Bảo thủ và đổi mới trong xây dựng hợp tác xã

Một phần của tài liệu Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết ngô ngọc bội (Trang 87 - 93)

CHƢƠNG 3 : XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH, DÒNG TỘC

3.1. Xung đột gia đình

3.1.2. Bảo thủ và đổi mới trong xây dựng hợp tác xã

Cũng tái hiện mâu thuẫn gia đình trong quá trình tổ chức sản xuất, xây dựng hợp tác xã, Ngô Ngọc Bội chú tâm phản ánh mâu thuẫn của chính các thành viên trong gia đình khi tiếp cận với cái mới. Về cơ bản, đối kháng trong tổ chức sản xuất và xây dựng HTX phần nhiều thể hiện ở sự khác biệt trong tƣ tƣởng các thành viên trong gia đình. Đó là sự mạnh dạn của lớp trẻ bên cạnh những rụt rè bảo thủ của lớp già; là sự hữu khuynh, bảo thủ, tự ti bên cạnh những quyết tâm đổi mới, là những toan tính nhỏ nhặt bên cạnh lợi ích cộng đồng…

Ao làng phản ánh xung đột trong tƣ tƣởng của các thành viên gia đình lão Nhẩm: lão Nhẩm và vợ; lão Nhẩm và Dịu – cô con gái út xoay quanh câu chuyện vào hay ra khỏi hợp tác xã. Vợ chồng lão Nhẩm đƣợc năm gái, một trai. Năm cô con gái ngoan hiền nhƣ bà mẹ nên đôi khi trở thành món hàng gạt nợ của ngƣời cha hoang toàng bừa bãi. “Cô thì cầm nợ cờ bạc, cô thì chạy khao trƣơng tuần, hoặc gán đói ăn ngày ba tháng tám. Vì thế cô nào cũng phải gả đi gả lại hai ba đời chồng” [1; 33]. Còn một mình cô gái út là Dịu, chẳng “ngáo” nhƣ bố, cũng không lành hiền một bề nhƣ mẹ và các chị, lại đƣợc nhận sự giáo dục từ đoàn thể nên nhanh nhạy quyết liệt, đặc biệt vô cùng thẳng thắn khi đấu tranh với những bảo thủ lạc hậu của bố mẹ. Chính vì cá

tính này mà Dịu đƣợc bố rất yêu chiều.

Vốn nhiều toan tính, cũng chẳng tự nguyện gì khi vào HTX (lão Nhẩm vào HTX chẳng qua vì bị lôi kéo và bởi tính sĩ diện với cô con gái út cƣng của mình), nay thấy HTX sản xuất thất bát, lão Nhẩm tìm cách “bùng”. Nhân một cái cớ rất trọn vẹn: bị Mọc đánh, lão Nhẩm càng quyết tâm trốn chạy, tính toán sinh sống ở Ao làng, kiếm cá ăn chơi. Với bà vợ hiền lành, mê tín, lão chẳng khó kiếm cớ với bà, thậm chí dùng cả giấc mơ tổ tiên báo mộng để vợ đồng ý cho ra Ao làng sinh sống, bỏ hợp tác. Nhƣng còn với Dịu thì khác. Xung đột giữa hai cha con trở nên gay gắt khi Dịu biết bố mình bỏ HTX. Lão Nhẩm ngại con mà không dám về nhà. Dịu thì vừa buồn vừa xấu hổ với dân làng nên cũng không bƣớc chân ra đến cổng. Cô muốn xa lánh tất cả mọi ngƣời. Với Dịu, đƣợc hoạt động, đƣợc hòa vào không khí chung cũng có nghĩa là đƣợc sống ý nghĩa nhất. Những ngày bố bỏ đi, ngôi nhà trống rỗng. Trong đầu Dịu lúc nào cũng hiện lên những tháng ngày tấp nập sum vầy trong căn nhà gỗ vẹn nguyên trƣớc đó. Và những đêm trăng đập lúa ở sân kho, những đợt thi đua chuyển phân phừng phừng khí thế. Đó mới là nơi mà cô muốn sống, là nơi mà nếu mất nó có nghĩa là cô đã chết. Tâm trạng của Dịu cũng nhƣ lẽ sống của cô đại diện cho thế hệ thanh niên một lòng vì sự đổi mới, một lòng vì một nông thôn mới. Với tƣ tƣởng hi sinh cho làng, mong muốn đƣợc cống hiến cho chính từng con đƣờng, từng lũy tre, bờ giậu quê hƣơng mà Dịu không hề nghĩ đến đi nơi khác tìm con đƣờng sung sƣớng. Nhƣng thật mâu thuẫn, khi Dịu nghĩ đến lí tƣởng xây dựng quê hƣơng dạt dào nhất thì lại gặp phải hành xử trái ngƣợc của bố. “Bố Dịu đang bắt Dịu phải lìa bỏ cái làng này, cái hợp tác xã này. Bố Dịu đã làm tan nát hết cả cửa nhà. Đến những hòn đá kê cột cũng nậy hết mang đi. Chỉ còn những mảnh tƣờng đất là không mang đi nổi, thì gió mƣa cũng đang làm cho lũa nát từng mảng, trơ ra những nanh sỏi trắng hếu” [1; 124]. Hình ảnh ngôi nhà bị dỡ bỏ tan hoang khiến cô gái trẻ thêm tan nát. Mối quan hệ với Hào vì những hiểu lầm càng

khiến Dịu đau khổ. Dịu thấy cô đơn, thấy nhƣ bị tách ra ngoài cuộc sống vốn dĩ rất sôi động ở nơi này.

Xét ở góc độ xung đột trong quá trình xây dựng nông thôn mới với mô hình HTX, vợ chồng Hàm – Miến giai đoạn đầu cũng gặp nhiều trắc trở. Là một cán bộ gƣơng mẫu, khi lúa đồng chùa đổ rạp cả vì bão, Hàm đến từng gia đình vận động dân đi gặt, khắc phục cái khó, mong ngƣời dân đi gặt cứu lúa và tiếp tục gieo mạ chuẩn bị cho mùa sau. Thế mà dân bỏ ngang HTX và thi nhau chạy chợ. Cảnh nhà neo đơn, đứa thứ năm mới năm tháng mà bụng Miến – vợ anh lại “lùm lùm” đứa thứ sáu. Hàm chẳng có thời gian quan tâm giúp đỡ vợ bởi việc “tổng” đã hết thời gian. Cái kiểu “ăn cơm nhà” nhƣng cứ đi suốt ấy khiến Miến dù có thƣơng chồng mấy cũng nhiều khi nghẹn ứ. Cái khó bó cái khôn, con đói, mẹ phải nghĩ cách. Lại thêm kiểu chèo kéo, “đâm bị thóc, chọc bị gạo” của mấy mụ trốn HTX nhƣ mụ Vần cũng khiến cô nao núng: “Nỗi lo lắng lại càng rộn lên trong lòng Miến. Lúa thóc năm nay thực thà thu hoạch chẳng ra gì. Một mình nuôi năm sáu mặt con, chúng nó mới có miệng ăn, chƣa có tay làm, chồng thì suốt ngày công tác, chẳng đỡ đần chị đƣợc gì” [1; 14]. Lo héo gan héo ruột, Miến đành lẻn đi chợ kiếm thêm tí chút. Hành động này cũng khiến cô băn khoăn lắm. Chẳng gì chồng cũng là chủ nhiệm hợp tác, vợ lại đi buôn vặt, nhìn mặt bà con làm sao!!! Nhƣng khó rồi thì phải chạy, vậy nên câu nói của mụ Vần: “thóc lúa này liệu có đủ cho các cháu ăn không?... Có đi chợ Mè với tớ thì đi… Quà cáp đi rồi, mỗi ngày cũng còn đƣợc đôi ba đồng đấy” cứ lởn vởn trong đầu Miến. Đi hay không, chạy chợ kiếm tiền nuôi con hay ở nhà chịu đói? Ở nhà có nghĩa là ủng hộ chồng, nhƣng các con đói thì ngƣời mẹ không cầm lòng nổi. Mâu thuẫn này khiến cô bị dày vò, rồi sinh chuyện cãi cọ với chồng. Ngƣời đàn bà hiền lành rồi cũng có ngày riết róng: “Anh có biết thƣơng tôi đâu. Một đàn một đống con…”; “cơm nhà, việc làng. Ngƣời ta còn chửi cho, nhục…” [1; 15-16]. Lấy nhau năm mặt con, lần này vợ chồng Miến mới có xung đột lớn nhƣ vậy. Cô

không thể không nghĩ ngợi, không thể không đắn đo. Một là vì con thì nên làm sao để có gạo, cơm cháo cho con. Nhƣng để có gạo thì phải chạy chợ. Mà chạy chợ thì khác gì phản bội chồng! Những day dứt ấy cứ lớn lên trong lòng, thật khó bề giải quyết. Cuối cùng Miến quyết định giấu chồng, định đi chợ vài chuyến, đủ đong cho con tạ thóc là dừng, vì “hai vợ chồng hiện nay đang sống trong cùng một tổ chức; cùng ăn một mâm, cùng nằm một giƣờng; cùng chăm chút một đàn con” [1; 50]. Vậy là từ cái khó, suy nghĩ và hành động của hai vợ chồng đã có phần trái ngƣợc. Anh chủ nhiệm HTX chuyên đi thuyết phục ngƣời khác chuyên tâm với hợp tác vô cùng đau khổ khi thấy chính vợ mình vụng trộm chạy chợ, chẳng còn biết danh dự của mình là gì. Chị vợ chủ nhiệm thì ấm ức vì không đƣợc chồng hiểu và san sẻ. Không khí gia đình ngột ngạt, ắng lặng trong tiếng nấc của Miến. Nỗi đau riêng lồng trong mối lo chung khiến Hàm thấy “ớn sống lƣng”. Sự mệt mỏi kết hợp nỗi buồn gia đình đè nghiến lấy Hàm, anh tƣởng chừng suy sụp.

Mâu thuẫn gia đình tiếp tục xảy đến với Ngân, một kĩ sƣ trẻ làng Thọ Quế. Ngân vốn con nhà nghèo, đƣợc tiếng xinh đẹp nết na. Vì mong muốn cho con gái có nơi nƣơng tựa, mẹ Ngân gả con gái cho nhà giáo Hội, một gia đình đƣợc coi là tử tế trong làng. Nhƣng Tuyên – chồng Ngân lại là cậu trai “ngu đần” trong khi vợ chồng giáo Hội vô cùng cay nghiệt. Muốn giữ con dâu, gia đình giáo Hội luôn gần nhƣ tìm mọi cách không cho cô ra khỏi cửa, thậm chí muốn ép Ngân bỏ mọi công tác để chỉ lo việc nhà. Vốn là một cô gái năng động, thông minh, ham học hỏi, không chịu đƣợc sức ép từ phía gia đình chồng, Ngân bỏ về nhà mẹ đẻ. Gia đình giáo Hội bắn tin dọa nạt đủ thứ, Ngân vẫn không chấp nhận. Không thuận chuyện chồng con đã đành, Ngân còn khổ sở vì không đƣợc mẹ chấp nhận, tin tƣởng, tạo điều kiện trong công tác. Áp dụng kĩ thuật cấy lúa mới không thành công, thất bại ê chề khiến cô đau khổ vì dân làng mất lòng tin. Hơn thế, ngƣời mẹ với tƣ tƣởng khá cổ hủ lạc hậu luôn khóc lóc van xin khiến cô còn não nề hơn nữa. Hiểu bà, thƣơng cho

những lo lắng và rầu rĩ không phải hoàn toàn không có lí ở ngƣời mẹ vất vả, nhƣng Ngân vẫn lặng lẽ chờ đợi cơ hội để chứng minh cho mẹ thấy con đƣờng mà mình đã lựa chọn là đúng.

Tƣơng tự Ao làng, Lá non là cuốn tiểu thuyết thứ hai mà Ngô Ngọc Bội chú tâm tái hiện những cố gắng vƣơn mình của một vùng nông thôn Bắc Bộ trong suốt một thời kì lịch sử khá dài của thế kỉ XX (từ trƣớc 1945 đến 1975). Với mỗi gia đình Bồng Lạng, tác giả luôn để tâm khai thác những yếu tố trọng tâm: tình cảm gia đình, sự khác biệt thế hệ, tƣ tƣởng xây dựng cuộc sống mới, tâm thế con ngƣời trong công cuộc đổi mới, tổ chức sản xuất nông thôn. Gắn với một cái nhìn mang tính nhận thức lại về một thời kì đã qua của nông thôn trung du Bắc Bộ, Ngô Ngọc Bội thể hiện chiều sâu ngòi bút trong khai thác quan hệ gia đình, những khó khăn họ gặp phải trong tổ chức sản xuất xây dựng đời sống mới, từ đó nêu bật những xung đột âm thầm tác động đến thành tựu hợp tác hóa nông thôn, cải tiến phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của thôn dân một thời.

Gia đình Tạo – Loát là một ví dụ điển hình. Tạo vốn một cựu chiến binh có khát vọng phát triển đổi mới quê hƣơng, “cải hóa cái cuộc sống vốn lạc hậu. tùy tiện của ngƣời nông dân, tiến lên làm ăn lớn” [2; 72]. Ham học hỏi, anh nghiên cứu từ cách làm chuồng gà chống trộm, cách ƣơm mầm khoai tây, phát triển giống măng diễn đến việc đào giếng sâu để lấy nƣớc trong và mát… Tất cả những việc này là mẫu, cái anh muốn là ngƣời nông dân xã Bồng Lai cần biết cách làm nhà bếp và chuồng trại chăn nuôi, tổ chức ăn ở gọn gàng ngăn nắp để tổ chức sản xuất hiệu quả, vừa tạo đƣợc vẻ đẹp của một nông thôn mới, vừa có lối sống văn minh, phù hợp cảnh quan lại hợp vệ sinh. Tạo lang thang khắp nơi, nghiên cứu các thứ cây quả thế mạnh của đất đai quê anh nhằm phát triển những loại cây quả đặc sản làm giàu thôn xóm. Không những thế, khi nghiên cứu địa thế Bồng Lai, anh đề xuất chuyển dân

xóm soi vào đất liền an cƣ và tập trung canh tác… Vốn là một chàng trai đầy nhiệt huyết nhƣng bất hạnh trong hôn nhân. Tạo luôn phải đối đầu với một cô vợ ƣơng ƣơng dở dở, hẹp hòi vị kỉ, tối ngày gây sự. Do ghen tuông vô lối, Loát đã hại chồng mình hết lần này đến lần khác. Bên cạnh đó, cũng do đối đầu với ông chú vợ (Uyển) nên Tạo đã nhiều lần bị vu oan bởi ông chú mƣu sâu kế hiểm.

Tiếp tục bàn về những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, Ngô Ngọc Bội quan tâm đến sự suy thoái, băng hoại đạo đức của các thành viên trong gia đình do sự vị kỉ và những tác động bên ngoài. Ông Uyển vì toan tính trục lợi mà tìm cách câu kéo Trâm thành con dâu, hại Tạo – ngƣời yêu cũ của Trâm điêu đứng trong chuyện gia đình. Khi Trâm trở thành con dâu, ông lại “gây ra bao nhiêu chuyện xấu xa nhơ bẩn” [2; 42]. Kìm hãm sự phát triển của con dâu, đẩy cô vào chỗ phải bỏ nhà chồng ra ở trại lợn, bản thân ông Uyển cũng bị Nho – con trai phản đối quyết liệt. Mâu thuẫn này căng thẳng đòi hỏi phải giải quyết, bởi Trâm không thể dung hợp khát vọng cống hiến cho HTX của mình, khát vọng đổi mới Bồng Lạng với những tính toán lợi ích nhỏ nhoi mà ông Uyển đƣa ra.

Nhƣ vậy, khi khai thác mâu thuẫn xuất phát chính từ nội bộ gia đình trong giai đoạn tổ chức, phát triển sản xuất nông thôn, Ngô Ngọc Bội đã chỉ ra những vấn đề điển hình, bức xúc ở nông thôn một giai đoạn mà không phải cá nhân nào cũng sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi, không phải cá nhân nào cũng sẵn sàng cống hiến, khi họ chỉ nghĩ tới “chấm mút”, hƣởng thụ, đùn đẩy nỗi lo cho ngƣời khác. Với tƣ duy tiểu nông manh mún, “nghĩ ngắn” nhƣng mong “cắn dài”, nông thôn Việt Nam đã rơi vào một trạng thái trì trệ, lạc hậu. Nói vậy không có nghĩa là không có những yếu tố tích cực, khi thôn dân ta mang trong mình dòng máu truyền thống 4000 năm văn hiến, tuy nhiên, chủ trƣơng đổi mới toàn diện nông thôn cũng vấp phải một thực tiễn: lãnh đạo hạn

chế năng lực, nhận thức cái mới chƣa đúng, chƣa đủ, tiềm lực thôn dân hạn chế… Và xung đột gia đình chính là một bức tranh thu nhỏ của một nông thôn với đầy rẫy những trở ngại mà chúng ta cần nhận thức đúng về nó.

Một phần của tài liệu Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết ngô ngọc bội (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)