6. Cấu trúc luận văn
2.5. Sự trỗi dậy của tính dụ c một cách để giải phóng bản ngã
Tập trung vào hình tƣợng ngƣời phụ nữ và hƣớng đến vấn đề nữ quyền, hầu hết các nhà văn nữ hiện nay đều dũng cảm xông vào “lãnh địa” mà trƣớc đây bị coi là câm kỵ: đề tài tính dục. Bởi họ cho rằng: Tính dục của nữ giới đi từ quan niệm “nhƣ là ngh a vụ và thiên chức” (làm mẹ), nay chuyển sang “nhƣ là đam mê và quyền lực” (cái đẹp). Vì vậy, vai trò ngƣời đàn ông cũng sẽ chuyển hóa từ “kẻ thống trị và chiếm đoạt” trở thành một đối tác. Tuy nhiên, xét trên nhiều phƣơng diện, ta thấy: giải phóng tình dục không đồng nhất với vấn đề nữ quyền, nó chỉ là một công cụ, một phƣơng tiện để giải phóng bản ngã, chống lại “sự bất bình đẳng về giới”.
Theo Từ điển tiếng Việt, “bản ngã” là “cái làm nên tính cách riêng của mỗi ngƣời; cái tôi” [30], “ là ý thức đi tìm những thuộc tính về mình”. Đó là “mỗi cá nhân đƣợc xác định một cách tách rời, trong tính độc đáo riêng, đối với một nhóm, và ngƣời ta có khuynh hƣớng tán dƣơng sự khác biệt kì dị của nó đối lập với những đòi hỏi tập thể” [22].
Để thể hiện bản ngã của mình, ngƣời phụ nữ đã mạnh dạn xông pha vào những l nh vực gai góc, và tình dục “có lẽ là nơi họ có cơ hội thể hiện rõ nhất. Bởi trong tình dục, ngƣời nữ dám sống thật với chính mình, dám bày tỏ những cảm xúc, khát khao, những tâm sự riêng tƣ, kín đáo nhất”. Và hơn hết, trong tình dục phụ nữ “có thể nổi dậy, đổi ngôi, giành vị thế nữ quyền của mình”. Các văn nữ đƣơng đại đã ghi dấu ấn riêng của mình ở đề tài này: “Quê mùa, chất phác nhƣng rất đằm thắm nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ”; “nhẹ nhàng, kín đáo nhƣ Nguyễn Thị Thu Huệ”; “nhầy nhụa trong những đặc tả tỉ mẩn trong thơ của Trân Sa và Lê Thị Thẩm Vân”… Còn “văn Y Ban thì tràn
ngập yếu tố sex, thẳng thừng và bạo liệt”. Với nhiều tác phẩm “từng gây sốc về tình dục” của giới nữ nhƣ Tự, I am đàn bà,… Y Ban “đã là trung tâm của nhiều cuộc thảo luận sôi nổi” trong dƣ luận nói chung và giới phê bình nói riêng. Chị cho rằng: “Tôi dùng sex làm phƣơng tiện và mục đích để chuyển tải ý đồ”, nên mặc dù có “phóng bút”, “buông thả” nhƣng “tôi hoàn toàn ý thức đƣợc việc viết của mình”. Viết về đời sống tình dục của ngƣời phụ nữ, Y Ban “thể hiện sự đột phá trong quan niệm và hành động của ngƣời phụ nữ hiện đại trên một l nh vực đầy nhạy cảm”. Không tự kìm kẹp mình trong những lễ giáo khắt khe, ngƣời phụ nữ trong văn Y Ban, có nhu cầu hƣớng tới chủ động trong tình dục (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Thiên đường và địa ngục,…). Tuy còn có vấn đề đáng bàn nhƣng rõ ràng đây là một cách để nhà văn thể hiện sự đổi mới “tƣ duy tình dục” theo hƣớng tự do và dân chủ.
Từ quan điểm “chủ động trong tình dục”, ngƣời phụ nữ trong truyện Y Ban đã tự tìm đến tình dục để thỏa mãn những khao khát của mình. Tự
đau đớn, tuyệt vọng bởi một thứ dục tình “ không có tình yêu”, chị đã tự mình giải quyết vấn đề sinh lí bằng một “cái chim giả” để không phải “lụy” đàn ông. Trong truyện ngắn I am đàn bà, để thỏa mãn cơn “thèm chồng” suốt hơn hai năm xa nhà ngƣời phụ nữ đã “chủ động quan hệ” với ngƣời đàn ông ngoại quốc bị bệnh: “Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ nhƣ thúc vào tim thị. Cái ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn sâu vào ánh mắt mừng rỡ đấy rồi trút bỏ áo quần của thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp lên ngƣời ông chủ. Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị. Nhƣ giấc mơ đêm hôm nào thị cầm lấy nó đƣa vào cơ thể thị. Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thỏa mãn” [11;30]… Tự cởi trói để chủ động kiếm tìm tình dục, nhiều nhân vật nữ trong văn Y Ban đã gặp phải những hệ lụy đau đớn. “Đó là hệ quả của sự chủ động kiếm tìm một cách mù quáng, nặng về bản năng, tự phát chứ chƣa trở thành ý thức tự
giác đòi hỏi giải phóng cho mình”.
Hiện đại, táo bạo hơn thế hệ nhà văn đàn chị, nhân vật nữ của Đỗ Hoàng Diệu thổ lộ ƣớc muốn về tình yêu, tình dục một cách phóng khoáng, đầy tính bản năng. Với đầy đủ những khát khao tính dục, hƣởng thụ dục tính, nhân vật nữ trong một số truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ, quyết liệt đòi quyền sống, quyền tự do: “Tôi không thể ngoan hiền. Tôi hay chồm lên ngƣời Thụ nuốt lấy anh vồ vập. Tôi ƣa kéo Thụ lên chà xát. Tôi bắt đôi tay Thụ bóp nắn liên tục” hay “ Thụ cứ van xin tôi đừng hực lên nhƣ hổ cái. Tôi chẳng thể đặng đừng. Anh bị tôi co rút lôi đi. Đôi lúc thấy anh kinh khiếp tôi đành phải dè dặt. Nhƣng rồi đến cơn khát tôi vung vấp hết. Mỗi sáng thức giấc trông Thụ thật tội nghiệp” [18]. Ngƣời phụ nữ này “không hiến dâng, phục tùng nhƣ thói thƣờng mà còn coi chồng nhƣ một phƣơng tiện để thỏa mãn nhục dục ở mức tối đa, gần nhƣ là cƣỡng bức anh ta vậy”.
Đỗ Hoàng Diệu từng tâm sự: “Tôi không viết về tình dục. Tôi viết về những điều khác và tôi mƣợn tình dục để đề cập những vấn đề đó”; “Thực ra sex chỉ là vỏ bọc, không phải là mục tiêu, nó chỉ là phƣơng tiện để tôi chuyển tải một thông điệp khác”. Sở d chị chọn sex chứ không chọn cách thức khác để g i thông điệp vì: “Tôi thấy mình có chút hiểu biết, một chút lợi thế, một chút hứng thú và cảm thấy sẽ viết hay hơn những đề tài khác”. Trong truyện ngắn Vu quy, nhiều lần tác giả miêu tả những cuộc làm tình đam mê, cuồng nhiệt của nhân vật “tôi” với những ngƣời đàn ông: “Thân hình ông rắn chắc tựa một củ sâm. Gần ông, da dẻ tôi trở nên hây đỏ, láng mát. Tựa nhƣ tôi đƣợc uống nƣớc sâm chắt lọc từ da thịt ông. Thân thể ấy toát ra mùi thơm hắc, mùi đền đài, lăng tẩm, uy quyền. Tôi cố ngƣớc lên cao, cao mãi để hít ng i mùi đế vƣơng ấy. Nhƣng càng rƣớn, ông càng vƣơn lên. Vì thế, mọi cuộc làm tình của tôi và ông là những cuộc rƣợt đuổi không bao giờ chán. Ông không bao giờ cho tôi ngồi trên mặc cho tôi van nài điều ấy. Tôi cho em
sung sƣớng, tôi cho em tất cả, tôi là Hoàng thƣợng của em, em hãy tận hƣởng đi. Giọng nói của ông đúng là giọng của một vị Hoàng đế. Tôi đê mê tận hƣởng những khoái cảm ông mang lại, để rồi lần sau lại van xin đƣợc yêu ông từ bên trên” [18;50]. Nữ nhà văn nói đến “Bóng đè” là “muốn thoát ra khỏi bóng đè”, giải phóng những ẩn ức của ngƣời phụ nữ: “Dù thèm chồng đến mấy tôi cũng phải gò mình trong bộ đồ ngủ kín đáo mà hậm hực”. Những yếu tố sex, loạn luân, những tập tục cổ hủ, khắt khe đè lên hạnh phúc của con ngƣời. Cô con dâu “bị một hồn ma có lẽ là ông bố chồng cƣỡng hiếp”. Có điều, “ngoài những cảm giác sợ hãi, xấu hổ”, cô con dâu còn đƣợc tận hƣởng những khoái lạc về thể xác mà Thụ - chồng cô chƣa bao giờ làm đƣợc. Chồng cô và ngƣời mẹ chồng dƣờng nhƣ biết chuyện này nhƣng không ai ra tay can thiệp. Cuối thiên truyện, cô có thai, bằng linh cảm của chính mình, “cô chắc chắn hồn ma kia chính là cha của đứa trẻ”. Tác phẩm không đơn thuần là sex. “Tia nhìn sòng sọc” của ngƣời mẹ chồng “phản ánh tất cả những ghen tuông, hận thù truyền kiếp”. Thụ bất lực hoặc cố tình làm ngơ để cha ông chà đạp vợ mình, ngƣời vợ đồng lõa “cảm giác nhƣ tiếc, nhớ chiếc phản và bàn thờ với màn đỏ che đậy”…Từ đó có thể hiểu là “trong xã hội bóng đè, tất cả đều nhất trí cho việc trên đè dƣới, hết đời này qua đời khác”.
Quả thật vấn đề tính dục trong văn Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đƣợc biểu hiện rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều ý ngh a. Bởi đó không chỉ là “mảnh đất màu mỡ” để hai nhà văn khám phá tận cùng bản chất nữ, mà đó còn là cách để ngƣời phụ nữ giải phóng cái tôi bị kìm kẹp hàng nghìn năm nay. Điều đó lý giải vì sao văn “sex” của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu thƣờng không bình yên, kín đáo mà mạnh mẽ, bạo liệt, chất chứa nhiều dồn nén và bung thoát.
Tiểu kết chƣơng 2
Nhìn một cách tổng quát, có thể khẳng định rằng: Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu thể hiện ở rất nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau: vừa mới mẻ và táo bạo, vừa cụ thể và sinh động, vừa rộng lớn và bao quát. Giống nhƣ một số nhà văn đƣơng đại, khi tiếp cận ngƣời phụ nữ nhƣ một đối tƣợng thẩm m trung tâm của văn học, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu không chỉ thể hiện chân thực đời sống tâm hồn, tình cảm, bản năng tính dục cũng nhƣ ca ngợi những vẻ đẹp thiên chức của ngƣời phụ nữ mà còn nhìn thấy ở họ “tâm lý muốn giải phóng và cởi trói khỏi mọi ràng buộc để vƣơn lên làm chủ bản thân, giành lại vị thế trong gia đình và xã hội”. Bên cạnh việc đấu tranh cho quyền lợi của ngƣời phụ nữ trong xã hội dân chủ, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đã phản ánh chân thật và xúc động những hệ lụy khổ đau mà ngƣời phụ nữ phải chịu đựng trong quá trình đấu tranh giành lấy nữ quyền cho mình. Trong sáng tác của hai nhà văn nữ đều ít nhiều có xu hƣớng phản ánh những hạn chế của ngƣời đàn ông và trật tự nam quyền bằng cái nhìn thiếu thiện cảm. Tuy nhiên, tận bề sâu bản chất, họ vẫn luôn niềm hy vọng, kiên nhẫn chờ đợi một sự đổi thay tích cực, “khát khao về sự hòa hợp bản thể nam - nữ”. Đó là những đóng góp mới mẻ của hai nhà văn nữ đối với vấn đề quen thuộc nhƣng cũng đầy tính thời sự này.
CHƢƠNG 3. SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1. Nhân vật nữ trong mối tƣơng quan với nhân vật nam
Nhân vật là một trong những “hình thức cơ bản để nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tƣợng”. Nhân vật đóng vai trò vừa “là phƣơng tiện để nhà văn truyền tải tƣ tƣởng của mình”, vừa “mang quan niệm có tính nghệ thuật của nhà văn về thời đại”. Qua nhân vật, “nhà văn khái quát những quy luật của cuộc sống con ngƣời, thể hiện những hiểu biết, những ƣớc ao và kỳ vọng về con ngƣời. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó” [24].
Qua khảo sát những truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu, ta thấy đa số những nhân vật trung tâm đều là nữ. Đặc biệt hơn, các nhân vật nữ luôn đƣợc khắc họa trong mối tƣơng quan, đối lập với nhân vật nam. Nhân vật nữ thƣờng mang vẻ đẹp hoàn thiện đối lập với những nhân vật nam bất toàn. Nhân vật nữ trẻ trung, giàu cá tính còn nhân vật nam lại bạc nhƣợc, tha hóa và dị biệt…Điều đó cho thấy “không phải bao giờ đàn ông cũng là phái mạnh, phụ nữ bao giờ cũng là phái yếu”. Qua sự đối lập này, các nhà văn nữ muốn khẳng định vai trò, sức mạnh cũng nhƣ sự vƣợt trội của phụ nữ so với nam giới trên con đƣờng đấu tranh tìm lại giá trị và nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội. Theo tác giả Nguyễn Văn Nguyên: “Có một đặc điểm rất dễ nhận thấy trong các tác phẩm nữ quyền của các tác giả nữ là hệ thống nhân vật nam đƣợc xây dựng trên cơ sở bị coi thƣờng, bị phủ định, bị phê phán. Những hình tƣợng nam tính chuẩn mực trong thẩm mỹ của lịch s văn học hầu nhƣ vắng bóng”.
Đọc truyện ngắn của Y Ban, ta bắt gặp không ít những ngƣời đàn ông xấu xa, hèn nhát, bội phản. Chính họ là nguyên nhân trực tiếp gây ra biết bao khổ đau cho ngƣời phụ nữ. Nói về vấn đề này, trong cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Khắc Phục, Y Ban tâm sự: “Nhƣng quả thực là em viết ít, viết xấu về đàn ông. Làm nhƣ vậy, có lẽ cũng vì em yêu đàn ông quá, mong muốn ở họ nhiều quá. Hơn nữa những nhân vật nữ của em thƣờng trắc trở trong đời sống nhƣng lại hay khao khát nọ kia, nên nếu để bên họ một ngƣời đàn ông quá hoàn hảo thì họ sẽ chẳng có gì để khao khát cả” [21].
Đọc truyện ngắn của Y Ban ta thấy, chị thƣờng để cho những ngƣời phụ nữ sống mạnh mẽ bên cạnh những ngƣời đàn ông hèn kém, yếu đuối: Trong Xuân Từ Chiều, Xuân đỗ đại học và “ngày càng thăng tiến trong công việc” còn “chồng trƣợt đại học Bách khoa”. Từ tháo vát, giỏi giang bên cạnh “ông chồng nghệ s ăn bám vợ”. Chiều thông minh nhƣng chồng học dốt “toàn phải nhờ vợ làm hộ toán”. Một ngƣời xấu xí, tật nguyền nhƣ Nấm
(Đàn bà xấu thì không có quà) cũng có tài năng văn chƣơng khiến cho ông trƣởng ban biên tập khôn ngoan lanh lợi phải nể phục: “Nấm bé nhỏ nhƣ vậy mà còn viết đƣợc thế còn ta đây, một đấng nam nhi hẳn hoi mà không làm đƣợc vậy ƣ? Nấm bé nhỏ, ta phục lắm đấy” [10]. Nấm vƣơn lên bằng nghị lực còn ngƣời đàn ông bất tài lại chỉ trông chờ vào một vận may. Truyện ngắn Tôi và anh, trong khi ngƣời đàn bà nhân ái, vị tha, yêu thƣơng và dâng hiến hết mình thì gã đàn ông lại lạnh lùng, ích kỷ, chỉ biết sống cho mình. Trong Nhân tình, ngƣời phụ nữ dám vƣợt qua tất cả để sống với ngƣời đàn ông đã có vợ con còn anh ta chỉ biết nghiễm nhiên hƣởng thụ mà vô trách nhiệm. Nếu nhƣ ngƣời đàn bà trong Người đàn bà có ma lực luôn chủ động tìm kiếm và chinh phục đàn ông để có hạnh phúc thì ngƣời đàn ông lại sợ sệt, yếu ớt, toan tính, sợ đau khổ nên đã “để tang đàn bà”: “Không, tôi sợ ngƣời đàn bà nhƣ chị. Ngƣời đàn bà có sức quyến rũ ma lực. Mà lại không phải là sức quyến rũ tự nhiên. Ngay từ đầu đã
kìm ngƣời khác vào vòng phong tỏa của mình rồi…Không, tôi sợ, chị hiểu không. Tôi đã để tang đàn bà” [3]. Ngƣời đàn ông trong truyện Hai bảy bước chân là lên thiên đường cũng vậy. Anh ta cũng nồng nàn và say đắm bên ngƣời con gái mình yêu: “Cái giây phút nhƣ tan biến trong nhau ấy. Em đã bừng tỉnh để nhận ra sự nức nở của anh trên ngực em. Trong cơn vọt trào của cảm xúc anh đã rên rỉ bằng tiếng của chú mèo chứ không phải tiếng gầm của sƣ t ” [11]. Nhƣng so với ngƣời con gái dám mạnh mẽ bƣớc lên thiên đàng dẫu biết rằng nếu hụt một bƣớc có thể sa xuống địa ngục thì anh ta thật nhỏ bé và đớn hèn: “Tí nữa anh có một cuộc hẹn. Chúc em trẻ, khỏe, thành đạt và hạnh phúc…vào một thời gian thích hợp nào đó chúng mình sẽ gặp nhau nữa nhé. À này em, khi tình cờ gặp nhau ở đám đông chúng mình nên tế nhị” [11;230]. Vì danh vọng, anh ta sẵn sàng giũ bỏ, chà đạp và làm tổn thƣơng ngƣời đàn bà yêu thƣơng họ thật lòng.
Đƣợc mệnh danh là “phái mạnh” nhƣng trong truyện của Y Ban, nam giới hiện ra là những ngƣời yếu ớt, thiếu sinh khí: “Anh chới với khi toàn bộ sức mạnh đàn ông trong anh biến mất, thay vào đó là một cảm giác nhũn nhẽo, muốn đƣợc vỗ về, ôm ấp”. Ngƣời đàn ông đƣợc coi là trụ cột trong cuộc sống gia đình, nhƣng trƣớc những ngƣời đàn bà xông pha, quyết đoán thì ngƣời chồng trở nên