Vẻ đẹp thân thể nữ báu vật của cuộc đời

Một phần của tài liệu Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 31)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Đề cao vẻ đẹp ngƣời phụ nữ

2.2.1. Vẻ đẹp thân thể nữ báu vật của cuộc đời

Trong những năm gần đây, các tác giả nữ chú ý nhiều hơn đến vẻ đẹp bản thể của giới nữ và xem nó nhƣ một phƣơng thức để xây dựng nhân vật. Họ cho rằng: “Thể xác cũng cần phải đƣợc lắng nghe”. Bởi “cái đẹp hình thể khơi gợi tiềm thức về giới, là cái cớ tạo nên sự hấp dẫn của nữ tính”. “Thân thể đã nói những điều mà ý thức và tƣ tƣởng không thể nói, và những tƣ tƣởng từ vô thức sẽ đƣợc viết ra bởi chính thân thể”. Chính vì vậy, thân thể

ngƣời phụ nữ “không chỉ là đối tƣợng mà còn là phƣơng tiện để phản ánh”, giúp “ngƣời phụ nữ khám phá và tái hiện thế giới nội tại của mình”.

Trƣớc đây, do cách nhận thức chƣa đúng về “lối viết thân thể”, cho rằng nó “gần giống với sự trình bày thân xác thuần tuý chứ không mang lại giá trị nhân sinh và thẩm mỹ” nên bị xem là “l nh vực nhạy cảm”, “cấm kị” trong văn chƣơng. Văn học đƣơng đại, do coi trọng ý thức sáng tạo mang tính cá nhân, các cây bút đã “giải phóng” cách tiếp cận về ngƣời phụ nữ cho nên cùng đề tài vẻ đẹp ngƣời phụ nữ song mỗi nhà văn lại đem đến một dáng vẻ, chuyển tải một thông điệp riêng.

Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu có xu hƣớng miêu tả nhân vật nữ theo xu hƣớng chú trọng vẻ đẹp nhục thể giống Ma Văn Kháng nhƣng có phần táo bạo và mãnh liệt hơn. Các nhà văn nhận thấy “khám phá và bộc lộ thể xác là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của bản thể tính nữ”. Đề cao vẻ đẹp thân thể ngƣời phụ nữ chính là một cách để các nhà văn nữ xóa bỏ mặc cảm tự ti, “tội lỗi” đã trở thành định kiến trong xã hội suốt một thời gian dài. Xã hội, đặc biệt là nam giới cần coi trọng vẻ đẹp ngoại hình của ngƣời phụ nữ bởi tự bản thân nó cũng đƣợc xem là một “giá trị” xứng đáng đƣợc trân trọng. Không nên tồn tại cái nhìn giản đơn cho rằng vẻ đẹp ngoại hình ngƣời phụ nữ chỉ đơn thuần là cái “bên ngoài”, là chuyện thân xác hay tính dục. Nói về vấn đề này, Y Ban khẳng định: “Khi viết về những ngƣời phụ nữ hôm nay, mổ xẻ và phân tích thân xác cũng nhƣ thân phận của họ, tôi muốn rằng các tác phẩm của tôi sẽ là thứ để họ vịn vào và đứng dậy” [14].

Có thể nói, thân xác nữ với vẻ đẹp của thân thể cũng nhƣ sức mạnh của bản năng đã trở đi trở lại nhiều lần trong truyện ngắn của Y Ban. Thân thể ngƣời phụ nữ không chỉ là niềm tự hào mà còn là vũ khí chinh phục, quyến rũ đàn ông, khẳng định vị thế của giới mình. Đọc truyện ngắn của chị, hình ảnh

những ngƣời đàn bà đẹp xuất hiện rất nhiều. Mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, không ai trộn lẫn với ai, dù họ cùng là phụ nữ. Ngoại hình của nhân vật vừa đƣợc tác giả mô tả khái quát, vừa cụ thể, chi tiết có khi thiên về nhận định nhiều hơn miêu tả chi tiết: “Đây đã từng là một ngƣời đàn bà đẹp” (Cuộc tình silicon); “Một gƣơng mặt sáng láng tự tin. Một thân hình hấp dẫn” (Gà ấp bóng) [11]; “Về nhà, vợ anh vẫn đẹp rực rỡ” (Biển và người đàn bà xấu xí). Có khi tác giả để nhân vật tự ý thức về vẻ đẹp của chính mình để lột tả khao khát bản năng, sức sống mạnh mẽ, sức hấp dẫn từ bên trong của nhân vật. Đó có thể là tự ý thức về sự hấp dẫn, mơn mởn của tuổi trẻ: “Em soi mình vào gƣơng. Da thịt em sáng loáng. Môi em đỏ mọng và hơi trễ xuống. Mắt em sáng long lanh” (Hai bảy bước chân là lên thiên đường), hoặc sức sống căng tràn sinh khí: “Nàng chậm rãi mở từng cúc áo, khuôn ngực đầy đặn trắng ngà hiện ra” (Người đàn bà đứng trước gương)... Hơn thế, những bộ phận vốn d “húy kỵ” cũng đã đƣợc nhà văn miêu tả đầy ma lực: “Trong gƣơng, da thịt sáng loáng. Một tâm thân tròn mình cá trắm, với hai cái vú bánh dày” (Tự) hay “sau lớp voan hồng hoặc sau lớp đăng ten hồng là đôi nhũ hoa hiện lên, tròn đến không thể tròn hơn đƣợc nữa, căng mọng. Nhƣ một ma lực hấp dẫn đến mê hồn”. Hình ảnh ngƣời đàn bà soi gƣơng dƣờng nhƣ đã trở thành mô tip trong các tác phẩm của Y Ban. Đó là những ngƣời phụ nữ có ý thức rõ về giá trị cơ thể mình. Họ nhìn ngắm, nâng niu, vỗ về, thỏa mãn và yêu chính cơ thể mình. Họ tự hào với thân thể quyến rũ mà tạo hóa đã ban cho mình.

Tôn vinh vẻ đẹp hình thể bao gồm cả nhu cầu xác thịt tự nhiên đã trở thành nét đặc sắc riêng của Y Ban trong sáng tác. Dƣới ngòi bút của chị, nhƣ một lẽ d nhiên thân thể và dục tình vô hình trở thành một thứ nam châm có sức hút kì lạ chẳng thể khống chế bằng lý trí. Ở phƣơng diện này có thể khẳng định Y Ban là một trong những cây bút tiên phong trong việc đề cao vẻ đẹp hình thể, đồng thời xem đó là thƣớc đo của giá trị của ngƣời phụ nữ. Hình thể

trở thành một đối tƣợng thâm m có khả năng khơi gợi những ấn tƣợng về cái đẹp, chứ không hề có bất cứ sự quy kết dung tục từ cái nhìn đạo đức. Điều đó phản ánh cái nhìn nhân văn nhƣng cũng rất táo bạo và đầy kiêu hãnh của nhà văn về giới của mình.

Cùng trân trọng vẻ đẹp hình thể nữ tự nhiên nhƣ báu vật trời ban, trong

Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), “đôi bàn tay” của nhân vật “tôi” là hình ảnh đã trở đi trở lại nhƣ một biểu tƣợng nghệ thuật: “Bàn tay nhỏ nhắn và mềm mại hiếm thấy. Bàn tay không thay đổi theo mùa hay béo gầy cơ thể”; “Bàn tay không tuổi tác trọng lƣợng”. Bàn tay ấy “thể hiện tâm hồn con ngƣời, dù em mập đến mấy ngón tay em vẫn chỉ là cọng cỏ chao lƣợn dƣới gió xuân”. Hay: “Con tôi sẽ có bàn tay của mẹ”, “Chỉ có làn da mỏng tanh nhƣng biết níu giữ tự do cho dù thân thể bị trói. Nắng tắt, mà bàn tay vẫn óng ánh diệu kì”. Xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên và cả những dòng cuối cùng của tác phẩm, hình ảnh đôi bàn tay góp phần thể hiện tâm hồn con ngƣời, một tâm hồn mỏng manh, nhƣng dạt dào nhựa sống. Còn trong tác phẩm Dòng sông hủi, nhà văn lại chú ý miêu tả “đôi bàn chân nhỏ tí” của nhân vật “tôi”. Đó là đôi bàn chân đầy hạnh phúc nhƣ đƣợc “chạm trên lóng lánh trăng vàng”. Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của ngón tay, bàn chân, nhà văn còn tập trung khám phá vẻ đẹp từ những bộ phận khác trên cơ thể: “Vú tôi rứng tràn không khí. Vú tôi là nhựa sống, là hơi thở, là khí quyển” [18]. Vẻ đẹp toát ra từ tấm thân của ngƣời phụ nữ, với nhân vật “tôi” trong “Vu quy” đó là một tấm hình gợi cảm, “tấm thân tôi cong lên hình chữ S, một hình chữ S cố phản kháng”. Nhân vật H’Linh trong Hoa máu lại là ngƣời con gái mang vẻ đẹp của thánh thần mà vẫn là trần tục: “H’Linh là báu vật của thần Núi ban tặng xứ rừng sâu gió ngút”, “một cô gái đẹp nhƣ tiên giáng thế”, có “mái tóc dài đen tràn phủ bờ vai” và “hàm răng trắng bóng sin sít lấp lánh cùng nụ cƣời”, với “khuôn miệng xinh xắn”, “nụ cƣời mê hồn”. Cô gái trong truyện Huyền thoại về lời

hứa đƣợc miêu tả “đẹp nhƣ chùm san hô biển lấp lánh” và tƣởng nhƣ “nàng là thủy thần lên mặt đất ban phát sắc đẹp và tình yêu cho con ngƣời”. Thanh trong Bốn người đàn bà và một đám tang mang “cái cƣời không phải của kẻ phàm trần” cùng với “giọng nói của thiên thần” “nhẹ nhƣ gió thoảng”. Thảo cũng vậy. Cô có “gƣơng mặt thánh thiện với những đƣờng nét thanh thú” đến mức Sơn - ngƣời yêu cô không dám đụng đến bởi nó quá thiêng liêng. Thảo đối với Sơn nhƣ là nữ thần là chúa trời linh thiêng anh đâu dám sàm sỡ…Cách “miêu tả vẻ đẹp thân thể nữ” của Đỗ Hoàng Diệu mang dấu ấn của văn học dân gian, con ngƣời mang vẻ đẹp của thánh thần nhƣng tâm hồn của kẻ phàm tục. Cách miêu tả này không mang tính ƣớc lệ nhƣ văn chƣơng xƣa. Đó là cái đẹp chỉ có thể hiểu và để tƣởng tƣợng chứ không thể vẽ ra đƣợc. Vẻ đẹp của Thanh, Thảo, ALứ, H’Linh,... khó ai tìm ra một ngƣời nhƣ họ trong cuộc đời.

Khi thể hiện vẻ đẹp thân thể ngƣời phụ nữ, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu không đơn thuần muốn “trình bày thân xác thuần tuý mà hƣớng tới sự mô tả thân thể có giá trị nhân sinh và thẩm mỹ”. Vẻ đẹp ngoại hình của ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của hai nữ nhà văn “vừa là đối tƣợng phản ánh, hiện thực đƣợc phản ánh, vừa là cách thức tìm kiếm và biểlichjt thiên tính nữ”.

2.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách – thiên chức của người phụ nữ

“Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, c chỉ, cách nói năng tƣơng ứng”. “Tính cách chính là thái độ đã đƣợc củng cố trong những phƣơng thức hành vi quen thuộc”. Tìm hiểu tính cách thực chất là tìm hiểu vẻ đẹp “thiên tính nữ của ngƣời phụ nữ”. Thiên tính nữ còn gọi là “nữ tính”, “mẫu tính”, là những phẩm chất bẩm sinh, sẵn có của ngƣời phụ nữ. Thuộc tính này bao hàm cả mặt tốt, mặt xấu, ca ngợi và đáng phê phán...

Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thƣờng, “thiên tính nữ là khái niệm dùng để chỉ những phẩm chất tốt đẹp, có sẵn của ngƣời phụ nữ” nhƣ: Tấm lòng vị tha, tình yêu thƣơng, là đức hi sinh, sự nhẫn nhịn, hết lòng thƣơng chồng, yêu con. Bằng sự nhạy cảm vốn có, ngƣời phụ nữ luôn mở rộng tấm lòng để hút lấy mọi biến động của đời sống. Cũng chính sự nhạy cảm ấy đã hình thành cho họ tính cách khá đa dạng, phức tạp với một đời sống tâm hồn phong phú, khó nắm bắt. Nhận xét về bản chất phức tạp của ngƣời phụ nữ hiện đại Nhà phê bình Vƣơng Trí Nhàn cho rằng: “Hình nhƣ do sự nhạy cảm của riêng mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh, dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái nhìn cực đoan sẵn có, tốt, dịu dàng rộng lƣợng thì không ai bằng mà nhỏ nhen, dữ dằn cũng không ai bằng” [28].

Không chỉ thể hiện quan niệm về thân phận và thân xác ngƣời phụ nữ, Y Ban còn bày tỏ sự trân trọng tính cách mạnh mẽ, độc lập, tự chủ của những ngƣời phụ nữ hiện đại: “Tôi thích viết về phụ nữ và những vấn đề của phụ nữ hiện đại. Họ thông minh, giỏi giang nhƣng vẫn luôn cần một cuộc sống tình cảm phong phú” [14]. “Họ có xu hƣớng sống cho bản thân mình, chiều chuộng cảm xúc của chính mình” [14]. Luôn có khát vọng đƣợc giải phóng: “Mạnh mẽ là một điểm nổi bật trong phẩm chất của ngƣời phụ nữ Việt Nam, dù nhìn vẻ ngoài họ là những phụ nữ nhu mì, cam chịu. Họ đã phải nén cảm xúc của mình hàng nghìn năm và lúc nào họ cũng có nguy cơ bùng nổ” [14].

Trƣớc hết, đời sống tâm hồn của ngƣời phụ nữ đƣợc các nhà văn nữ tái hiện nhƣ một tấm gƣơng khổng lồ phản chiếu trong đó mọi biến động, mọi sắc thái của cuộc sống. Vì thế mà nó muôn màu, muôn vẻ, khó nắm bắt, thậm chí còn có những trạng thái đối lập gay gắt. Trong truyện ngắn Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu nhân vật phụ nữ khi thì có tâm hồn của một cô gái trẻ trung ƣa lãng mạn, mộng mơ lúc lại già dặn, đầy trải nghiệm. Chính vì vậy, cùng trong

một hình tƣợng, chúng ta có thể bắt gặp trong tâm hồn ngƣời phụ nữ những cung bậc khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Những nhân vật nữ có tâm hồn giàu phức điệu trong sáng tác của Y Ban từ cô gái trẻ trót ch a với bạn trai trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, “em” trong Hai bảy bước chân là lên thiên đường, ngƣời con gái trong Nhân tình, đến những ngƣời đàn bà có địa vị trong xã hội trong truyện Tự, Gà ấp bóng, ... luôn tự đấu tranh giữa các trạng thái đối lập: vừa xấu hổ, lo sợ bởi việc mình làm nhƣng phút chốc lại cũng đầy kiêu hãnh, bất cần; vừa bỡ ngỡ, khép mình vừa cố ý tỏ ra dạn d , quyết liệt. Họ vừa mong mỏi có một ngƣời tình lý tƣởng nhƣng cũng lại bất cần, khinh thƣờng đàn ông.

Để thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu cảm xúc của các nhân vật nữ, Y Ban đã đi sâu khám phá không gian tâm trạng - không gian ghi dấu những biến động tâm hồn mà ở đó khi thì là những trăn trở không nguôi, có khi là những biến thái tinh vi, phức tạp, khi lại là những cảm xúc tinh tế, giàu chất trữ tình.

Vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời phụ nữ trong sáng tác của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu còn thể hiện ở sức sống mạnh mẽ dẫu cuộc đời gặp bao oái oăm, bi hài. Sự mạnh mẽ ấy không chỉ toát ra từ ngoại hình, hành động đến ngôn ngữ, mà hơn hết, nó bắt nguồn từ một sức sống mãnh liệt bên trong. Đó là nỗ lực vƣợt lên trên hoàn cảnh khó khăn, bi kịch tình yêu cũng nhƣ giới hạn của chính mình. Tìm hiểu truyện ngắn của Y Ban, ta thấy xuất hiện những nhân vật nữ có ý chí kiên cƣờng, tinh thần lạc quan hiếm có (Đứa con và người đàn bà tật nguyền, Cái Tý, Ước mơ cô bán hàng rong)... Hình tƣợng những ngƣời phụ nữ trong Bóng đè, Dòng sông hủi, Hoa máu,... của Đỗ Hoàng Diệu rất nữ tính, thật dịu dàng nhƣng lại ẩn chứa trong tâm hồn một sự mạnh mẽ hiếm thấy. Đƣợc sự ƣu ái của hóa công, những ngƣời phụ nữ đẹp, có tri thức ấy luôn ý thức đƣợc bản thân mình, họ luôn khát thèm tình yêu, đuổi theo tình

yêu, khát vọng kiếm tìm ngƣời yêu lý tƣởng, để đƣợc yêu thƣơng để đƣợc hạnh phúc. Đi tìm tình yêu đích thực, cuộc đời nhân vật “tôi” trong Vu quy là một chặng đƣờng dài của sự rƣợt đổi và kiếm tìm hạnh phúc. Cô muốn lấy đƣợc ngƣời mình yêu và có đƣợc một tổ ấm gia đình. Mối tình thƣơng cảm giữa cô gái và chàng k sƣ hải sản trong tác phẩm Huyền thoại về lời hứa

cũng là một điển hình của khát vọng tình yêu mãnh liệt. “Ngƣời đàn bà huệ trắng” trong Linh thiêng để đƣợc yêu thƣơng, chiều chuộng và ve vuốt bà đã bất chấp tất cả, bỏ chồng, bỏ con để theo ông họa s . Bởi bà thấy đƣợc sống với những khát khao của chính mình mới là hạnh phúc. Cũng nhƣ vậy, trong

Dòng sông hủi nhân vật “tôi” không chấp nhận một ngƣời chồng tàn bạo, một ngƣời tình đớn hèn, chị đã bỏ đi để kiếm tìm một cuộc sống tự do và hạnh phúc ở một chân trời mới.

Có thể nói, trong tập truyện Bóng đè, các nhân vật nữ luôn trong trạng thái đi tìm hạnh phúc. Đối với họ, tình yêu và hạnh phúc đã trở thành mục đích sống, mục đích tồn tại của mình. Để đạt đƣợc mục đích ấy họ đã làm nhiều cách khác nhau. Có thể đúng, có thể sai nhƣng trên hết đây là một khát vọng đầy tính nhân bản cần đƣợc cảm thông và trân trọng. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng tìm thấy hạnh phúc của mình, họ càng khát khao bao nhiêu thì càng chịu nhiều cay đắng bấy nhiêu. Ngân dù ích kỉ dù tàn nhẫn thì cô vẫn rất đáng thƣơng. Chẳng qua cô đã “đi tìm hạnh phúc theo cách của riêng mình” để rồi cô là ngƣời gánh vác hậu quả cho những khát vọng mù quáng ấy. Gã “Việt Kiều sau khi đã chán chê đã bán cô vào nhà thổ đủ cho gã vài ngày say sƣa hút hít”. Cô không phải là cuộc đời bất hạnh, khổ đau và ân hận. H’Linh cũng thế. Cô gái đẹp nhƣ tiên giáng ấy bị câm nhƣng lại có một trái tim biết

Một phần của tài liệu Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)