6. Cấu trúc luận văn
2.3. Tích cực đấu tranh “chống lại thế giới nam quyền” đồng thời “xác lập
2.3.3. Xác lập quyền lực phái nữ
Để khẳng định sự tự chủ, không phụ thuộc vào đàn ông của ngƣời phụ nữ, trong truyện của mình, Y Ban luôn có xu hƣớng khẳng định vị trí làm chủ của ngƣời phụ nữ trong gia đình, cô bán hàng rong trong truyện Ước mơ chị bán hàng rong là ngƣời đàn bà quê mùa lam lũ một mình nuôi cả gia đình, cả bố mẹ chồng; Ngƣời đàn bà tật nguyền trong truyện Đứa con và người đàn bà tật nguyền cũng nuôi con trong tình trạng cô độc. Ngƣời đàn bà làm gái điếm trong truyện Đàn bà sinh ra tử bóng đêm một mình nuôi dạy đứa con không cha. Đến ngƣời mẹ trong truyện Con mang cuộc đời của mẹ, do thiếu vắng bóng dáng của ngƣời chồng nên chị có vai trò trụ cột trong gia đình. Quyết liệt hơn, đặt ra vấn đề quyền bình đẳng nam/nữ, Y Ban đã nhân danh họ viết
Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, để chất vấn mẹ với bao điều băn khoăn, day dứt: “Đất nƣớc anh hùng, ngoại xâm, thiên tai liên miên nên mẹ quan tâm tới những anh hùng, thi s , Mẹ đã không quan tâm đến những cô gái vốn đã dịu dàng, nhu mì, không mấy đòi hỏi. Nhƣng giờ thì con đòi hỏi: Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau của những cô gái, những bà mẹ” [11]. Những ngƣời con gái mang tiếng ch a hoang đã vƣợt lên nỗi đau ê chề về nhân phẩm, sự dè bỉu, dị nghị của ngƣời đời để đòi hỏi sự bình đẳng so với những anh hùng, thi s , bởi dù thế nào, họ cũng là một con ngƣời, là những số phận
cần đƣợc quan tâm. Đòi hỏi mẹ Âu Cơ cũng chính là với xã hội: Cần xóa bỏ định kiến bủa vây ngƣời phụ nữ, phải dành cho những số phận nhỏ bé, đáng thƣơng sự công bằng và tôn trọng.
Không chỉ đặt ra vấn đề nam/nữ bình đẳng trong phạm vi gia đình, các nhà văn nữ còn đấu tranh cho sự bình đẳng của ngƣời phụ nữ trong tình yêu và tình dục. Trong truyện ngắn Tự của nhà văn Y Ban, ngƣời đàn bà đã chủ động đi mua một cái chim giả với mong muốn sẽ “tự lực”, để chấm dứt tình trạng “lụy” vào đàn ông trong việc giải quyết các nhu cầu sinh lý. Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu đã s dụng “những hành vi tính dục” nhƣ một thứ vũ khí mới của ngƣời phụ nữ để xỉa xói vào “những góc cạnh che kín, những mặt trái suy đồi, giả dối của xã hội”.
Các nhà văn nữ khi viết về phụ nữ đều có xu hƣớng khẳng định nữ giới cần sống cho mình, thậm chí cần sống độc lập, tự chủ chứ không thể chỉ vì ngƣời khác, theo ngƣời khác. Hành trình biểu hiện cái “tôi” chính là hành trình đi tìm “bản ngã”. Ngƣời phụ nữ cần sống nhƣ một cá thể chủ động, tự do, biết đấu tranh để bảo vệ các quyền lợi của giới mình, từ đó, từng bƣớc thoát khỏi “sự lệ thuộc vào đàn ông” để đƣợc đối x công bằng, bình đẳng, để có thể sống hạnh phúc hơn.
Có thể khẳng định, dù ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của hai nhà văn nữ tuy khác nhau về thân phận, tính cách nhƣng điểm chung giữa họ là đều khát khao hạnh phúc, ƣớc mơ có đƣợc tình yêu tuyệt mỹ. Những khao khát này làm cho phụ nữ có động lực để sống đồng thời giúp cho cuộc sống vốn còn nhiều bộn bề lo toan của họ có thêm những sắc màu tƣơi mới hơn. Đấu tranh cho “quyền đƣợc hƣởng tình yêu, hạnh phúc của ngƣời phụ nữ” trong văn học Việt Nam sau 1986 đã làm nên điểm khác biệt về tính chất “nữ tính” của tinh thần nữ quyền so với văn học nữ quyền thế giới.