Ngôn ngữ tinh nhạy, sắc cạnh

Một phần của tài liệu Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 65 - 72)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện sắc thái nữ quyền

3.2.1. Ngôn ngữ tinh nhạy, sắc cạnh

So với các nhà văn nam, các nhà văn nữ bao giờ cũng có sự nhạy cảm riêng. Họ rất dễ “bắt nhạy” với những bề bộn, lỉnh kỉnh của cuộc sống thƣờng nhật. Nếu nhƣ ngôn ngữ nam giới thiên về tƣ duy thì nữ giới lại thiên về cảm xúc nên họ s dụng ngôn ngữ gợi cảm, tinh nhạy, giàu khả năng liên tƣởng và tƣởng tƣợng.

Nếu nhƣ trƣớc đây, các nhà văn nữ thiên về s dụng những từ ngữ dịu dàng, ngọt ngào đầy nữ tính thì nay: “Nhiều nhà văn nữ cố gắng tạo ra thứ ngôn ngữ góc cạnh, đầy cá tính. Điều đó xuất phát từ ý thức: ngôn ngữ trong tác phẩm của họ là thứ ngôn ngữ thể hiện chính xác nhất những trải nghiệm cá nhân giới nữ trong nhiều mối quan hệ khác nhau” [20].

Chối bỏ thứ ngôn ngữ trịnh trọng và mực thƣớc của nam giới, Y Ban đã gặt hái đƣợc nhiều thành công khi s dụng lớp ngôn ngữ tự nhiên, sắc cạnh và giàu sức gợi. Trƣớc hết, để thể hiện đƣợc đặc trƣng của giới nữ là

“lạt mềm buộc chặt”, Y Ban s dụng lớp ngôn ngữ giàu màu sắc nữ tính. Khi yêu, ngôn ngữ của họ lãng mạn, dịu dàng, tha thiết: “Em nhớ anh nói với em rằng, một thời gian thích hợp nào đó mình sẽ gặp nhau. Và em cũng nhớ câu thơ cuối anh đọc cho em, anh không phải là anh bây giờ. Em biết. Và em cũng không phải là em bây giờ” [11]. Cảm xúc yêu thƣơng ngọt ngào đƣợc cô gái trẻ thể hiện qua ngôn ngữ đằm thắm: “Giá mà bây giờ anh có mặt ở thành phố này nhỉ Nấm sẽ đến với anh. Nấm sẽ sà vào lòng anh và anh sẽ ôm Nấm thật chặt…Em sẽ chờ anh để đƣợc yêu anh dù một lần thôi. Rồi sau đó em sẽ sống với những hoài niệm đó là đủ. Em sẽ yêu anh hết mình. Em sẽ dâng cho anh cả những điều em đang gìn giữ. Anh đã hiểu lòng em. Anh cảm động về tình yêu em đã dành cho anh. Em xứng đáng đƣợc nhận sự ngọt ngào và hạnh phúc. Anh sẽ mang đến cho em sự lắng đọng dịu dàng” [10]. Không chỉ vậy, ở rất nhiều tác phẩm, nhà văn s dụng ngôn ngữ đời thƣờng, đậm chất khẩu ngữ: “Cu ơi, may có cu đấy không có thì chị buồn chết. Mang tiếng là đi nƣớc ngoài mà chị có biết mặt mũi ngƣớc ngoài nó thế nào đâu. Đến nhà cu là chị ở tịt trong nhà. Chả bao giờ bà chủ cho chị ra khỏi nhà. Đến bƣớc chân xuống cầu thang chị cũng chƣa xuống. Chị cũng chẳng đƣợc nói chuyện với bà chủ, với bọn trẻ. Hì hì mà có bảo chị nói thì cũng chả hiểu gì nhau đâu. Ở quê chị bảo, ông nói gà bà nói vịt ấy mà. Có ngh a là ông nói tiếng gà, bà nói tiếng vịt. Phải nói chung một tiếng mới hiểu nhau chứ. Chị nói cu chả hiểu chị nói gì đúng không? Nhƣng mà không sao, miễn là ngƣời nói có kẻ nghe. Không có cứ lẩm bẩm nói một mình ngƣời ta lại bảo là bị rồ” (I am đàn bà) [1]. Những từ ngữ quê mùa, giàu cảm xúc đã làm cho lời nói của ngƣời phụ nữ thêm “gần gũi, ấm áp và xúc động”. Đó “vừa nhƣ lời tâm sự chân thành, vừa có tác dụng khơi mở khả năng giao tiếp đối với ngƣời bị bệnh” không cùng thứ tiếng.

trang văn viết về tình dục. Hệ thống ngôn từ đậm sắc thái dục tính là đặc điểm thƣờng thấy trong văn Y Ban. Bằng cách s dụng những từ ngữ góc cạnh, trần trụi, những vùng cấm địa trƣớc đây đƣợc mở ra, những danh từ gợi tả thân thể xuất hiện nhiều, mạnh bạo không e dè: Ngực, núm vú, “thằng bé”, c a sinh, mông…Y Ban không ngần ngại miêu tả chuyển động của các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể: “tức ở hai bầu vú”, “ngực em co tròn lại”, “lớp đen sẫm giữa hai đùi nổi trên nền lụa”, “con giống con má đang ngẩng cao đầu”, …Chị s dụng nhiều động từ miêu tả những hành động dục tính của con ngƣời: “ kéo ấp vào ngƣời”, “ ghì chặt”, “sờ mó”, “nắm chặt”, “hôn”, “ mút”, “vần vò”, “trút bỏ áo quần”, “trèo lên”, “cọ xát”, “cong cứng”…; những “từ ngữ chỉ sự khát thèm thân xác”: “da mặt tê bần”, “nhìn đăm đắm”, “đôi mắt dài dại”, “nóng bừng”, “máu trong ngƣời chảy rào rào”,…Trong truyện Đàn bà xấu thì không có quà: “Nấm cởi bỏ áo sống rồi nhìn xuống ngực mình xem nó đang thay đổi nhƣ thế nào. Hai núm vú săn cứng màu hồng nhô ra. Nấm lấy hai lòng bàn tay xoa nhè nhẹ vào hai núm vú ấy. Một cảm giác đê mê lan khắp cơ thể Nấm. Một cảm giác thật dễ chịu. Nấm xoa mạnh hơn. Cảm giác lan tỏa khắp cơ thể rồi dồn xuống chân Nấm. Nấm đắm chìm trong cảm giác mới mẻ. Một lát, Nấm bỗng nhận ra rằng từ lúc nào Nấm đã trút bỏ hết áo quần và miệng đang hát những nốt nhạc của mèo cái. Nấm hoảng hốt vơ vội áo quần đậy lên ngƣời rồi nhìn quanh quất xem có ai nhòm ngó. Rồi Nấm khóc òa” [10;54]. Cách s dụng kiểu câu ngắn, cách gọi tên, miêu tả trực tiếp các bộ phận trên cơ thể, nhấn mạnh những xúc cảm khát khao mãnh liệt khiến cho những trang văn viết về tính dục của Y Ban thƣờng táo bạo, mạnh mẽ.

Những động từ đƣợc tác giả s dụng nguyên ngh a để miêu tả tƣờng tận từng động tác: “Chồng tôi ôm tôi rồi hôn. Tôi đê mê trong vòng tay anh. Đột nhiên anh sốc tôi đến bên một gốc cây to. Anh ấn tôi vào gốc cây, cởi bỏ

quần tôi. Anh cuồng nhiệt làm tình với tôi dƣới gốc cây” [11;91], “Tôi đè lên ngƣời anh, hôn anh, mút hai cái núm vú nhỏ nhƣ hai hạt tấm của anh. Rồi nhƣ con rắn, tôi trƣờn dần xuống phía dƣới của anh. Anh cũng đã quên mất, anh căng ngƣời và bỏ mặc cho tôi trƣờn” [11;96]. Có thể thấy, Y Ban đã rất sáng tạo trong việc s dụng các danh từ, tính từ, động từ, của trƣờng ngh a thân xác để làm nên những trang viết sắc cạnh, đậm cá tính.

Bên cạnh đó, khi tiếp cận các tác phẩm văn chƣơng của Y Ban, cách gọi tên và xƣng hô của nhân vật cũng mang sắc thái nữ quyền. Những ngƣời phụ nữ thƣờng tự tin với cách xƣng “ta” trong mỗi lần tự thuật hay đối thoại ngầm với đàn ông: “Ta biết anh vẫn yêu nàng. Nhƣng ơn trời, anh ấy là của riêng ta. Ngƣời đàn bà ấy thật quyến rũ nhƣng Sơn lại không phải là của riêng nàng” (Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà). “Ta cần một ngƣời đàn ông thực sự của riêng ta kia. Đây không còn là một ngƣời đàn ông nữa mà là một con bệnh” (Biển và người đàn bà). Hay “Ta quyết định đứng dậy thu xếp sách vở ra về. Ôm gọn sách ở trƣớc ngực, ta quay lại nhìn thẳng vào mắt ngƣời con trai phía sau. Lúc đó ta cảm thấy đầy sức mạnh. Sức mạnh của ngƣời đàn bà đang đƣợc đàn ông chú ý đến. Ta nhìn thẳng vào mặt anh chàng” (Người đàn bà ma lực). Thậm chí, có khi ngƣời phụ nữ coi mình là bề trên của ngƣời đàn ông: “Nào để chị xoa bóp cho nhé. Ối giời ơi ngƣời đầy rôm sẩy thế này. Đƣợc tắm một cái là nhất đời đấy”…Những cách xƣng hô này thể hiện ý thức tự chủ của các nhân vật nữ trong một số truyện ngắn của Y Ban.

Ngoài ra, “ngôn ngữ thô nhám, sù sì, suồng sã” cũng đƣợc Y Ban s dụng khá thành công. Trong Hành trình của tờ tiền giả là hình ảnh của ngƣời đàn bà chao chát: “Dẫu là xe giá rẻ nhƣng cƣỡi lên con xe mới trông vẫn oách. Đến ngã tƣ gặp đèn đỏ dừng lại, xe vẫn nổ phành phạch. Lúc đèn xanh bật lên nhích ga chạy đƣợc mấy mét thì con xe rù dần rồi chết lịm. Em

Dylan thúc huỵch vào đít đổ nghiêng, quát nhặng xị: sao cái chị này đang đi lại dừng lại. Tôi quay lại gào lên: Đi phải có mắt chứ, không biết đây mua phải xe đểu à, tự nhiên nó chết máy chứ”. Chính điều này đã làm cho “ văn Y Ban giàu chất đời, chất sống thời hiện đại”.

Với trí tƣởng tƣợng phong phú, Đỗ Hoàng Diệu trong tập Bóng đè đã tạo nên một dấu ấn riêng với ngôn ngữ sắc cạnh, giàu tính biểu tƣợng mà vẫn tự nhiên. Những “khao khát bản năng” của ngƣời phụ nữ đƣợc nhà văn diễn tả qua hệ thống từ ngữ và cú pháp đặc biệt: “Gãy gập, cắt khúc tôi trong cơn xoáy liệt. Bốc cao, phịch hạ, chèn lấp, tọng đầy, thả hút mê man” [18;35]. Những từ ngữ so sánh đầy ám gợi: “Đàn bà là kẻ nằm dƣới, là đất để gieo mạ. Rồi mạ non thành lúa, thành thóc, họ đốt nƣơng làm rẫy đến mảnh đất khác khai hoang” [18]. Ngôn từ của Đỗ Hoàng Diệu là sự tổng hòa của nhiều hình thức biểu đạt nhằm truyền tải một dụng ý nghệ thuật nào đó. Cuộc hôn nhân giữa cô gái với ngƣời đàn ông ngoại quốc không chỉ là một mối nhân duyên trai gái mà sâu xa hơn, đó là một nỗi ám ảnh của sự hòa hợp văn hóa, chủng tộc: “Chiếc váy cƣới rũ dài niềm hốt hoảng. Tiếng chuông chùa đâu đó lảnh lót điểm giờ. Tiếng chuông vọng hiu hắt vào trí não tôi ngơ ngác, rã rƣợi, hoang mang. Chuông n a đêm nhƣ trí não tôi đang n a đêm” [18].

Bằng sự trẻ trung và táo bạo, tác giả đã tạo nên nhiều hình ảnh so sánh rất ấn tƣợng về vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của ngƣời phụ nữ: “Vú tôi rứng tràn không khí. Vú tôi là đời sống, là hơi thở là khí quyển…Tôi tung tăng thể xác, đôi bầu vú tự do khiêu khích”, “thân thể tôi nhƣ quả mít tố nữ thơm ngậy đợi bổ đôi” [18]. Nữ nhà văn đã dùng nhiều tính ngữ để miêu tả vẻ đẹp quyến rũ của ngƣời phụ nữ: “Da thịt non tơ, hứng háo”, “tấm thân nóng ẩm”, “chất lỏng đẫm ƣớt sền sệt ngầy ngậy mông đùi” (Bóng đè). “Cặp đùi dài nhƣ dòng sông nhắm mắt”, “làn da nõn nà ngây thơ”, “bộ ngực cong nghễu nghện” (Cô gái điếm và năm người đàn ông). Hay nhƣ “mông và ngực đều nhỏ nhƣng

săn chắc”, “những cơn rung mình thỏa mãn”, “đôi môi mọng đỏ …vẫn hừng hực thèm khát”, “đôi mắt ẩn chứa ma lực chết ngƣời” (Tình chuột).

Để bày tỏ những nhu cầu bản năng thầm kín, nhà văn không chỉ s dụng những tính ngữ mà còn s dụng nhiều những động từ, cụm động từ đi cùng với một loạt từ ngữ chỉ dục tính: “Tôi chồm lên ngƣời Thụ nuốt lấy tay anh vồ vập. Tôi ƣa kéo Thụ lên chà xát” [18]. Hàng loạt các động từ đƣợc nhà văn s dụng để miêu tả tƣờng tận cảnh ngƣời con dâu bị “bóng ma tổ tiên nhà chồng cƣỡng hiếp” nhƣ: “Nó thò hẳn vào lùng sục từng bộ phận thân thể tôi. Bàn tay lần rờ trọn đƣờng viền môi….Bàn tay bắt đầu mạnh bạo hơn gỡ lớp vải kết mồ hôi, bóc tách thuần thục. Mồ hôi tƣớp đùi non, rãi rề xuống mặt phản trơn rít” [18;20] Trong truyện Bốn người đàn bà và một đám tang, còn có đoạn miêu tả trần trụi và táo bạo: “Đã nhiều lần Sơn dùng đôi bàn tay mạnh khỏe chàng trai ba mƣơi ăn uống bổ dƣỡng bóp bầu vú ấy những vẫn nghe tiếng la: bóp mạnh nữa lên, bóp mạnh nữa lên! Sơn nhìn thấy ngƣời đàn bà to cao ấy đang ƣỡn ngƣời, tay chân đạp loạn xạ, cấu cào vào bất cứ thứ gì” [18]. Có thể khẳng định, Đỗ Hoàng Diệu là nhà văn rất tài tình trong việc s dụng những động từ, tính từ “biết nói” để diễn đạt những điều mình muốn miêu tả, từ đó khơi gợi cho ngƣời đọc nhiều chiều liên tƣởng thú vị.

3.2.2. Ngôn ngữ táo bạo, quyết liệt

Đọc truyện ngắn của Y Ban, ấn tƣợng hơn cả ở văn của chị là “nảy l a”, “quyết liệt, sắc sảo, thông minh” (Bình Lê), là “nữ tính” nhƣng “bạo liệt” và “băm bổ” (Dạ Ngân). Để khắc họa những nhân vật nữ có hành động mạnh mẽ chị thƣờng s dụng nhiều động từ liên tiếp để tạo ra những câu văn đầy kịch tính: “Nhìn thấy thằng bé tím ngắt bị kiến bu đầy ngƣời, cắn thủng cả mí mắt, thị hét lên rùng rợn. Tiếng hét dội vào rừng cây vọng lại thành tiếng hú thê thảm. Sau sự sợ hãi là sự đau đớn chất cùng phả ra từ bản năng

làm mẹ của thị” (I am đàn bà) [11;5]. Khi “miêu tả hành động thể hiện tâm lí”, lời văn vật vã, ngột ngạt hơn: “Khi xem bộ phận đó nàng vừa muốn khóc, vừa muốn hét lên, vừa muốn cào cấu, xé rách và đập toang. Nàng vừa sợ, vừa kinh tởm, vừa thƣơng hại…nàng lẩy bẩy đứng dậy. Khó khăn lắm nàng mới mặc đƣợc quần áo vào ngƣời. Nàng đi đến giƣờng và nằm vật ra. Trong ý ngh toang tuếch đến cực độ nàng cố bắt óc phải suy ngh đến một điều gì đó” [11;155]. S dụng hàng loạt “những động từ chỉ hành động tâm lí”, nhà văn đã tạo nên những câu văn “mãnh liệt về cảm xúc”. Nỗi đau khổ của cô gái tật nguyền đƣợc tác giả miêu tả đầy ám ảnh: “Nấm nức nở. Tim đau nhƣ ai bóp chặt. Hai tay Nấm ôm chặt lấy ngực để nén cơn đau. Cơn khóc không thể nào kìm nén. Nấm khóc nức lên. Khóc nghẹn ngào tức tƣởi. Nƣớc mắt chảy ƣớt đầm cả gối. Cơn khóc làm nấm co quắp ngƣời lại. Nấm đã cảm thấy cơ thể đang chìm dần nhƣ một cơn buồn ngủ” (Đàn bà xấu thì không có quà) [10; 105]. Nỗi đau càng tăng dần khi tác giả dùng “ngôn từ giày vò, chà đi sát lại”: “Thị suy ngh về việc thị vừa làm. Đồi bại, thị rủa mình. Sao lại tệ hại đến vậy, cái thứ đàn bà xấu xa ấy, thị khóc. Thị khóc nhiều lắm. Khóc mụ mị cả ngƣời. Khóc đến muốn chết thì thị sợ. Thị sợ phải chết nơi đất khách quê ngƣời…Thế là thị ngƣng khóc nhƣng tim thị vẫn đau ràn rạt. Thị muốn nói, thị muốn đƣợc chia sẻ, thị muốn thanh minh” [11; 30]. S dụng ngôn từ mạnh mẽ, cá tính để thể hiện cảm xúc mãnh liệt, Y Ban đã khai thác thành công đời sống nội tâm thầm kín của những ngƣời phụ nữ.

Nhìn một cách khái quát, ngôn ngữ trong văn Y Ban đƣợc thể hiện vừa mạnh mẽ, táo bạo, bốp chát, suồng sã vừa hết sức tự nhiên, giàu chất sống trong từng con chữ. Qua ngôn ngữ ấy, ta thấy một Y Ban bản l nh, dám đấu tranh “đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc” cho ngƣời phụ nữ.

Là một cây bút trẻ có lối viết bứt phá đầy táo bạo, Đỗ Hoàng Diệu đã thể hiện đƣợc cá tính sáng tạo khi s dụng những từ ngữ mới lạ, kích thích giác quan, thách thức “suy ngh và cảm nhận” của ngƣời đọc. Nhà văn đặc biệt dùng nhiều từ láy, các động từ mạnh có khả năng cuốn hút và gây ấn tƣợng sâu sắc: “tia l a lan rộng thiêu cháy bàn thờ, thiêu cháy ngôi nhà, thiêu cháy bãi ngô, đốt rụi mồ mả”, “bàn thờ chính giữa đã to giờ trƣơng lên kỳ lạ”, “bức màn đỏ lừ loang rộng”, “giọng anh đừng đững”, “chiếc bàn thờ to dài quá cỡ…mà kích động hứng háo đang chạy xuyên suốt huyết mạch đàn bà trong tôi?”, “má tôi nóng hực, miệng tôi lại khát cháy”, “màn đen rẫy rung khi có tiếng giầy rón rén trên sân gạch và bong áo cánh khen khét mùi đàn ông hiện ra”, “trƣớc lúc thiếp đi tôi mơ hồ nghe lại cái giọng ngột ngạt, nhừa nhựa ập è sin sít nơi đầu lƣỡi lúc Thụ cúng lễ”, “tứ chi rã rời, đầu váng vất, mồ hôi tôi rịn rạn dính bết”, “tôi nghe tiếng rao bán hàng rong vọng lại thập thòm lẫn tiếng nghiến đƣờng ray”,…Điều đặc biệt là Đỗ Hoàng Diệu thƣờng xuyên s dụng những câu văn dài, kết cấu lạ hóa để miêu tả những cảm xúc dồn dập. Ngôn ngữ đối thoại đƣợc s dụng rất ít, nhƣờng chỗ cho ngôn ngữ độc thoại. Cách s dụng ngôn ngữ, cách hành văn ấy của chị buộc ngƣời đọc “phải huy động mọi giác quan” cũng nhƣ khả năng cảm thụ thẩm m để có thể cảm nhận đƣợc ý ngh a câu chuyện. Đó cũng là khi thói quen đọc truyền thống của

Một phần của tài liệu Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)