…đến nhìn nhận thẳng thật về nông thôn

Một phần của tài liệu Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết ngô ngọc bội (Trang 25 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Văn xuôi về nông thôn thời đổi mới

1.2.2. …đến nhìn nhận thẳng thật về nông thôn

Nếu phân loại theo đề tài, tiểu thuyết sau 1975 sẽ đƣợc chia thành: tiểu thuyết viết về chiến tranh, tiểu thuyết về đô thị, tiểu thuyết về nông thôn… Tiểu thuyết viết về nông thôn chiếm một số lƣợng không nhỏ và thành tích thật đáng kể. Kể cả những tiểu thuyết viết theo kiểu truyền thống (Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Lão Khổ, Dòng sông Mía, Ba người khác, Ác mộng…) và những tiểu thuyết đƣợc xem là có đổi mới về bút pháp (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng, Ba người khác…). Có tiểu thuyết “ẵm” đƣợc giải thƣởng lớn (Mảnh đất lắm người nhiều ma). Nhiều tiểu thuyết đƣợc cải biên thành phim điện ảnh (Thời xa vắng, Bến không chồng, Mảnh

đất lắm người nhiều ma….).

Nằm trong dòng chảy chung của tiểu thuyết đƣơng đại, tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn này có sự chuyển đổi lớn về chất liệu hiện thực, về hƣớng tiếp cận đời sống. Hầu nhƣ các vấn đề của đời sống nông thôn cả trong quá khứ lẫn hiện tại đều đƣợc khám phá. Bên cạnh những mặt tích cực (đề cao phẩm chất, khát vọng của ngƣời nông dân, những nỗ lực thay đổi cuộc sống và xây dựng nông thôn trên con đƣờng đổi mới), tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này đƣa ra những mặt trái, những xung đột, mâu thuẫn hiện tồn nhƣ một vết thƣơng nhức nhối khó chữa lành.

Hiện thực nông thôn, đời sống thôn dân với những mặt khuất lấp đƣợc khai thác phong phú cảm thức nhận thức lại. Chính tiểu thuyết về đề tài này đã cho chúng ta nhìn nhận lại nông thôn Việt Nam trong biến thiên của lịch sử. Ở đó, biến cố lớn nhất có lẽ là công cuộc cải cách ruộng đất với những chấn thương sâu đối với đời sống thôn dân một thời (ngƣời viết nhấn mạnh). Theo Luật Cải cách ruộng đất, cải cách ruộng đất có mục tiêu "thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển, cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến, đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc". Tuy nhiên việc thực thi chính sách của Đảng đôi chỗ nóng vội, thậm chí sai định hƣớng chỉ đạo ban đầu, gây nhiều tổn thất cả về vật chất, tinh thần, thậm chí cả mạng sống con ngƣời. Các tác phẩm Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội (Lê Lựu), Pháp trường trắng (Ông Văn Tùng), Ác mộng (Ngô Ngọc Bội), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Mảnh

đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trƣờng), Ba người khác (Tô Hoài),

Dòng sông mía (Đào Thắng), Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tƣờng… ) đã phanh phui, mổ xẻ cả những khía cạnh tái tê nhất. Trong các tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới, các nhà văn nhìn xung đột giai cấp nhƣ một biểu hiện đầy đau thƣơng của một thời kì lịch sử. Mối quan hệ trong gia đình, họ tộc, láng giềng đảo ngƣợc một trăm tám mƣơi độ. Con ngƣời nay xấu mai tốt, mọi giá trị bỗng chốc trở nên vô giá trị. Tình ngƣời bị nghi ngờ, bị trục lợi. Và vì lợi ích cá nhân, con ngƣời trở nên mất lòng tin, mất lòng nhân hậu, thậm chí trở nên bỉ ổi, tìm mọi cách “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, giết nhau, vu oan giá họa không chớp mắt. Số phận con ngƣời bị hoán đổi chỉ trong chớp mắt. Ngƣời thân bỗng chốc hóa địa chủ, cha mẹ anh em bỗng dƣng hóa kẻ thù. Trong Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), từ đƣờng họ Nguyễn đã trở thành nhà tù cùm nhốt địa chủ và bọn phản động. Mũi súng của Nguyễn Vạn nhắm vào đầu hai thằng con trai ông Xung – những đứa mà mới hôm nào bạn còn “ngồi cùng mâm trong ngôi từ đƣờng họ Nguyễn, cùng véo một đĩa xôi gấc đỏ au”. Ở Ba người khác (Tô Hoài), cuộc cải cách nhƣ một cuộc truy lùng bi hài. Bối, Đình, Cự là ba nhân vật “bỗng dƣng” xuất hiện, nhân danh sự tốt đẹp làm đảo lộn tất cả: cảnh cán bộ nghiêm túc quán triệt đƣờng lối diệt tận gốc địa chủ, riết ráo tìm tung tích, dấu vết để xâu chuỗi, tập hợp danh sách đấu tố; cảnh bà con cố phô ra vẻ nghèo của mình để bảo vệ mạng sống. Cảnh mọi ngƣời giấu giếm, lén lút, vụng trộm thu đi đồ vật quý từ đời trƣớc để tránh tai vạ. Cuộc săn lùng ấy lại trình hiện bao nhiêu phẩm chất xấu xa của những anh cán bộ chỉ tranh thủ cơ hội để thể hiện bản tính tham ăn và ích kỉ của mình.

Mảnh đất lắm người nhiều ma đƣa ra bức tranh bi hài khi ngƣời ta đồng quy tất cả những kẻ giàu là địa chủ, tất cả những kẻ bần cùng đều đáng thƣơng. Cuộc đấu tố rùng rợn diễn ra ngay trong sân nhà Vũ Đình Đại. Đứa con trai Vũ Đình Phúc tổ chức thanh thiếu niên hô vang khẩu hiệu đả đảo

chính cha đẻ của mình. Ngƣời cha bị đấu tố công khai, Vũ Đình Phúc đã “dũng mãnh” chỉ vào mặt bố mà quát: “ Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?”. Cô con dâu hùng hổ “cầm liềm nhảy choi choi trƣớc mặt những kẻ bóc lột, cái mỏ liềm cứ mổ trƣớc mặt Vũ Đình Đại. Vừa mổ, chị vừa kể tội bọn chúng đã bóc lột đè nén mình ra sao”. Cơn bão cải cách ruộng đất đã khiến tình máu mủ chuyển thành nƣớc lã. Ngƣời ta phải bịa chuyện để “tố”, không có tội phải thành có tội, tốt hóa xấu, xấu hóa thiên thần… Đấy là những câu chuyện đau lòng mà văn xuôi viết về nông thôn sau 1975 đã phản ánh nhƣ một sự dũng cảm nhìn nhận lại để thay đổi.

Cũng trong cảm hứng nhận thức lại, nông thôn Việt Nam của một thời kì đói nghèo, lạc hậu trong quá trình xây dựng đƣợc tái hiện ở nhiều tác phẩm khiến độc giả bừng tỉnh (Thời xa vắn, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ác mộng…). Xáo trộn trong cơn lốc thời mở cửa, trào lƣu đô thị dội vào nông thôn Việt Nam nhƣ những cơn lốc trái chiều khiến nảy sinh nhiều xung đột về văn hóa, lối sống. Một nông thôn thuần phác trƣớc đây gần nhƣ không còn khi vƣớng vào các tệ nạn xã hội: rƣợu chè, cờ bạc, tham nhũng, trộm cắp, mê tín dị đoan…

Nhìn từ phƣơng diện văn hóa phong tục, ý thức tộc họ, xung đột tộc họ và xung đột trong các biểu hiện văn hóa nông thông cũng khiến các nhà văn đau đầu. Vốn dĩ ý thức tộc họ gắn với nét đẹp văn hóa của cƣ dân nông nghiệp, nhƣng ý thức tộc họ đôi khi cũng có những mặt trái do quan niệm thủ cựu của thôn dân. Sự thù hằn giữa các dòng họ đã đẩy không biết bao nhiêu số phận vào bi kịch. Phản ánh điều này, Ma làng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng là những tác phẩm đặc sắc. Trong Ma làng, lão Tòng gian xảo đã lợi dụng lão Thê để đoạt chức quyền, đồng thời là thủ phạm tìm mọi mƣu mô để giúp họ Phạm thanh trừng các dòng họ đối đầu. Ở Mảnh đất lắm người nhiều ma, Vũ Đình Phúc, con trai trƣởng của dòng họ Vũ Đình

luôn tìm mọi cơ hội để dìm đầu họ Trịnh Bá. Ngƣợc lại, họ Trịnh Bá cũng luôn luôn nhóm họp, bàn mƣu tính kế để hạ nhục dòng họ Vũ Đình. Bến không chồng khai thác mâu thuẫn dòng họ Vũ và Nguyễn. Cuộc đối đầu giữa hai dòng họ khiến các thành viên của hai họ nổi tiếng ấy lâm vào cảnh bi đát. Thậm chí, hạnh phúc cá nhân cũng bị nguyền rủa. Các xung đột nông thôn đan chéo từ phạm vi dòng họ đến cá nhân, từ hình thức cãi cọ đến những âm mƣu tàn nhẫn, từ mục đích tranh đoạt chỗ đứng đến sự xúc phạm tột cùng về nhân phẩm. Thâm thù giữa các dòng họ có thể nối đời nối kiếp. Cũng trong các tác phẩm này, mâu thuẫn dòng họ còn đƣợc khai thác ở sự ứng xử của các thế hệ, hoặc họ tìm cách thoát ra hoặc công khai quấy phá hoặc lặng lẽ phá từ trong. Đó thật sự là những mối bê bối mà không phải ngày một ngày hai giải quyết nổi.

Ở một số tiểu thuyết, mâu thuẫn dòng họ đƣợc đan cài với xung đột giữa các giá trị hoặc các cặp phạm trù: cũ – mới, lạc hậu – hiện đại, thành thị - nông thôn, lí trí – bản năng, vị tha – toan tính… Đa số, các mâu thuẫn không đƣợc hòa giải, thƣờng thì phát triển theo cấp số cộng. Điều đó ảnh hƣởng rất nhiều đến cuộc sống của thôn dân. Nhiều nạn nhân không thể thoát ra khỏi bi kịch của chính dòng họ của mình phải tìm đến cái chết (Bà Son – Mảnh đất lắm người nhiều ma).

Cũng phản ánh mâu thuẫn, xung đột nông thôn, nhiều tiểu thuyết đề cập đến sự bất cập giữa các thế hệ, sự lạc lõng bơ vơ của con ngƣời trƣớc phong trào hợp tác hóa, đổi mới sản xuất rùng rùng diễn ra ở nông thôn một thời. Vênh lệch trong nhận thức, tƣ tƣởng, nhiều cô bác nông dân từng đƣợc coi là có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trụ cột trong gia đình bỗng muốn rời bỏ chính cái tổ chức nơi họ đang đƣợc tham gia. Mô hình làm ăn tập thể, cách thức chia chác nguồn vốn và nông phẩm khiến họ bất bình. Sự gian lận, lừa dối ở một số lãnh đạo, một số kẻ cơ hội tìm cách thao túng

của công gây mất lòng tin dân chúng. Sự khủng hoảng niềm tin vào đội ngũ cán bộ khiến nhiều thôn dân viết đơn xin ra hợp tác xã, và đó cũng là mấu chốt tạo xung đột gia đình, hàng xóm, xung đột ngƣời dân với lãnh đạo cấp trên (tổ, đội, thôn đến xã, huyện). Ao làng (Ngô Ngọc Bội) bàn nhiều về vấn đề này. Nó đòi hỏi xã hội buộc phải có những điều chỉnh theo hƣớng hợp lí. Sau phong trào hợp tác xã là phong trào khoán điền đổi thửa rồi tiến tới đa dạng hóa mô hình kinh tế nông thôn. Đó chính là những bƣớc tiến vƣợt bậc, đánh dấu sự chuyển mình của nông thôn Việt, giúp nông thôn thay đổi diện mạo, trở về với lũy tre thanh bình vốn có trƣớc đây.

Xung đột thế hệ đƣợc thể hiện khá rõ trong tiểu thuyết nông thôn. Ở góc độ này, nông thôn Việt một thời đƣợc nhìn qua mối quan hệ của ông bà, bố mẹ, con cháu trong gia đình hoặc các mối quan hệ láng giềng, làng xã. Ngƣời già vốn cổ, lại bảo thủ, lớp trẻ năng động nhiệt tình, thức thời, thích cái mới nhƣng lại non trẻ, ít kinh nghiệm. Các nhà văn đã tập trung khai thác kĩ xung đột gia đình (từ lối nghĩ đến hành động), từ đó tạo ra các mối quan hệ đối lập: cha với con, trẻ với già. Thần thánh và bươm bướm (Đỗ Minh Tuấn) bộc lộ mâu thuẫn này qua các cặp: Cảnh – Giác, Thao – Chấn. Với hàng loạt các sự kiện, Đỗ Minh Tuấn khai thác những vấn đề khó giải quyết gắn với hai lớp ngƣời: lớp trẻ thực dụng và tạm bợ, lớp già sùng cổ và tìm mọi cách níu giữ truyền thống. Tạ Duy Anh (trong Lão Khổ) thì lại khai thác sâu xung đột cha – con ở lẽ sống và những quan niệm về thời đại. Tƣ duy này khá giống với cặp Vạn và Tốn trong Bến không chồng (Vạn mực thƣớc điềm tĩnh, Tốn láu cá, đua đòi; Vạn thích yên tĩnh, Tốn ngƣợc lại thích ca hát…)Xung đột thế hệ cũng cho thấy một thực trạng: những đứt gãy về lối sống thôn dân. Nguyên nhân khách quan khá lớn: sự du nhập của lối sống mới, những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan cũng chi phối khá nhiều: nhận thức của con ngƣời và sự lạc hậu, ỳ chệ của thế hệ ngƣời già; sự nông nổi của lớp trẻ, tính thực dụng quá cao của lớp ngƣời này cũng tạo ra xô

lệch trong lối sống và cách nghĩ.

Có thể nói, xung đột nông thôn trong tiểu thuyết sau 1975 nhƣ một cách thể hiện của cảm hứng phê phán về những tiêu cực ở nông thôn. Nó cũng tạo ra nhiều suy tƣ về hiện thực một thời, khi nông thôn Việt đang vƣơn mình tìm cách vƣợt thoát khỏi cái cũ. Đó cũng là cơ hội để nhà văn thể nghiệm suy tƣ về số phận cũng nhƣ những giá trị văn hóa ở những mảnh đất nông nghiệp lâu đời trƣớc tác động của quá trình hiện đại hóa nông thôn trƣớc và trong thời đổi mới.

Một phần của tài liệu Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết ngô ngọc bội (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)