịch giúp cho chủ thể biết căm giận cái xấu, cái ác, cái thấp hèn, yêu mến và cỗ vũ cho cái đẹp, cái tốt, cái cao cả. Vì thế, vai trò của cái bi đã thay đổi quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu “viết để gần hơn với độc giả”. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không hề mang tính giáo huấn khô khan, mà thông qua các hình tượng nghệ thuật cụ thể, tác giả sẽ lồng ghép bên trong các ẩn dụ sâu sắc mà từ đó, tự nó cất lên thông điệp riêng gửi gắm đến độc giả. Trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, người ta thấy con người hiện lên trong muôn mặt đời thường không phải là con người nhất phiến, mà là con người đa chiều, phức tạp. Trong Chiếc thuyền ngoài xa người đọc đã từng thấy người nghệ sĩ Phùng khi chứng kiến cảnh người đàn bà hàng chài bị người chồng vũ phu đánh đập tàn bạo, lúc đầu Phùng đã nghĩ đơn giản đó là người phụ nữ "cam chịu, đầy nhẫn nhục" bởi dù người chồng có giang tay đánh đập không thương tiếc chị vẫn không một tiếng kêu van, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn. Thế rồi khi ở tòa án huyện qua những lời chia sẻ trong câu chuyện của chị, nghệ sĩ Phùng và cả chánh án Đẩu mỡi vỡ ra rằng hóa ra đằng sau vẻ lam lũ, khổ sở, đằng sau những e dè sợ sệt lại là một người đàn bà sâu sắc, từng trải và thực là rất thấu hiểu lẽ đời, cái lẽ đời mà phải thực sự lăn lộn trong ấy người ta mới thấm thía. Sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu đã bị chị khước từ, thậm chí chị còn van lạy quý tòa đừng bắt chị bỏ

người đàn ông mà theo họ là vô cùng tàn nhẫn ấy. Và cái lí lẽ của chị thật bất ngờ: bởi Phùng và Đẩu không phải là đàn bà nên làm sao thấu hiểu hết những nỗi vất vả của người đàn bà, nhất là đàn bà sống trên sông nước, trên những chiếc thuyền lênh đênh với một đàn con thơ dại mà không có đàn ông chèo lái. "vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là. Hơn ai hết, chị ý thức được thiên chức giản dị nhưng cao quý mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn” và vì thế mà chị sẵn sàng gánh chịu mọi bất công trong gia đình, mọi nhọc nhằn khổ đau và vì một lẽ giản dị nhưng vĩ đại vô cùng: "Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được". Hai người đàn ông không thể hiểu thấu được điều ấy, và giờ có lẽ họ đã vỡ ra cái vẻ bề ngoài ướt sũng, mệt mỏi, thô kệch, lam lũ kia đã che dấu sau nó một viên ngọc sang, một tấm lòng vị tha cao quý. Những lời giãi bày mộc mạc của chị đã cho họ thấy rằng, chị hiểu những căn nguyên đã biến chồng chị từ một người hiền lành nhưng cục tính thành một người chồng, người cha vũ phu, tàn nhẫn, đầy ẩn ức như thế . Sự tha hóa của anh ta bắt nguồn từ những cực nhọc của cuộc đời mà chính chị, chị lại tự nhận mình là một phần nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa ấy. Và một điều đáng quý, đáng trân trọng nữa là, dù hoàn cảnh có đau khổ đến nhường nào chị vẫn chắt

Một phần của tài liệu Bi kịch xã hội trong truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)