6. Cấu trúc luận văn
3.3. Giọng điệu mang tính chất đối thoại
3.3.2. Giọng chiêm nghiệm, triết lí
Cuộc sống vốn chứa đựng biết bao điều ngổn ngang, phức tạp: chuyện đời - chuyện ngƣời, hạnh phúc - đau khổ, thành công hay thất bại, …Bằng trái tim nhạy cảm, giàu trắc ẩn và luôn suy ngh , chiêm nghiệm về tình ngƣời, về lẽ đời, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đã luôn bộc lộ nỗi niềm trăn trở, suy tƣ về
thân phận con ngƣời, về những ngang trái bất công mà phụ nữ phải chịu đựng. Y Ban không có nhiều tham vọng nói về những vấn đề lớn lao, cao cả,
không hƣớng mình phải “trở thành một cây triết luận về nhân sinh” hay thế sự, chị đơn giản chỉ là viết về giới mình bằng tất cả sự tự nhiên, chân chất.
Ngƣời phụ nữ trong sáng tác của chị, dù là những ngƣời nhỏ bé, bình dị hay những ngƣời cao sang, thành đạt, dù là ngƣời từng trải hay non nớt, thơ ngây thì họ vẫn không tránh khỏi khổ đau và bất hạnh. Sau những lần vấp ngã và vịn dậy, ngƣời ta thƣờng hay suy ngh và không ngừng trăn trở. Vì thế, có thể khẳng định, giọng điệu triết lí và chiêm nghiệm trong văn của Y Ban phần lớn là giọng trực cảm, mang đậm tƣ duy cảm tính của một ngƣời từng trải.
Tình yêu và hạnh phúc là mong ƣớc muôn đời của những ngƣời phụ nữ. Nhƣng đó cũng là nỗi đau, là bất hạnh ê chề, nó để lại những dƣ âm, dằn vặt sau mỗi lần va vấp: “Ở đời chẳng có phân giới nào rõ ràng cho hạnh phúc hay bất hạnh, sung sƣớng và khổ đau. Những cảm giác đó có một vòng giao thoa rất rộng. Hạnh phúc ƣ? Rồi thì bất hạnh đấy. Sung sƣớng ƣ? Thì sẽ khổ đau ngay” (Gà ấp bóng) [11]. Ngƣời phụ nữ sau bao năm từng trải cuộc sống làm vợ, làm mẹ, làm con dâu với đủ mùi cay đắng của cuộc sống gia đình, đã nhận thấy thế nào là sung sƣớng đấy lại khổ đau ngay. Nó cũng giống nhƣ một ngƣời phụ nữ nông thôn chiêm nghiệm để thấy đƣợc sự ứng x khác nhau của mỗi con ngƣời trƣớc cuộc sống: “Sự đời suy thịnh, thịnh suy, hạnh phúc rồi bất hạnh, nó chỉ cách nhau gang tấc mà thôi. Khi hạnh phúc ngƣời ta hƣớng về miền đất hứa, khi bất hạnh ngƣời ta hƣớng về bến đò xƣa”
(Cái Tý) [11]. Mỗi ngƣời có quan niệm về hạnh phúc khác nhau. Đọc văn Y Ban, ta bắt gặp những ngƣời phụ nữ luôn luôn trăn trở, đi tìm hạnh phúc nhƣng hình nhƣ nó còn xa xôi quá, ảo vọng quá mà chỉ có thể cảm thấy chứ chƣa thể níu lại đƣợc cho mình.
Vốn là một ngƣời từng trải, khôn ngoan, sắc sảo, Y Ban đã nhập thân vào những ngƣời cùng giới để nói lên tiếng nói thẳm sâu, riêng tƣ từ mỗi thân phận. Nhà văn bằng tấm lòng cảm thông, chia sẻ đã nhập thân, hóa thân vào cuộc đời họ, thấu hiểu mỗi tính cách nhân vật khác nhau để thấu hiểu họ, cùng họ bộc bạch, ngh suy và triết nghiệm về cuộc đời. Nhập vào vai cô gái
trẻ đang đứng “trƣớc ngƣỡng c a tình yêu”, nhà văn đã có những câu hỏi đầy lãng mạn: “Tình yêu là gì nhỉ? Có phải thế này không? Cồn cào, khắc khoải. Ở bên cạnh mà cứ nhƣ xa vời. Ở xa vời mà cứ nhƣ kề bên. Mặt gặp mặt mà lại mong có sự kỳ diệu của cuộc đời” (Chiếc gương miện bằng cỏ), khi hóa thân vào “ngƣời đàn bà thành đạt”, chị lại có cái lí của riêng mình: “Khi ngƣời ta thành đạt, ngƣời ta tự cho mình một số đòi hỏi và điều kiện nào đấy” (Gà ấp bóng). Hay với ngƣời đàn bà xấu, tình yêu đối với họ lại đƣợc cảm nhận theo cách khác: “Nàng muốn mình tuyệt đẹp để có một tình yêu đẹp. Bởi chƣa có sách nào viết rằng ngƣời đàn bà xấu xí có một tình yêu đẹp bao giờ” (Đàn bà xấu thì không có quà) [10;21]. Cùng nói về những khao khát yêu đƣơng của ngƣời phụ nữ, nhƣng của mỗi ngƣời ở mỗi hoàn cảnh, mỗi thế hệ lại không giống nhau, thậm chí là hoàn toàn trái ngƣợc. Biệt tài của Y Ban thể hiện ở chỗ chị không chỉ có khả năng “hóa thân vào nhân vật”, mà còn “sống cuộc sống thực sự” của những nhân vật ấy. Chính vì thế mà chị đã có những câu văn chua chát: “Thƣợng đế chẳng qua chỉ là một gã đàn ông xỏ lá nhất chứ chẳng chơi. Món quà tặng của gã chẳng qua chỉ là những đồng tiền xu có lỗ”(Đàn bà sinh ra từ bóng đêm) [5;120]. Đây là một kiểu suy ngh “phớt đời”, bất cần của cô gái bán hoa nhƣng ở khía cạnh nào đó, nó là chân lí và sự thật, sự thật của cả một quá trình trải nghiệm và suy ngẫm của chính tác giả.
Sống với biết bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu thân phận nhƣ thế, nhà văn đã có dịp nghiền ngẫm, đúc kết: “Kiếp đàn bà chúng mình sao lại cơ cực thế hả con?” (Đất mặn vùng đồi), “Đàn bà không khổ c a phụ mẫu, thì cũng khổ c a chồng con, có mấy ai vẹn toàn…” (Xuân Từ Chiều), hay cụ thể hơn: “Phụ nữ chúng tôi có những giai đoạn chẳng khác nào con gà ấp bóng kia. Còn lại là một tình yêu đích thực” (Gà ấp bóng).
về thân phận, tâm hồn đàn bà nhƣ thế đã tạo ra trong văn chị một nốt trầm sâu sắc của bản hòa ca về cuộc sống bất diệt. Đó là giọng điệu của một thế giới quan phong phú, nhạy bén và vô cùng sắc sảo của ngƣời đàn bà từng trải Y Ban.
Giọng điệu là một yếu tố quan trọng làm nên “cái tôi” của ngƣời nghệ s . “Giọng điệu không chỉ là môi trƣờng của thế giới hình tƣợng mà còn là đặc trƣng cho phong cách nhà văn”. Trong truyện ngắn Bóng đè, ta nhận thấy ở một số đoạn sắc thái nữ quyền thể hiện rõ nét qua giọng kể thản nhiên, mạnh bạo, không một chút e dè, mặc cảm phận nữ nhƣ: “Tôi không thể ngoan hiền. Tôi hay chồm lên ngƣời Thụ nuốt lấy anh vồ vập. Tôi ƣa kéo Thụ lên chà xát. Tôi bắt đôi tay Thụ bóp nắn liên tục” [18] hay “Thụ cứ van xin tôi đừng hực lên nhƣ hổ cái. Tôi chẳng thể đặng đừng. Anh bị tôi co rút lôi đi. Đôi lúc thấy anh kinh khiếp tôi đành phải dè dặt. Nhƣng rồi đến cơn khát tôi vung vấp hết. Mỗi sáng thức giấc trông Thụ thật tội nghiệp” [18]. Bên cạnh đó, còn có giọng văn trong trẻo, thậm chí có phần bay bổng, mỹ miều. Chẳng hạn nhƣ ở phần kết tác giả viết: “Chúng tôi bất lực, chỉ còn những ƣớc mơ mà không chiếc bóng nào có thể tƣớc đoạt. Tôi đƣa tay mình ra ánh sáng. Nắng lung linh trên năm ngón tay dài ngắn thanh tao lạ thƣờng. Chiến tranh, giông gió, bão lũ, hạn hán, tôi có thể chết đi rồi mà bàn tay vẫn nguyên vẹn. Tôi đinh ninh điều ấy. Con tôi sẽ có bàn tay của mẹ. Một bàn tay không béo gầy, không trọng lƣợng, chỉ có làn da mỏng tanh nhƣng biết níu giữ tự do cho dù bị thân thể buộc trói. Nắng tắt, mà bàn tay vẫn óng ánh kỳ diệu” [18]. Nhƣng trên hết, ta cảm nhận đƣợc giọng nói đầy nữ tính xuất phát từ một tâm hồn nhạy cảm. “Tôi” đã có những dự cảm khi đứng trƣớc bàn thờ nhà chồng “tƣởng nhƣ xƣa cũ nào vừa lƣớt qua mình”, cô cũng có những cảm nhận về “bào thai trong bụng”, về “ngày đứa trẻ chào đời”,…Đó là biểu hiện rất rõ của
nữ tính, của thiên chức phái yếu, điều đó đã chi phối đến giọng điệu ngôn ngữ của tác phẩm.
Có thể khẳng định Bóng đè có giọng điệu đa dạng và thật đặc biệt. Có một vài đoạn mơ hồ, trong trẻo nhƣ thơ nhƣng đa phần là giọng kể bộc lộ nhãn quan phán xét, khi thì xấc xƣợc, lúc lại hỗn hào, thậm chí là cay nghiệt. “Thụ nhìn tôi không bộc lộ cảm xúc. Da thịt tôi rần rần kiến bò. Cảm giác ơn ớn, trơn lọn, bóng nhãy”, “Mẹ chồng tôi loét quét đôi guốc vào buồng. Âm thanh roạc ngắn từng cơn”, “Ngƣời Thụ thấm đẫm mồ hôi, giọng anh đừng đững” [6], “Loang loáng bãi ngô im lìm hứng sƣơng không gió nào thãng thột” [6]. “Tôi thức dậy bởi giọng nói mỉa mai kéo dài đu đƣợi chua đôi môi hóng hớt” [6]. Đặc biệt, ở những đoạn văn tả cảnh bóng đè, nhà văn đã làm đƣợc cái điều mà hiếm ai nào làm đƣợc. Đó chính là “sự pha trộn nhuần nhuyễn giữa bạo lực và sex trong một không gian đầy ma mị”. Ở đó, “sự chao đảo cảm giác giữa thực và hƣ”, đau đớn và khoái lạc, ảo rợn và nhục cảm của nhân vật đã để lại cho ngƣời đọc những ấn tƣợng đặc biệt.
Có thể khẳng định, giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý trong truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu nhƣ một đặc điểm nghệ thuật nổi bật, góp phần hình thành nên phong cách của tác giả, phong cách của những trang viết có chiều sâu triết lý và trí tuệ và đặc biệt là giúp độc giả có đƣợc cái nhìn đa diện, nhiều chiều về tác phẩm.