7. Cấu trúc luận văn
1.3. Tiểu thuyết Ngô Ngọc Bội và nhận thức về nông thôn Trung du phía Bắc
1.3.2. tài nông thôn trong tiểu thuyết
Vốn sinh ra, lớn lên ở nông thôn, vùng xứ đồi trung du xinh đẹp nhƣng còn nhiều khó khăn, Ngô Ngọc Bội hiểu rõ những cơ cực bần hàn của ngƣời làm nông nơi đây. Cuộc đời cũng nhiều thăng trầm vất vả nhƣng cái tình yêu văn chƣơng không vì thế mà giảm sút. Đồng đất và con ngƣời thuần hậu nơi chôn rau cắt rốn đã trở thành máu thịt và nhiều lần tái sinh trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội. Bên cạnh nhiều truyện ngắn, bút kí, phóng sự, tám tiểu thuyết ((“ Ao làng” (1975), “Lá non” (1987),“ Ác mộng” (1990), “Mênh mang cổng trời” (1992); “ Gió đưa cành trúc” (1994); “ Tơ vương” (2000),
“ Đường trường” (2001), “Đường trường khuất khúc” (2003) đánh dấu sự phấn đấu cũng nhƣ cống hiến của một nhà văn nhiều tâm huyết. Ông từng tâm sự “Đời văn của tôi hòa nhập với nông dân. Do đó trong năm mƣơi năm, tôi vừa là nông dân, vừa là một đảng viên, lại một nhà văn, nhà báo. Tôi vừa ra sức chiến đấu, cổ vũ cho sự nghiệp cách mạng, vừa băn khoăn trăn trở gắt với
chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng áp dụng ở nông thôn. Những sáng tác của tôi thƣờng xuyên cháy bỏng những điều trăn trở ấy"[Ngô Kim Đỉnh; 5]. Bản sắc văn hóa làng quê, những vấn đề đạo đức, thế sự lối sống (trong Mênh mông cổng trời; Tơ Vương, Đường trường khúc); suy nghĩ trăn trở của ngƣời nông dân trong thời đại mới, khát vọng bƣơn chải, thoát nghèo (Gió đưa cành trúc)… cứ giản dị sống trong mỗi trang viết Ngô Ngọc Bội, không xuất sắc nhƣng nồng hậu bởi cái hồn quê. Bên cạnh đó, Ngô Ngọc Bội đƣợc xếp vào những nhà văn “dũng cảm” khi “phanh phui” nhiều sự thực liên quan đến tổ chức nông thôn, hệ thống cán bộ quản lý, những sai lầm của một thời kì lịch sử liên quan đến cuộc cách mạng cải cách ruộng đất. Những tiểu thuyết đạt nhiều thành tựu nhất trong lĩnh vực này là Ao làng, Ác mộng, Lá non. Xung đột nông thôn (trên nhiều phƣơng diện) trở đi trở lại đến sốt ruột cồn cào trong những tiểu thuyết này. Chúng tôi xin đƣợc giới thiệu tóm tắt 3 tiểu thuyết này.
* Tiểu thuyết “Ao làng” (NXB Văn học, 1975)
Là tiểu thuyết viết về thôn Thọ Quế trong phong trào hợp tác hóa ở nông thôn những năm 1960. Tiểu thuyết có 32 chƣơng tất cả, xoay quanh các nhân vật chính: Hàm, Ngân, cụ Hiệp, Mọc, Miến, chị cả Phây, Hào, Dịu, Thao, lão Nhẩm… Thôn Thọ Quế trong giai đoạn hợp tác hóa với muôn vàn những khó khăn. Đội ngũ cán bộ chủ chốt nhƣ Hàm, Ngân, cụ Hiệp, Mọc … phải đối đầu với hàng loạt những rắc rối, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng hợp tác xã. Truyện bắt đầu khi Thọ Quế vật vã trong thất bại của vụ lúa. Ngân vừa dự lớp bồi dƣỡng kỹ thuật nông nghiệp của tỉnh, mang theo nhiệt huyết và hi vọng, cô muốn đem tất cả những kiến thức học đƣợc về áp dụng ở quê hƣơng. Tuy nhiên, thật không may mắn, cánh đồng Chùa cuả Hợp tác xã Thọ Quế đang chuẩn bị mùa thu hoạch vừa bị cơn bão làm cho lúa bị đổ rạp, báo hiệu nguy cơ mất mùa. Bà con Thọ Quế đổ ra đồng thăm lúa đều
xót xa, họ đổ cho Ngân áp dụng kỹ thuật mới làm cho lúa yếu, dễ đổ. Đứng trƣớc thất bại này, dân Thọ Quế rất nhiều ngƣời nao núng. Cái đói và miếng ăn nhƣ một nhu cầu thúc bách khiến rất nhiều ngƣời do dự, vừa muốn chuyển sang buôn bán kiếm lời lại vừa muốn xin ra khỏi hợp tác xã. Lòng dân lung lay, kể cả Miến – vợ Hàm cũng vì một đàn con dại mà muốn chạy chợ để có thể sinh nhai. Đây là khó khăn lớn nhất, và đồng thời cũng là âm mƣu của mấy kẻ muốn làm loạn, gây nhiễu cho hợp tác xã (mụ Vần là một ví dụ). Xung đột xảy ra trong cái thôn bé nhỏ ấy: xung đột chồng, vợ (Miến – Hàm; vợ chồng lão Nhẩm); xung đột lợi ích chung và riêng (đa phần dân Thọ Quế mất niềm tin vào hợp tác); xung đột giữa lãnh đạo và dân (chuyện Mọc – Phó chủ nhiệm Hợp tác xã đánh lão Nhẩm) khiến nhiều bà con xin ra khỏi tổ chức của thôn, lập kế hoạch làm ăn riêng rẽ. Không ai tập trung gặt cứu lúa, gieo mạ, làm đồng, chi bộ Thọ Quế tổ chức nhiều cuộc họp mà vẫn chƣa tháo gỡ đƣợc.
Vốn là bộ đội tham gia kháng chiến chống Pháp, nay là Chi ủy chi bộ, chủ nhiệm hợp tác xã, đầy tâm huyết và cũng không kém phần hiểu biết, Hàm đau đầu vì gặp quá nhiều khó khăn trong công tác lãnh đạo thôn Thọ Quế. Nhiều lúc anh thấy nản, cũng may còn có Cụ Hiệp đảng viên lâu năm và các đồng chí trong chi ủy động viên nên cũng dần vững tâm. Hàm tìm cách vận động từng ngƣời một, nhất là những thôn dân nhiều mƣu mô, tƣ lợi. Với kế sách trong rắn ngoài xoa, Hàm động viên tƣ tƣởng lão Nhẩm, mong muốn lão hạn chế hành động phá bĩnh, quay đầu, ổn định tƣ tƣởng cùng thực hiện phong trào sản xuất với bà con. Vốn dĩ trƣớc nay là kẻ lêu lổng, lão Nhẩm luôn tính toán thiệt hơn, dù đã có vợ và sáu con, trong đó có cô con gái út (Dịu) là một đoàn viên tích cực, đang theo học lớp y tá trên tỉnh. Dịu yêu Hào con trai cụ Hiệp. Nhƣng lão Nhẩm rất căm ghét cụ Hiệp, vì trong cải cách ruộng đất lão bị cụ Hiệp đấu tố nên xã tịch thu mất ít ruộng đất, lão không muốn gả dịu cho Hào. Bỏ qua lời khuyên và cảnh tỉnh của Hào, lão Nhẩm khi đƣợc giáo Hội vạch lối đã bỏ hợp tác vào Ao Làng chiếm đất chiếm ao dựng
cơ nghiệp. Giáo Hội muốn lão Nhẩm gả cô Dịu cho con trai lão ( Tuyên bị dở ngƣời, giáo Hội đã hỏi cƣới Ngân cho Tuyên từ lúc Ngân chƣa đầy mƣời bảy tuổi, sau một năm Ngân bỏ nhà giáo Hội về nhà mẹ đẻ), giáo Hội cho lão Nhẩm vay bốn trăm đồng bạc để lấy phí dỡ chuyển nhà ra Ao Làng, số tiền ấy giáo Hội muốn ép lão Nhẩm gả con gái cho con trai lão.
Mọc – phó chủ nhiệm hợp tác xã là ngƣời tích cực, năng nổ, thật hột. Anh luôn cùng Hàm vận động thôn dân gặt lúa và tham gia hoạt động tập thể. Cánh đồng Chùa của Hợp tác cuối cùng cũng gặt xong, Hàm và chi bộ tổ chức họp toàn thể xã viên để vận động bà con rút đơn xin ra khỏi hợp tác và bàn công việc vụ mùa sắp tới đặc biệt là công tác thủy lợi chống hạn cho Đồng Chùa. Hàm thì đƣa ra phƣơng án đắp đập Ao Làng, làm mƣơng dẫn tƣới cho Đồng Chùa và cánh đồng của những làng bên, Cụ Hiệp lại cho rằng chỉ đắp Bờ Rộc vừa nhỏ vừa sức và chỉ phục vụ cho Thọ Quế. Việc đắp đập chƣa đi đến thống nhất. Đó cũng là thời điểm khó khăn nhất của Thọ Quế. Câu chuyện vào, ra hợp tác chƣa đâu vào đâu thì vẫn có kẻ lảng tránh việc chung, làm hỏng chuyện. Nhà Sáu Vẩu đƣợc Hợp tác xã chia cho con trâu to béo nhƣng vì không chịu chăm nên giờ nó chỉ còn bộ xƣơng không. Lƣời lao động, nhà cửa dột nát, đói ăn quanh năm, Sáu Vẩu cũng bị cánh Giáo Hội xúi xin ra khỏi hợp tác… Khó khăn chồng tiếp khó khăn. Trong khi cuộc tranh luận việc chọn đắp Ao Làng hay Bờ Rộc ngày càng trở nên gay gắt, chƣa đến kì thống nhất. Hàm và Thao ( Cán bộ huyện cử về) thì quyết đắp Ao Làng, nó không chỉ lợi cho thôn Thọ Quế mà lợi cho toàn xã Xuân Quang, nó vừa làm thủy lợi vừa thả cá, còn Cụ Hiệp thì chỉ muốn đắp Bờ Rộc vừa nhỏ đỡ tốn nhân công, vừa chỉ lợi cho Thọ Quế. Cụ Hiệp là đảng viên lâu năm nhƣng vẫn là ngƣời nông dân hẹp hòi, cục bộ, Cụ nhớ mãi trƣớc đây, thôn Thọ Quế thuộc loại nhỏ, lép vế thƣờng bị các thôn khác coi thƣờng, từ ngày tổ chức hợp tác xã, Thọ Quế luôn đi đầu, vƣợt lên tất cả cụ muốn xây dựng Thọ Quế bề thế để không thôn nào sánh bằng.
Thọ Quế tổ chức Đại hội xã viên, bàn ba việc lớn: Kế hoạch làm thủy lợi; Kiểm điểm việc anh Mọc đánh lão Nhẩm; Phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày lễ lớn…Đại hội kết thúc, Lão Nhẩm và một số xã viên vẫn xin rút ra khỏi hợp tác xã, Chi bộ thống nhất đắp Ao Làng.
Lão Nhẩm chuyển nhà ra Ao Làng, một mình lão đắp chặng, đóng vó bè đánh bắt cá, lằng nhằng tình cảm với mụ Vần. Ba mẹ con bà Nhẩm ở lại trong làng. Dịu đi học về vì buồn chán gia đình, giận hờn ngƣời yêu nên đã không ra khỏi nhà.
Từ sau Đại hội xã viên, phong trào ở Thọ Quế lại trở nên sôi nổi, bà con tập trung làm nhà kho, Cụ Hiệp, Ngân tập trung chế tạo nông cụ mới…Thọ Quế bừng khí thế sản xuất, Hợp tác xã Thọ Quế phát động phong trào phá hoang mở rộng diện tích sản xuất khu vực Ao Làng và Gò Ông Lãnh. Công việc đắp đập Ao Làng đã đƣợc Huyện ủy và Ủy ban xã nhất trí, song Hàm chƣa phát động bà con vì dân làng đang bƣớc vào nạn đói, bà con đua nhau xin xã xác nhận thiếu lƣơng thực để đi lên huyện đong gạo…. Thấy lòng dân Thọ Quế chƣa ổn, lại nhìn thấy khó khăn trƣớc mắt, Hàm lại muốn chủ trƣơng đắp Bờ Rộc nhƣ trƣớc đây. Hàm lên gặp đồng chí Bí thƣ huyện ủy để xin chủ trƣơng, nhƣng đồng chí Mai, bí thƣ đi họp vắng. Hàm về báo cáo lại với chi ủy xã, rằng đồng chí Bí thƣ huyện ủy đồng ý thay đổi chủ trƣơng là đắp Bờ Rộc chứ không đắp Ao Làng vì đắp Ao Làng sẽ thiếu nhân lực và lƣơng thực. Hàm về tổ chức họp Tổ đảng Thọ Quế đƣa ra phƣơng án thay đổi là đắp Bờ Rộc, Mọc và nhiều ngƣời muốn phản đối nhƣng là ý kiến Huyện ủy nên ấm ức chấp thuận. Bà con xã viên Thọ Quế đắp Bờ Rộc với khí thế hăng say. Tuy nhiên, khi huyện ủy phát hiện việc làm này thì Thọ Quế buộc phải dừng đắp Bờ Rộc. Chi bộ xã Xuân Quang tổ chức họp, có đồng chí Bí thƣ huyện ủy về cùng dự. Hàm bị kiểm thảo về việc tự quyết định đắp Bờ Rộc, với tƣ tƣởng hữu khuynh, cách mạng nửa vời, sợ gian khổ, sợ đấu tranh giai
cấp, cùng với tƣ tƣởng hẹp hòi, địa phƣơng chủ nghĩa, vẫn mang tƣ tƣởng kinh tế cá thể lạc hậu, chƣa mang tinh thần của giai cấp công nhân…
Huyện quyết định cử Hàm đi học. Hàm phải bàn giao công việc cho Mọc, gia đình thì đang lúc khó khăn. Miến nhận ra những băn khoăn của chồng, lấy tinh thần đảng viên để động viên, đồng chí Bí thƣ huyện ủy cũng về động viên Hàm và giao nhiệm vụ mới cho Mọc, phải quyết tâm đắp Ao Làng.
Mọc thay Hàm lãnh đạo hợp tác xã, để triển khai việc đắp đập Ao Làng, đã mấy lần triêu tập họp xã viên nhƣng họ đều không đến. Mọc đến từng nhà vận động họ tìm mọi lí do thoái thác, tinh thần đảng viên và phong trào quần chúng sa sút, các phần tử xấu tìm nhiều cách chia rẽ, đả kích việc đắp đập Ao Làng. Dịu trƣớc đây là ngƣời sôi nổi hoạt bát, từ ngày đi học về, bố ra khỏi hợp tác xã, nghi ngờ Hào có tình ý với Ngân, Dịu buồn, sống lầm lì, cô đƣợc giao phụ trách trạm xá xã. Ngày nào Dịu cũng đến nhà Miến chơi cùng lũ trẻ. Đƣợc Miến phân tích lẽ phải, hóa giải sự hiểu nhầm giữa Dịu và Ngân, Dịu hăng hái hoạt động trở lại. Ngân chớm nở tình cảm với Thao (cán bộ thủy lợi đƣợc huyện cử về xã phụ trách kỹ thuật đắp đập Ao Làng), càng vui vẻ hoạt bát, hăng say cống hiến với nhiều phát kiến mới.
Toàn bộ đoàn thanh niên xã Xuân Quang đƣợc huy động đi đắp đập Ao Làng, khí thế rất sôi nổi, đập Ao Làng là một công trƣờng lớn, Thao, Hào, Ngân trực tiếp xây dựng kế hoạch và chỉ huy. Mọc đến từng nhà vận động xã viên . Với sự hỗ trợ chỉ đạo của huyện và chính sách “ điều hòa lƣơng thực”, nhiều gia đình đƣợc vay thóc. Có cái ăn, dân tham gia đắp đập đông hơn. Năm ấy Thọ Quế đón Tết đơn sơ nhƣng chứa đựng đầy tinh thần tƣơng trợ, đoàn kết từ xƣa tới nay chƣa từng có. Họ gọi cái Tết này là “ Tết trồng cây” “ Tết gieo mầm”.
Hàm đƣợc nghỉ học ba ngày. Thăm Đập Ao Làng, thấy đập cơ bản đã hình thành, nƣớc dâng mênh mông… anh nghĩ đến một tƣơng lai tƣơi sáng
cho quê hƣơng mình, có đồng ruộng tƣơi tôt, có đồi chè xanh , có nhà máy... Miến là đảng viên tích cực, để động viên chồng và phấn đấu, chị đề nghi hợp tác xã cho chị cùng với mấy cụ già thành lập tổ giữ trẻ, giữ trẻ cho xã viên yên tâm đi đắp đập và chị có thêm công điểm. Nhân chồng về, Miến bàn với chồng tìm cách giải quyết nhƣng vấn đề nổi cộm trong thôn: việc giáo Hội, Lão Nhẩm, Mụ Vần, Sáu Vẩu, thằng Tiếu, Thằng Mâu, Trƣơng Kế lôi kéo bà con ra khỏi hợp tác xã, công kích, phá hoại việc đắp đập; rồi mùa mƣa đang đến phải nghĩ sớm việc thoát lũ cho con đập, rồi mua lợn giống, cá giống về thả Ao Làng, rồi việc xem xét kết nạp đảng cho cô Ngân, đề nghị xã xét và cho Ngân xé bạ không còn là vợ Tuyên… Tổ đảng họp thống nhất nhiều việc, trong đó có hai việc lớn là chia lực lƣợng làm hai, nửa đắp dập, nửa đi đào mƣơng thoát lũ và chống hạn cho đồng Chùa và những cánh đồng làng bên. Việc đào mƣơng đƣợc Mọc giao khoán và vận động bà con làm ngày làm đêm.
Chị Cả Phây, ngƣời đàn bà chồng chết đã chục năm, một mình nuôi con, không tin tƣởng vào hợp tác xã nay cũng lay chuyển, nhất là nhờ ân tình và sự quan tâm của Mọc. Lão Nhẩm sau một số tháng ngày sinh cơ ở Ao làng, sung túc phần nào, nhƣng rồi sau cơn mƣa ba ngày, toàn bộ cơ nghiệp của lão bị nhấn chìm. Lão rất tức tối, muốn phá phách.. xong lão thấy mình sức đã yếu và thật cô độc. Tự đấu tranh thấy mình đã phạm nhiều sai lầm, lão quyết định quay về làng. Truyện kết thúc trong đà thắng thế của Thọ Quế. Tổ đảng Thọ Quế tổ chức Đại hội, kết nạp đảng cho Ngân và nghe Ngân thuyết minh về bản quy hoạch Đập Ao Làng, Gò Ông Lãnh và cả Làng Thọ Quế và xã Xuân Quang với hệ thống giao thông, hệ thống mƣơng nƣớc, cánh đồng, đồi chè, nhà máy chè, trại chăn nuôi…Toàn cảnh xã Xuân Quang trong vài năm tới thật tƣơi sáng.
* Tiểu thuyết “ Lá non” (NXB Thanh niên, 1987)
cuộc đấu tranh tìm hƣớng đi ở nông thôn khi hình thức tổ chức đã lỗi thời, thể hiện sự bế tắc trong sản xuất; sự phân hóa trong giai cấp nông dân, nhất là “bọn cƣờng hào” mới ở nông thôn. Truyện đồng thời cũng phản ánh tình trạng chia bè cánh trong xã của dòng họ Đặng Ngọc.
Tiểu thuyết có 33 chƣơng dày dặn. Chƣơng 1 bắt đầu vào thời điểm ông Cẩn, Bí thƣ Đảng ủy xã Bồng Lạng đang phải nằm điều trị tại bệnh viện tỉnh sau một thời gian dài với căn bệnh dạ dày. Vốn là bộ đội chống Pháp, hơn chục năm ông chiến đấu ở chiến trƣờng Tây Bắc (nhập ngũ năm 1947), năm 1958 ông phục viên trở về cái Làng Cả của ông (vùng quê ven sông Hồng quanh năm úng lụt, nghèo khổ).
Nung nấu “củng cố gia đình và xây dựng quê hƣơng”. Ông Cẩn bắt tay vào xây dựng công việc trong thôn, trong xã. Ông đƣợc bầu làm bí thƣ chi bộ Làng Cả, ông tổ chức lại Hợp tác xã và trực tiếp làm chủ nhiệm. Công việc trƣớc mắt là đắp đê và làm thủy lợi, đắp đập Hồ Khoang và đào hệ thống mƣơng tƣới tiêu, công trình làm ròng rã ba năm trời. Từ chỗ sản xuất bấp bênh, giờ chuyển sang làm ăn chắc, ruộng cấy hai vụ sản lƣơng đạt hơn năm tấn một héc-ta. Xã Bồng Lạng đứng đầu toàn huyện.