“Cải cách gia đình” thời kỳ Cải cách ruộng đất

Một phần của tài liệu Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết ngô ngọc bội (Trang 83 - 87)

CHƢƠNG 3 : XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH, DÒNG TỘC

3.1. Xung đột gia đình

3.1.1. “Cải cách gia đình” thời kỳ Cải cách ruộng đất

Ác mộng vốn là cuốn tiểu thuyết điển hình của Ngô Ngọc Bội về biến động của nông thôn trong cuộc cách mạng cải cách ruộng đất – nhƣ chúng tôi đã nói. Cũng trong tiểu thuyết này, ngoài việc thể hiện những xung đột mang tính xã hội (xung đột giai cấp trong nhận thức lại về cải cách ruộng đất) thì Ác mộng còn thể hiện những xung đột dữ dội giữa các thế hệ trong gia đình của thời kì này: xung đột gia đình Bảo; xung đột trong gia đình vợ của Bảo; xung đột trong các gia đình xã Quảng Hà. Xuất phát điểm của xung đột gia đình trong Ác mộng đa phần từ lợi ích nhỏ (của cải) hoặc bị dồn đẩy, đe dọa về tính mạng mà thành.

Gia đình Bảo đƣợc xếp vào loại phú nông. Phú nông đứng ngay sau địa chủ nên bị các bần cố nông xa lánh. Quan trọng là, chính các thành viên trong gia đình vì nỗi sợ hãi vô hình nên cũng chẳng tha thiết gì với chính bố mẹ của mình. Sợ bị khai trừ ra khỏi nông hội, hai anh trai và em gái của Bảo không dám đến thăm bố mẹ, thậm chí, chị dâu Bảo dày vò bố mẹ Bảo đủ điều khi

đƣợc kết nạp vào “chuỗi”. Để có thành tích, thị Mảng (tên chị dâu Bảo) đã tố bố mẹ chồng bóc lột. Ngay trong cách xƣng hô cũng khác, thị không gọi bố mẹ của chồng là bố mẹ nhƣ lẽ thƣờng, thay thế vào đó là cách gọi xấc xƣợc: “phú nông Lẫm”. Vậy là nhân danh cải cách, những kẻ thất học, thiếu hiểu biết đã đi ngƣợc lại cái lẽ đời có trên có dƣới vốn là một truyền thống tốt đẹp mấy ngàn đời của ông cha ta.

Lê Đôn vốn là trƣởng họ Lê, gia đình giàu có lâu đời, học vấn cao nhất làng. Có bằng “Đíp - lôm”, Lê Đôn trở thành thầy dạy học cho cả tổng, đức cao, vọng trọng. Sau khi nghỉ dạy học về làm lý trƣởng, gia đình nhà Lê Đôn nƣờm nƣợp ngƣời vào ra, kẻ ăn ngƣời ở, khách khứa đều lễ nghĩa. Lê Đôn có hai bà vợ nhƣng gia đình khá thuận hòa. Vợ của Bảo – Mẫn là cô cả con bà cả, đƣợc yêu chiều từ nhỏ, đúng nghĩa là tiểu thƣ đƣợc nâng nhƣ nâng trứng. Tuy nhiên, từ khoảng năm bốn mƣơi ba trở đi gia đình Lê Đôn gặp nhiều biến cố, kinh tế gia đình vì thế cũng sa sút, nội bộ cũng vì thế mà lục đục. Vợ cả của Lê Đôn không đƣợc lòng chồng, bị chê là vụng về, bà hai vì vậy mà lấn lƣớt. Ngƣời vợ thứ nhất này chán nản bỏ ra ở riêng, ruộng nƣơng bỏ mặc, đa phần đi làm thuê làm mƣớn. Mẫn ở cùng dì, thƣờng bị bắt nạt nên dễ bề ấm ức. Rồi nạn đói Ất Dậu cũng kéo cái gia đình ấy suy sụp hẳn. Lê Đôn thoát ly công tác, tham gia Việt Minh rồi trở thành Phó Bí thƣ huyện ủy. Rồi đùng một cái, cải cách ruộng đất, Phó Bí thƣ huyện ủy bị lôi về xử tử. Chuyện thật mà nhƣ bịa. Mối quan hệ trong gia đình Lê Đôn vì thế mà cũng đảo ngƣợc. Mẫn dù có con với Bảo, nhƣng lâu không dám liên lạc với chồng vì sợ liên lụy chồng một phần, vì sợ Bảo không chấp nhận mình một phần. Chuyện “đốt thƣ tịch, chôn kẻ sĩ”, “nhờ ơn nƣớc ngập chó leo giƣờng thờ” [3; 55] vốn đã là một chuyện quá đau đớn rồi, nhƣng đau hơn là vợ và chồng thành kẻ thù giai cấp, chuyện ân nghĩa bỗng chốc biến thành chuyện nợ máu, hiếp dâm (chuyện này chúng tôi đã phân tích ở chƣơng 2). Gia đình Lang Khuê xóm Thƣợng xã Quảng Hà cũng là một ví dụ tƣơng tự. Vợ chồng gối ấp má kề

nhƣng bỗng chốc lìa nhau khi ngƣời vợ yêu của ông Lang Khuê bỗng nhiên một ngày trở thành cố nông, tố chồng địa chủ “lừa dối, dụ dỗ, bóc lột” mình.

Nhƣ vậy là mâu thuẫn gia đình trong thời kì cải cách ruộng đất đa số xuất phát từ sự nhu nhƣợc, đớn hèn của con ngƣời và cũng từ nhận thức hạn chế trong mỗi cá thể trong quan điểm “đƣợc làm vua, thua làm giặc”, từ sự ấm ức khi cảm thấy thất thiệt lợi ích. Chị dâu Bảo “không giết đƣợc cả nhà” chồng thì đành phải chịu, chỉ đơn giản vì “thù” cũ. Vợ của Bảo từng giải thích với chồng: “ngày xƣa khi còn ở chung, bố mua đƣợc đôi mâm thau với cái nồi mƣời, khi chị ta ra ở riêng bố không chia cho. Bố bảo đấy là của chung gia đình, để thỉnh thoảng giỗ tết có mà dùng” [3; 64]. Theo Bảo thì mâu thuẫn này xuất phát chính từ cái máu tham của con ngƣời, cái máu tham ấy nằm sâu trong cội rễ ngƣời nông dân, không chỉ riêng con mụ Mảng, bố mẹ Bảo cũng có.

Vẫn tái hiện mâu thuẫn gia đình trong cải cách ruộng đất, Ngô Ngọc Bội khoét sâu vào sự tha hóa của nhân cách con ngƣời. Bên cạnh việc nói về những biến đổi của quan hệ thành viên trong gia đình, nhà văn còn phản ánh cả tính “cầm thú” trong mối quan hệ mẹ con. Vẫn mụ Mảng, khi chồng không ở nhà đã ăn nằm thằng Đảo, một kẻ đồng tông với thị, đƣợc gọi là “rễ” của Đội. Khi bị cậu con trai mƣời một tuổi bắt gặp mối quan hệ nhăng nhít này, mụ cầm dao nhấn vào đầu con tóe máu, dọa “băm” nếu hé răng. Mối quan hệ mẹ - con đã trở thành nhƣ vậy thì thật là khó nói. Còn đâu cái gọi là tình mẹ, tình cha nữa. Ngầm ẩn trong sự tan nát của gia đình vẫn là những xung đột cá nhân do con ngƣời tạo ra mà thôi.

Cái chết của bác Nhiêu Đặng trong Ác mộng cũng thật đáng buồn. Có chí làm giàu, thắt lƣng buộc bụng, Nhiêu Đặng giàu lên rất nhanh với “hàng chục mẫu cọ tốt, hàng chục mẫu thƣợng đẳng điền, nhiều rừng ruộng nhất xã. Bốn năm con trâu cày to nhƣ những con voi tơ”. Cái hay là ông chẳng hề phát canh thu tô, chỉ mƣớn ngƣời làm, chăm họ nhƣ chăm ngƣời nhà, suốt đời vẫn

“bới đất lật cỏ”, chẳng phiền hà gì ai. Ấy thế mà khi bị tố, con cái ngƣời thành kẻ vô ơn, kẻ thành đần nhƣ mất trí, đến lúc ốm thì nằm một mình, chết cũng một mình, manh áo lành không có, áo quan càng xa xỉ, ngƣời ta bó xác ông bằng manh chiếu, cả đám tang chẳng kèn trống, không ngƣời nỉ non.

Chuyện đấu tố Lý Đức ở xóm Thƣợng, nơi Bảo phụ trách cũng là một câu chuyện đau lòng. Thục vốn là cô gái lƣơng thiện, hồn nhiên, trong trắng nhƣng lại bị dồn vào thế phải tố cáo chính bố đẻ. Xét về mặt “phụ tử tình thâm” thì cách tạo ra kẻ thù giai cấp ngay trong gia đình này thật đáng sợ. Bản thân Bảo khi chịu trách nhiệm thuyết phục Thục tố bố mình cũng đã phải tự động viên: “việc vợ tố chồng, con tố cha, chỉ mặt gọi bằng thằng thì đợt cải cách nào, chỗ nào cũng có” [3; 94] nhƣng đó vẫn là việc phi luân thƣờng, phi đạo lý khiến anh không vƣợt qua nổi. Để thực hiện bằng đƣợc thành tích quy địa chủ, ngƣời ta đã đẩy con ngƣời đến tận cùng sự táng tận, bất “nhân chi sơ”. Đoạn đối thoại giữa Chuẩn – ngƣời đƣợc mệnh danh là “tƣớng phá vây” với Thục – cô gái hồn nhiên nết na nhƣ trên đã nói – minh chứng cho điều này:

“- Ngày Tây đóng bốt mày đem thƣ của Lý Đức xuống bốt cho Đội Hợi mấy lần, Thục?

- Ngày Tây đóng bốt em còn nhỏ, bố em không bao giờ cho em xuống gần bốt.

- Mày phải gọi nó là “Thằng Đức”. Nó là kẻ thù của giai cấp, kẻ thù của mẹ con mày. Lý Đức ruồng rẫy mẹ con mày. Lý Đức làm tay sai cho đế quốc chƣa đủ còn bắt cả mày đầu xanh tuổi trẻ làm tay sai nữa. Mày phải tố cáo những tội ấy trƣớc nhân dân…

- Em không làm bao giờ, em không nói đƣợc! Bố em sinh ra em, em không thể….

- Mày không nói tao sẽ bóp cổ mày, lấy kìm rút lƣỡi mày ra bắt mày phải nói. Mày sẽ vào trại giam, mày sẽ đi tù….” [3; 98]

Đó là một cách thực hiện cải cách sai lầm nhất một thời: gây dựng mối thâm thù cha con chỉ vì thành tích. Gia đình, rƣờng cột của xã hội bỗng chốc lung lay, tan nát, lộn tùng phèo, chẳng còn tôn ti trật tự, chẳng còn “trên kính, dƣới nhƣờng”. Phản ánh điều này, Ngô Ngọc Bội chỉ rõ những bất an, hoài nghi về sự bền vững của kết cấu gia đình khi thiếu vắng tri thức và sự hiểu biết, khi đạo đức con ngƣời bị suy thoái bởi những tác động của lịch sử. Đó cũng chính là một vấn đề nhức nhối mà mỗi ngƣời đọc hôm nay cần có nhận thức thật đúng đắn để thay đổi tích cực, tạo ra nền tảng cho sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết ngô ngọc bội (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)