CHƢƠNG 3 : XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH, DÒNG TỘC
3.2. Xung đột nội bộ dòng tộc
3.2.2. Xung đột quyền lực, lợi ích tộc họ
Mâu thuẫn, xung đột của các thành viên trong tộc họ đƣợc phản ánh khá rõ trong văn học nông thôn, và Ngô Ngọc Bội không phải là một ngoại lệ. Trong Lá non, dòng họ Đặng Ngọc đƣợc tác giả nói đến nhƣ một điểm nhấn của xã Bồng Lạng. Vốn là dòng họ lớn trong xã, uy lực của họ Đặng Ngọc thật đáng nể. “Từ trƣớc đến nay xã Bồng Lạng muốn làm việc gì, nếu số đảng viên họ Đặng Ngọc nhất trí thì dù có xẻ núi ngăn sông cũng xong. Nếu họ Đặng Ngọc bàn ngang thì dù cái việc chia rơm, chia rạ cỏn con cũng trở nên rắc rối” [2; 59]. Họ Đặng Ngọc là chỗ dựa, là niềm tự hào, thậm chí là nơi mà ông Uyển – trƣởng họ dùng làm mánh lới để áp chế các đối tƣợng khác: “Họ Đặng Ngọc xƣa nay đã thành chỗ dựa vững chắc của ông Uyển, do đó, thỉnh thoảng ông có làm bậy, lộng hành đôi chút cũng không ai dám làm gì. Đến
huyện cũng không dám hạ ông…. Nếu hạ ông thì cả cái khối Đặng Ngọc ngang tàng và đông đúc sẽ gây ra vô khối khó khăn” [2; 59]. Cũng vì sức mạnh của dòng họ Đặng Ngọc mà ông Uyển đã thao túng đƣợc ông Cẩn – Bí thƣ chi bộ xã – biến ông Cẩn thành cái bia đỡ cho những hành động sai trái, thậm trí là những hỏa mù nhằm thực hiện tƣ thù và cơ hội thăng tiến. Vốn là cán bộ xã có uy tín, nhân phẩm không tì vết, “có dùng đèn pha mà soi từng cái lông chân thì cũng không thấy sợi nào bị bắt bụi” [2; 26] nhƣng lại “hữu danh vô thực”, ông Cẩn chẳng hại ai nhƣng chẳng ai nhờ đƣợc gì, bởi ông không quyết đoán, thiếu sáng tạo, không mạnh dạn mà cũng không dám đƣơng đầu cùng thất bại. “Bao nhiêu khóa nay là bí thƣ đảng ủy nhƣng ông chẳng nắm cụ thể một việc gì. Ông chỉ giữ vai trò lãnh đạo bao quát, còn việc cụ thể đã có ngƣời phụ trách” [2; 154]. “Bởi cách làm việc của ông Cẩn tỏ ra bình đẳng nhƣng thực chẳng có tác dụng gì” [2; 155]. Chính vì có tâm nhƣng chẳng có “tầm”, ông Cẩn bị giật dây hết chuyện này đến chuyện khác bởi Phó Bí thƣ thƣờng trực Uyển.
Quay trở về với câu chuyện họ Đặng Ngọc và những xung đột ngấm ngầm nảy sinh trong cái họ to nhất xã này. Ngô Ngọc Bội không xây dựng mâu thuẫn đối đầu giữa các họ trong xóm, thôn, nhà văn tập trung phản ánh mâu thuẫn trong chính nội bộ họ Đặng Ngọc. Bản chất ngƣời nông dân vốn thuần hậu, chất phác, thích trong ấm, ngoài êm chứ không mấy khi lục đục mâu thuẫn. Vậy mà họ Đặng Ngọc – cái họ nổi tiếng và luôn đầy đủ sức mạnh lật ngƣợc thế cờ này nay lại có vấn đề: chẳng còn đoàn kết/ chửi bới nói xấu nhau/ không còn ủng hộ cho vị bí thƣ thƣờng trực nổi tiếng và quyền uy nhất họ nữa. Chuyện gì đã xảy ra?
Bồng Lạng trƣớc đây là xã tiên tiến nhiều năm. Nhƣng đến giai đoạn đổi mới tổ chức sản xuất, thực hiện sản xuất lớn mà Bồng Lạng vẫn “chìm trong giấc ngủ”. “Sản xuất không tăng, ngƣời mỗi ngày một tăng, đồng điền
mỗi ngày một co lại, nội bộ Đảng lủng củng triền miên, đảng viên thoái hóa biến chất nhiều” [2; 13]. Bên cạnh đó, số đông ngƣời thích hƣởng thụ, ngại thay đổi, khi đƣợc bàn tới công việc thƣờng chần chừ không quyết. Công việc thì đều đều “chạy đủ mức giao khoán…, mọi việc khác không hề biết đến,.., chân ngoài chân trong, lảng ra lảng vào” [2; 19]. Các đảng viên của Bồng Lạng cũng vậy, “họp hành thƣờng kêu đau lƣng, nhức xƣơng. Hai ba ngày không hề phát biểu một câu” [2; 19]. Chính vì vậy mà xã Bồng Lạng gần nhƣ giậm chân tại chỗ, nhƣ một dòng sông tắc nghẽn, không đƣợc khơi thông dòng chảy, không lối thoát. Con dân Bồng Lạng, trong đó có họ Đặng Ngọc cũng không thoát ra khỏi đƣợc tình trạng chung, bên cạnh những hộ có của ăn của để vẫn có những hộ nghèo hèn, cạnh những đảng viên có trách nhiệm thì vẫn khối đảng viên yếu kém, tắt mắt, vụn vặt, tha hóa. Cái lỗ hổng của sự rạn nứt, mục ruỗng cứ lớn dần, lớn dần. Xét kĩ thì cái sự suy thoái này nó bắt đầu từ “nóc họ”.
Ngƣời quyền uy nhất, danh tiếng nhất trong họ Đặng Ngọc là ông Uyển - một lãnh đạo xã, đứng sau ông Cẩn nhƣng thực chất là kẻ giật dây thao túng mọi quyền hành. Vừa tham ô, hối lộ, chiếm đất HTX làm nhà riêng, hủ hóa, biến con dâu thành ngƣời ở, cấu kết ngƣời này để triệt hạ ngƣời kia, Uyển xứng đáng đƣợc gọi là một kẻ tha hóa, biến chất hạng nặng. Lợi ích mà ông Uyển quan tâm không phải là đời sống dân Bồng Lạng. Thứ ông lo là tiếm quyền đoạt vị, biến của chung thành của riêng. Ngày đêm ông tính đến việc gạt bỏ, cắt hết vây cánh ông Cẩn, đẩy ông Cẩn vào thế thân cô thế cô và dần dần là thế chức. Vốn là kẻ nhiều mánh lới, ông Uyển một tay che trời: “Một thời gian dài ông Uyển làm bậy, đều có ô che từ trên huyện, trên tỉnh. Ai to gan dám đụng vào thì vỡ mặt nhƣ chơi” [2; 25]. Mọi công việc của xã vì nhờ vào cái thế họ Đặng Ngọc mà ông Uyển đều lọt êm chứ không hề mắc mớ.
chia ngọt sẻ bùi, no cơm, ấm cật. Những ngƣời đứng đầu họ cũng phải biết tìm cách ổn định dòng tộc chứ không chỉ biết lo vây cánh. Vốn khôn khéo, ông Uyển “chải chuốt, đƣờng bệ” đã che mắt đƣợc khá nhiều ngƣời trong cái vỏ bọc vì sự phát triển của HTX. Nhƣng vì quá nhiều tính xấu cộng với mƣu đồ thanh trừng tuyệt tình đối với Tạo – cháu rể gọi mình bằng chú - Uyển đã bị nhiều ngƣời xa lánh. Biểu hiện rõ nhất là “họ Đặng Ngọc đang có hiện tƣợng tan rã, đây mà mối nguy cơ cho họ Đặng Ngọc, trƣớc hết là cho ông Uyển” [2; 59]. Đại hội Đảng bộ xã đã khiến ông trăn trở không ít khi số phiếu bầu tụt xuống quá mức bình thƣờng. Gì chứ trƣớc đây ông chỉ đứng thứ hai, sau ông Cẩn, vậy mà giờ tụt xuống thứ tám, số phiếu chỉ quá bán tí ti. Qua phân tích tình hình, ông đã biết vài chục đảng viên họ Đặng không bỏ phiếu cho mình. “Việc ông bị tụt phiếu nhƣ thế có thể vì nhiều nguyên nhân, nhƣng cái chính là do cuộc đấu tranh của Vũ Xuân Tạo” [2; 58-59]. Dù vu oan và hạ bệ Tạo một cách kín đáo, ông vẫn đƣợc coi nhƣ trắng án trong vụ này, nhƣng dù sao, sự kiện ấy vẫn bị một số ngƣời nhìn nhận và đánh giá nhân phẩm, tƣ cách của ông.
Tuy nhiên, Uyển không phải là ngƣời dễ chịu khuất phục nhƣ thế. Có thể mất uy tín về chính trị, về đạo đức, chứ ông vẫn phải “tranh thủ diễn đàn tình cảm để chinh phục lòng ngƣời”. Xuất phát từ suy nghĩ “phải gây dựng đƣợc tình máu mủ, “một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã”, phải đề cao tinh thần tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau với tấm lòng “chị ngã em nâng”…, phải nhấn mạnh điều “chim có tổ, ngƣời có tông”, tổ tiên dòng họ là mối dây gắn bó tình máu mủ. Uyển tính kế kín kẽ đầu tiên là với nhóm tổ tôm – nhóm các cụ cao niên của họ Đặng Ngọc. Đây là những tâm phúc, đồng thời là những mƣu sĩ có tài. Nhân vật số một – Chẩm – nguyên là cán bộ huyện, hết sức sắc sảo do đã từng trải nghiệm trƣờng đời bằng nghề lái trâu, khi đƣợc bổ làm cán bộ thì mấy chục năm lăn lộn, thành tích nhiều, lỗi lầm không ít, cũng “lên voi xuống chó” nhƣ thƣờng. Sau đó là ông Mạo – ngành trƣởng họ Đặng Ngọc, hai vợ
rồi mà mãi chẳng có con, lại nghe ông thầy bói nói rằng do mả tổ bị ngƣời ta phạm. Ông Mạo vì vậy mà cũng muốn thân cận để cầu cạnh ông Uyển cho tu sửa nhà thờ, đặt lệ khao họ. Sau đó nữa là ông My, Khoán, Tam…, những ngƣời này đều đƣợc ông Uyển lựa đƣa vào danh sách củng cố vị thế của mình trong họ. Nhƣng cái gì đã nát thì khó vá lành. Trong họ có Hoàng, bộ đội phục viên, về quê đƣợc bổ vào ban quản trị phụ trách chăn nuôi nhƣng vì thiếu trách nhiệm nên gần nhƣ bị sa thải, trở thành tổ viên tổ chăn vịt của HTX. Tính tình nhỏ mọn, tắt mắt lại hay xoi mói, biến chất, Hoàng bị gạt ra khỏi Đảng, vì vậy càng trở nên bất cần đời. Hắn cay cú vì khối kẻ “tai to mặt lớn” “chuyên đục khoét nhân dân, tội trạng chồng chất gấp trăm… vẫn còn ngồi chồm chỗm trong đảng bộ Bồng Lạng. Chúng đã biến thành những thứ vi trùng có những lớp vỏ kén bao bọc nằm lẩn trong các thành ruột, kẽ phổi, thớ gan, có thời cơ lại chui ra phá hoại cơ thể, không thứ thuốc gì tiêu diệt đƣợc” [2; 50]. Chẳng có cách nào vạch trần đƣợc những bộ mặt ấy, Hoàng đành chửi càn và quấy phá khi có cơ hội. “Con chiên ghẻ” của dòng họ Đặng Ngọc ấy thành cái gai trong mắt của mấy “ông trùm” nhƣ Uyển, Chẩm…
Dòng họ Đặng Ngọc nhƣ vậy đã âm ỉ nung nóng mâu thuẫn. Ông Uyển – ngƣời đứng đầu họ thì dùng họ để phục vụ cho mục đích riêng, dựa vào họ để làm càn, làm bậy. Là lãnh đạo xã nhƣng lại tận dụng chức quyền để chiếm đoạt của công. Tiếng là sống dựa trên tình nghĩa “giọt máu đào” nhƣng thực tế lại bầu đoàn chia rẽ, hắt hủi kẻ yếu hèn (nhƣ Hoàng, cũng là dòng họ Đặng Ngọc nhƣng chƣa khi nào đƣợc ông Uyển quan tâm, bảo ban, dìu dắt), trù dập ngƣời tài (nhƣ Tạo, luôn bị ông tìm cách triệt hạ); kích thích kẻ thiếu suy nghĩ làm càn (xui Loát đánh ghen, vu oan cho Trâm và Tạo); lôi kéo những kẻ cạn nghĩ, ít học, bày cách cho chúng hãm hại ngƣời khác (Tâm) … Bản thân ông Uyển cũng tự nghĩ về mình, thấy mình chỉ là thằng “anh hùng nhất khoảnh”, “gần chót đời quen sống lừa bịp mấy con mẹ nhà quê và sai phái mấy chú chân tay ngu độn, dốt nát chứ có thò mặt đi tới đâu… Suốt hai cuộc chống
Pháp, chống Mĩ… không biết thế nào là sốt rét, là rau rừng, là cơm vắt… Còn những việc chiếm đất, xây nhà, dụ dỗ cƣỡng ép phụ nữ, lợi dụng quyền hành đƣa ngƣời này lên, gạt ngƣời kia xuống, cảm tình cá nhân, tham ô móc ngoặc, tập hợp cánh vế lũng đoạn trong đảng bộ trên chục năm nay” [2; 114]. Dù quá nhiều kinh nghiệm trong chuyện “đi săn”, biết cần rƣợt đuổi hay buông lỏng con mồi khi nào, biết gây nhiễu dƣ luận ra sao, biết tạo cớ đẩy một ngƣời rơi vào chỗ nhùng nhằng không lối thoát khiến nó va vấp rồi gạt nhẹ nó ra khỏi vòng chiến đấu “nhƣ nhặt một mảnh trấu trong rá gạo trắng”, nhƣng cái kim có bọc khéo mấy cũng có lúc lòi ra ngoài. Ông Uyển đã không còn nhận đƣợc sự tín nhiệm dù số đảng viên trong họ đông quá nửa đảng bộ xã. Buổi họp họ, khao Tổ trở thành buổi cãi vã, đánh chửi nhau đinh làng nhức xóm.
Nhƣ vậy, khối kết cấu vững chắc của họ Đặng Ngọc đã không còn. Sự mâu thuẫn nội bộ gay gắt này có nguyên nhân lớn nhất vẫn xuất phát từ quyền lực và lợi ích cá nhân. Mục đích củng cố chỗ đứng, địa vị cá nhân, miếng cơm manh áo đã đẩy con ngƣời vào chỗ xảo trá, lợi dụng, thanh trừng lẫn nhau. Thanh thế dòng họ đã bị lợi dụng để thực hiện mƣu mô cá nhân. Thậm chí, chính những kẻ này đã dùng miếng cơm manh áo để dụ dỗ, lôi kéo ngƣời khác tạo ra phe cánh, xây dựng thâm thù, tiêm nhiễm cho những kẻ nhẹ dạ thói hƣ tật xấu, biến họ trở thành nguyên nhân tạo ra bất hạnh.
Mâu thuẫn trong dòng họ cũng đƣợc Ngô Ngọc Bội thể hiện với hàng loạt các sự kiện đan chéo nhau: từ quyền lợi họ tộc đến lợi ích cá nhân; từ hình thức cãi cọ, đụng độ đến những âm mƣu vu oan giáng họa tàn độc, từ mục đích tranh quyền đoạt vị đến xúc phạm nhân phẩm; ân oán đã đƣa thôn dân vào những cuộc họp bàn mƣu tính kế, trong không gian nông thôn cô đặc những giả dối, toan tính thấp hèn. Đó là giá trị của sự nhận thức lại hết sức tỉnh táo của nhà văn đất Trung du khi nói về nông thôn Việt Nam một thời trong lịch sử.
* Tiểu kết
Viết về gia đình, dòng họ là mối quan tâm của rất nhiều nhà văn khi tái hiện bức tranh nông thôn. Ngô Ngọc Bội không mới ở định hƣớng khai thác này, tuy nhiên ông đƣợc ghi nhận bởi cách thức phản ánh đặc thù riêng của một nông thôn Trung du Bắc bộ trong cái bức tranh tổng thể của nông thôn Việt Nam trong hai cuộc đổi thay dữ dội của lịch sử: cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp. Trong Ác mộng, tác giả đã chú tâm khai thác xung đột gia đình với sự đảo lộn các giá trị của đạo đức gia đình truyền thống trong cách mạng cải cách. Ở Lá non, Ao làng, Ngô Ngọc Bội tập trung khai thác sự bất cập của tƣ duy các thế hệ gia đình, những mâu thuẫn lớn nhỏ của các thành viên trong quá trình tổ chức hợp tác hóa nông nghiệp.
Tộc họ là một vấn đề đƣợc quan tâm, không phải trên phƣơng diện những đấu đá giữa các dòng họ trong không gian làng quê mà là sự lục đục, mục ruỗng từ bên trong của một dòng họ mang tính bền chắc lâu nay ở Bồng Lạng. Khai thác mâu thuẫn nội bộ, tác giả nhắc nhở chúng ta: sự suy thoái bắt đầu từ bên trong mỗi một con ngƣời, dù ở cƣơng vị nào, khả năng lây nhiễm, nguy hại của nó cũng vô cùng lớn. Và nếu sự suy thoái bắt đầu từ “nóc” thì sự nguy hại thật khó lƣờng, bởi nó ảnh hƣởng sâu xa đến mọi dƣờng cột của xã hội.
Kết thúc có hậu trong cả ba tiểu thuyết mang tính cổ điển, tuy nhiên, cũng là một hi vọng, đồng thời là niềm tin, một tín hiệu mừng mà Ngô Ngọc Bội muốn để ngỏ, nhƣ một sự khẳng định chân lý: mâu thuẫn, xung đột là một sự khởi đầu cho rất nhiều nhân tố mới.
KẾT LUẬN
1. Có thể coi viết về nông thôn chính là sở trƣờng của nhà văn đồng đất nghèo trung du Ngô Ngọc Bội. Gắn với mảng đề tài quen thuộc, mảng đề tài đã từng ghi danh rất nhiều tên tuổi sáng giá, Ngô Ngọc Bội coi nhƣ đã dám dùng bản lĩnh để dùng lửa thử vàng. Tuy không nổi bật trên diễn đàn văn xuôi, song với hệ thống tác phẩm dày dặn, đặc biệt là với ba tiểu thuyết: Ao làng, Ác mộng, Lá non, Ngô Ngọc Bội đã đi vào lòng ngƣời đọc giản dị, tự nhiên, sâu lắng. Và chính cái sự giản dị, tự nhiên, sâu lắng ấy đã khiến ông đƣợc nhớ nhiều hơn, nhớ lâu hơn. Làng văn Phú Thọ nói riêng, làng văn Việt nói chung đã đánh giá về ông bằng những ghi nhận ấm nồng nhất.
2. Tái hiện bức tranh nông thôn, Ngô Ngọc Bội thành công khi nhìn về nông thôn thông qua những xung đột xã hội, xung đột gia đình và xung đột họ tộc. Với xung đột xã hội, tác giả đã hết sức trung thực khi nhìn nhận lại cái đƣợc và cái mất của cuộc biến thiên dữ dội trong lịch sử: cuộc cải cách ruộng đất. Phản ánh những biến đổi trong quan hệ con ngƣời, sự dịch chuyển số phận của các chủ thể, nhiều sai lầm không thể sửa chữa…, Ngô Ngọc Bội minh chứng sự dũng cảm dám đối đầu của một cây bút trung trực, tâm huyết trong nghề viết.
Bên cạnh công cuộc cải cách ruộng đất, Ngô Ngọc Bội cũng nhìn nhận lại mô hình hợp tác hóa và đổi mới phƣơng thức sản xuất ở nông thôn, tái hiện những xung đột, những cuộc đối đầu giữa cá nhân và tập thể, cuộc chiến trong nhận thức và tƣ duy cải tiến phƣơng thức sản xuất. Vẫn không phải là