6. Cấu trúc luận văn
3.3. Giọng điệu mang tính chất đối thoại
3.3.1. Giọng mỉa mai, cay đắng
Văn xuôi Việt Nam đƣơng đại nổi lên chất giọng mỉa mai, cay đắng. Điều này cho thấy các nhà văn không muốn sở hữu một giọng văn bình lặng mà luôn muốn bứt phá để tìm một lối viết cá tính và bản l nh để phản ánh đƣợc những vấn đề nhức nhối của xã hội. Bằng giọng điệu này, các nhà văn nữ không chỉ thể hiện đƣợc “thái độ không khoan nhƣợng” trƣớc cái xấu, cái ác mà còn sẵn sàng ném vào nó “giọng điệu mỉa mai, châm biếm” nhƣ một sự thức tỉnh nơi bạn đọc.
Phản ánh khá sinh động hiện thực xã hội những năm đổi mới, sáng tác của Y Ban có cách viết táo bạo mạnh mẽ và dũng cảm. Phê phán những “góc tối” trong xã hội, Y Ban s dụng giọng văn “tƣng t ng” nhƣng “đầy mỉa mai và bỡn cợt”. Đọc truyện Cuộc tình Silicôn, ta thấy rõ chất giọng ấy: “Bốn mƣơi tuổi thành đạt và giàu có, các con đã vào đại học, ngƣời đàn bà bắt tay vào cuộc chơi chủ động và sành điệu. Đối tƣợng truy đuổi của ngƣời đàn bà là các chàng trai trẻ… vóc dáng khỏe mạnh, mặt mũi sáng láng, thông minh, học giỏi. Một tháng đầu, ngƣời đàn bà học hành rất chăm chỉ. Đến khi con mồi say tiền ngƣời đàn bà bủa lƣới…”. Xét từng câu chữ, đó là lời tƣờng thuật về “thói ăn chơi, biến chất của một số đàn bà thừa tiền, thiếu tình”, đằng sau câu chữ là cái cƣời “nhếch mép” mỉa mai của ngƣời viết. Trong Hai bảy bước là lên thiên đường, cô gái sau khi dâng hiến thân xác cho ngƣời tình thỏa mãn lại sống trong khắc khoải chờ đợi. Càng chờ đợi lại càng thêm tủi hổ, xót xa khi nhận ra sự thật anh không có tình yêu nào dành cho mình: “Kì lạ thay, thiên đƣờng. Adam và Eva vì yêu nhau mà phải xuống hạ giới. Còn em chỉ vì thiếu tình yêu em không đƣợc lên thiên đƣờng” [11;232]. Tình dục không có tình yêu khiến cô thấy mình giống nhƣ câu chuyện cô gái bán hoa bị khách trả một đồng bạc giả với ý ngh mình bị hiếp rồi lại càng thêm tủi hổ, xót xa. Với giọng văn hài hƣớc, mỉa mai, giễu cợt, Y Ban đã lật tẩy những biểu hiện vô văn hóa của thứ tình dục đƣợc ngụy trang bằng văn hóa: “Thế là tôi vừa đƣợc thƣởng thức thế nào là văn hóa tình dục của ngài giáo sƣ văn hóa đáng kính” [11]. Nhƣng cũng có khi chị dùng giọng giễu nhại để nói lên những nghịch lí đau đớn, éo le, trớ trêu của phận đàn bà: “Vậy còn nàng? Khóc đi, cƣời đi và hô to lên ba tiếng: nhân tình, nhân tình, nhân tình để tiếp thêm nghị lực. Đêm nay là đêm thứ bảy, ngày mai là chủ nhật. Đau đớn đi, khao khát đi, cƣời đi, khóc đi, hô to lên đi, rồi là sẽ đến ngày thứ hai. Anh sẽ đến, sẽ lại âu yếm, xót xa, siết chặt…ngọt ngào đến thế cơ mà” (Nhân tình). Ẩn sau tiếng cƣời chua
xót ấy là tiếng thở dài ngao ngán của một trái tim khao khát yêu thƣơng nhƣng chỉ đƣợc nhận lại thứ tình cảm nhạt nhẽo của nhân tình.
Là một nhà báo, Y Ban rất sắc nhọn khi phản ánh hiện thực cuộc sống. Một số nhân vật nữ của chị có “giọng chua ngoa, bốp chát” thậm chí cả “tiếng ch i cay độc”: “Khốn nạn chƣa? Khốn nạn quá trời ạ. Trời chƣa hành tôi đủ khổ hay sao mà trời còn hành thêm thế này. Con trời đánh thánh vật này…tao đã bảo với mày bao nhiêu lần rồi, là không đƣợc chơi với cái con nhà buôn bán ấy. Nó khôn nhƣ ranh ấy…” (Mẹ không thể xin lỗi con). Lời nói của một ngƣời phụ nữ ở quê “hồn nhiên” kiểu “ch i đổng”: “Cứ đi ra chợ ra đồng mà xem thế nào chị dâu cũng xán vào mặt ch i, mả cha con gái góa nứng. Nào gái góa có nứng đâu…Trƣớc nhà nghèo không làm nổi cái cánh c a. Đông cũng nhƣ hè nhà cứ thông thống, ai muốn vào ra, mặc. Làm đƣợc c a rồi cũng ngăn đƣợc cái quân chó dái không đêm hôm mò vào…” [13;151].
Với chất giọng mỉa mai, bốp chát, Y Ban đã đem đến trang văn của mình những nét đời thƣờng, dân dã cùng với bao ngổn ngang của cuộc sống. Qua đó, ta thấy đƣợc cách cảm, cách nhìn cuộc sống sắc nhạy, tinh tế khả năng phân tích, đánh giá hiện thực với một lối diễn đạt hóm hỉnh, giàu tinh thần phê phán.
Ra đời trong một thời đại mà các giá trị văn hóa có những biến động phức tạp, thế giới tinh thần của con ngƣời có nhiều bất ổn thì giọng điệu của các tác phẩm văn xuôi đƣơng đại đều có xu hƣớng đối thoại với ngƣời đọc, buộc họ phải “nhìn nhận lại những giá trị truyền thống” hiện hữu đang tồn tại. Đọc truyện ngắn Bóng đè ta thấy đó là giọng điệu hoài nghi, mỉa mai và cay đắng. Nhân vật “tôi” hoài nghi hiện thực, chƣa tin những gì mình nghe, mình thấy, mình cảm nhận. Bóng ngƣời mà cô nhìn thấy lúc giật mình tỉnh
giấc giữa đêm khuya giống Thụ mà lại không phải là Thụ. Ngƣời gần gũi với cô hằng đêm trên tấm phản gia truyền là Thụ hay tổ tiên? Hay quá khứ dội về? Càng khát khao vùng vẫy át khỏi cái bóng nặng nề ấy cô lại càng lún sâu thêm. Giọng điệu trong Bóng đè đôi khi là triết lí khinh bạc, đôi lúc lại là giễu nhại khi “tôi” không nhận đƣợc tình cảm xứng đáng từ ngƣời chồng: “Ngón tay của Thụ cứ chờm hỡm trƣớc cánh c a giang rộng ẩm sâu…Sao cứ chờm hỡm đấy mà dịu với chả dàng? Tôi bật khóc, ngh rằng nỗ lực cứu sông, cứu thuyền thế là hết” [18;35], khi cô nhận thấy sự đổi thay trong thái độ và hành động của Thụ: “Nhƣng Thụ không còn nhìn thẳng mặt tôi. Hình nhƣ anh không muốn nhìn bất cứ cái gì, không muốn nghe bất cứ điều gì. Có bận, tôi bắt gặp anh ngồi câm điếc trong buồng tắm cả buổi chiều, ánh mắt vô hồn. Tôi thƣơng chồng và thƣơng chính mình” [18;33,34]. Kết thúc truyện ngắn, nhân vật “tôi” “dƣờng nhƣ chấp nhận số phận, chấp nhận bóng đen của di sản tăm tối” với giọng điệu chua chát và đầy thách thức: “Con tôi sẽ tiếp nối truyền thống, sẽ tiếp tục thờ cúng bóng tối, sẽ tiếp tục banh giạng trên phản cho các binh thần thỏa mãn. Nếu là bé trai, con trai tôi sẽ bảo vệ cái bàn thờ, nếu là bé gái, con gái tôi sẽ tiếp tục hiến dâng” [18;37]