CHƢƠNG 3 : XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH, DÒNG TỘC
3.2. Xung đột nội bộ dòng tộc
3.2.1. Quan hệ họ hàng trong văn hóa Việt
Quan hệ dòng họ ở Việt Nam mang tính tự nhiên, trên cơ sở huyết thống và gắn với cấu trúc làng xã nông nghiệp. Mối quan hệ dòng họ đƣợc củng cố ngày càng trở nên vững chắc khi họ cùng sinh sống trong một không gian nhỏ, thƣờng xuyên gắn bó về quyền lợi và chia sẻ về lợi ích. Sự gắn kết các thành viên trong dòng họ giúp tạo ra một khối đoàn kết và sức mạnh trong việc thực hiện các công việc chung của làng xã, dòng tộc. Tuy nhiên, dòng họ và việc đề cao dòng họ cũng dẫn đến nhiều hạn chế. Ví nhƣ: tính cục bộ, sự thiên lệch, bảo thủ lợi ích, là nguyên nhân dẫn đến hiềm khích, va chạm giữa các dòng họ. Hơn thế, trong xã hội tiểu nông tƣ hữu, tính chất đối đầu ở những phe phái khi tranh giành quyền lợi và vị thế. Đặc biệt, khi trong dòng họ có ngƣời “tai to mặt lớn”, có chức sắc, “một ngƣời làm quan – cả họ đƣợc nhờ”, tính bè phái càng đƣợc tiếp lửa. Và với tâm lí của ngƣời dân trong cộng đồng nông nghiệp, những vấn đề liên quan đến dƣ luận vô cùng đƣợc quan tâm. Ngƣời dân có thể đói, có thể nghèo, chịu đói, chịu nghèo, chịu vất vả nhƣng không chịu đựng đƣợc tai tiếng, “lời ong tiếng ve”. Dễ bị kích động bởi tâm lí đám đông và sự bảo thủ nội bộ, “từng ngƣời nông dân một cố gắng trình bày, trƣớc dƣ luận làng mạc, một hình ảnh đâu vào đấy về bản thân và gia đình mình. Và khi cần thiết, cũng đóng góp phần mình vào luồng dƣ luận ấy” [11; 31]. Nhƣ vậy, ở nông thôn, xung đột dòng họ thƣờng xảy ra khi có những bất đồng về lợi ích giữa các phe cánh, xung đột tƣ tƣởng, quan điểm, cách thức đề cao dòng họ này, hạ thấp dòng họ kia. Đối với những ngƣời trong họ, thôn dân luôn coi đó là ngƣời nhà, “một giọt máu đào hơn ao nƣớc
lã”, bởi vậy “họ” cũng là nơi để các thành viên dựa dẫm. Họ cũng chính là nơi cố kết vững chắc nhất các thành viên. Đã có câu nói: “Phép vua thua lệ làng”. Ở đây có lẽ cần nói thêm: lệ làng thua lệ họ. Nhƣ vậy, “họ” có “quyền lực” rất lớn ở nông thôn. Có nhà nghiên cứu từng nói: “cách ứng xử của những ngƣời trong họ với nhau bao giờ cũng khác biệt hẳn với cách ứng xử với “ngƣời dƣng”, ngƣời ngoài… Nó là chỗ dựa tinh thần của mỗi cá nhân trong dòng họ. Với nó, ngƣời ta không cảm thấy bị đứt đoạn với tiền nhân, với cộng đồng và không mặc cảm bơ vơ giữa xã hội” [Đỗ Long 28; 55]. Cảm thức làng quê, ý thức họ tộc đã ăn sâu, bám rễ vào suy nghĩ của thôn dân.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội mới, khi sự va chạm những mô thức văn hóa mới xảy ra, sự xâm nhập của văn hóa đô thị, sự trỗi dậy của ý thức cá nhân trong thế hệ trẻ… đã khiến có rạn nứt mối quan hệ dòng họ. Đôi khi, cá nhân trong tộc họ nhận ra họ bị lôi kéo, bị lợi dụng vì mục đích cá nhân của những ngƣời đứng đầu trong tộc họ. Và đó chính là nguyên nhân khiến mối quan hệ cố kết tƣởng chừng bền vững kia bị rạn nứt.