1.2.2 .Về phía Pháp
2.1. Quá trình xâm lược của Anh–Pháp vào Đông Na mÁ và khởi đầu của mối quan
mối quan hệ
2.1.1. Quá trình xâm lược của Anh – Pháp vào Đông Nam Á
Vào đầu thế kỉ XIX, sự hiện diện các nước châu Âu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự thay đổi căn bản. Những cường quốc châu Âu cũ (Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) chỉ còn duy trì một vài tiền đồn ở duyên hải và nội địa. Trong khi đó những cường quốc châu Âu mới, chủ yếu là Anh và Pháp, đã bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào khu vực này.
Để mở rộng thương mại và đảm bảo sườn phía Đông của đế chế Anh ở Ấn Độ, Anh đã bắt đầu thực hiện quá trình dịch chuyển từ Ấn Độ đến gần hơn với Trung Quốc và Nhật Bản. Những sự dịch chuyển này gồm có sự thành lập thành phố Singapore vào năm 1819, cuộc chiến tranh với Miến Điện vào năm 1824 và Hiệp ước thương mại với Xiêm năm 1826. Những năm tiếp theo, Anh di chuyển sâu hơn đến Miến Điện và bán đảo Mã Lai.
Theo sau Anh, Pháp cũng mong muốn đẩy mạnh sự hiện diện của họ ở Đông Nam Á. Vào những năm 1830, Pháp đề nghị với Madrid về việc mua một
đảo nhỏ là Basilan ở miền Nam Philippines để phục vụ cho mục tiêu mở rộng ảnh hưởng xung quanh khu vực Đông Nam Á [4; 67].Bên cạnh đó, Pháp không ngừng gia tăng ảnh hưởng, đẩy mạnh xâm chiếm Đông Dương – bán đảo nằm phía đông Indochiana mà phương Tây đặt cho Đông Nam Á, là vùng có vị trí quan trọng đối với chính sách bành trướng của Pháp ở châu Á, là vùng giàu hương liệu, nguyên liệu, nhân công nhất nhì Đông Nam Ácùng với bán đảo Indonesia. Theo đó, kể từ sau những cuộc thám hiểm của những nhà buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và giáo sĩ Thiên chúa giáo, việc xem xét kĩ lưỡng tình hình khu vực này đã được Pháp chuẩn bị hoàn tất từ những năm cuối của thế kỉ XVI, XVII. Đến năm 1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng, sau đó Pháp bắt đầu thực hiện xâm chiếm toàn bộ Đông Dương trong 35 năm, đánh dấu cho cột mốc hoàn tất công cuộc chinh phục bằng vũ lực ấy chính là Hiệp ước Pháp – Xiêm vào năm 1867 nhượng Campuchia cho Pháp và hiệp ước năm 1893 nhượng Lào cho Pháp. Như vậy, Pháp là chủhợp thức tại bán đảo Đông Dương.
Sự phát triển thuộc địa của Anh ở Miến Điện, bán đảo Mã Lai, của Pháp ở Đông Dương dẫn đến sự xung đột về quyền lợi của hai đế quốc lớn này ở Xiêm. Mâu thuẫn Anh – Pháp về vấn đề Xiêm là tiêu điểm trong quan hệ Anh – Pháp sau suốt mấy thập kỉ dài hai cường quốc thực dân căng thẳng trong việc cạnh tranh nhằm xác lập địa phận của mình ở Đông Nam Á. Đó là cuộc đua không khoan nhượng giữa hai nước trong phần còn lại của cái bể thị trường, nhân công, nguyên nhiên liệu bậc nhất tại Đông Nam Á.
Tóm lại, quá trình xâm lược của Anh và Pháp ở Đông Nam Á chính là phản ánh thời kì các nước tư bản đã bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc đang khao khát thị trường, nguyên liệu và nhân công rẻ mạtđáp ứng những đòi hỏi cấp thiết trong bản thân mỗi nước. Đồng thời, đó cũng là căn nguyên mấu chốt của những mâu thuẫn tất yếu sẽ phát sinh giữa hai đối thủ kình địch này ở khu vực này.
Trước hết, phải khẳng định rằng, mâu thuẫn trong quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á không phải đến thế kỉ XIX mới phát sinh, mà là một sự tiếp nối của một chuỗi những mâu thuẫn từ các thế kỉ trước trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản ngày càng cần thuộc địa. Cuộc chiến tranh Bảy năm
(1756 – 1763) giữa Anh và Pháp ở Ấn Độ là minh chứng cho điều đó. Đây là một sự kiện có tác động trực tiếp đến khu vực Đông Nam Á, bởi vì, nhờ thắng lợi của cuộc chiến tranh này mà suốt khoảng thời gian 100 năm, từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, Anh bình tĩnh một mình chinh phục Ấn Độ, xâm chiếm và thiết lập chế độ thuộc địa các vùng đất phía tây của Đông Nam Á: ở Malaya, Brunei, Miến Điện.
Đầu thế kỉ XIX, tình hình quốc tế có bước xoay chuyển cùng với những thay đổi về địa vị của các cường quốc châu Âu. Nếu trước hội nghị Vienne, nước Pháp đóng vai trò chi phối tình hình châu Âu thì sau năm 1815, vị trí này được nhường lại cho nước Anh. Trật tự ở châu Âu đã tác động nhất định đến vị thế của các quốc gia thuộc châu lục này trong việc tranh giành những vùng lãnh thổ của họ ở hải ngoại, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
Là một đối thủ ngang ngửa và tiềm tàng của Anh, lại chịu phần thua thiệt ở Ấn Độ, Pháp quyết tâm không để Anh độc chiếm những nguồn lợi cực kì to lớn ở Đông Nam Á.Miến Điện chính là địa bàn đầu tiên châm ngòi cho những mâu thuẫn trong quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa tại khu vực này.
Theo đó, quan hệ giữa Miến Điện và các quốc gia châu Âu như Anh và Pháp đã có từ rất sớm. Người Anh đến đây vào cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII họ đã lập được những thương điếm đầu tiên ở Negrais và Bátxây. Cuối thế kỉ XVII, Pháp cũng đã đặt chân đến Miến Điện và âm mưu biến vùng đất này thành thuộc địa. Từ giữa thế kỉ XVIII, cả Anh và Pháp đều tìm cách can thiệp vào nội bộ Miến Điện.Trong cuộc chiến tranh của vua Alaun Pai chinh phục người Môn ở Hạ Miến, Công ty Đông Ấn Anh (EIC) đã giúp người Miến, còn công ty Đông Ấn của Pháp (CIO) thì ủng hộ người Môn. Cuộc đấu tranh để tranh giành ảnh hưởng giữa người Anh và người Pháp ở Miến Điện bắt đầu từ
đấy. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, nước Miến Điện phong kiến còn đủ mạnh để ngăn cản hai kẻ thù cạnh tranh này.
Thực dân Anh chú ý đến Miến Điện trước hết là vị trí chiến lược quan trọng của nước này. Từ đây, trước hết là Hạ Miến, Anh sẽ củng cố được chỗ đứng vững chắc trên vịnh Bengan, tạo nên một mắt xích trung gian trên đường từ Ấn Độ đi Malacca để qua Thái Bình Dương. Miến Điện còn là cửa ngõ để xâm nhập vùng tây nam Trung Quốc. Sự giàu có về lúa gạo và tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là gỗ tếch và các mỏ kim loại, dầu lửa) của Miến Điện càng thôi thúc dã tâm xâm lược của thực dân Anh.
Cũng giống như Anh, Pháp cũng nhận thức được lợi ích của Miến Điện và lập những chiến lược tương tự để tìm kiếm cơ hội ở vùng đất này. Điều này thể hiện rất rõ thông qua một số căn cứ việc Pháp xây dựng xưởng đóng tàu ở Miến Điện nhằm khống chế hoạt động hàng hải ở vùng vịnh Bengal; những hậu thuẫn quân sự của Pháp cho người Môn và triều đình Pegu để đổi lấy những đặc quyền thương mại cũng như gây dựng ảnh hưởng tại đây (hiệp ước Pháp – Môn 1751) ở thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, những động thái của người Pháp chẳng thể qua nổi con mắt quan sát của người Anh ở vùng vịnh Bengal, chính vì vậy, quan hệ Anh – Pháp về vấn đề Miến Điện thời điểm thế kỉ XVIII đã chứa đựng bất hòa sâu sắc.
Ban đầu, để thôn tính Miến Điện, người Anh đã tiến hành chính sách ly gián dân tộc, ủng hộ phong trào ly khai của các dân tộc thiểu số. Năm 1753, lợi dụng tình hình khó khăn, nội chiến giữa lực lượng Alaungpaya – người sáng lập ra vương triều Konbaung (1752 – 1785) và người Môn, Công ty Đông Ấn Anh (EIC) đã chiếm một điểm hết sức chiến lược trên vịnh Bengal, đó là đảo Negrais. Từ vị trí này, người Anh hi vọng kiểm soát được hoạt động của người Pháp đang gia tăng ở khu vực này. Bị xâm phạm chủ quyền, ban đầu Alaungpaya phản ứng nhẹ nhàng qua công thư đệ trình gửi đến vua nước Anh là George II. Nhưng tình hình trở nên xấu đi khi chính phủ Anh không những phớt lờ trả lời mà còn hậu thuẫn cho người Môn chống lại vương triều Konbaung. Hành động này của Anh đã làm cho quốc vương Miến Điện phẫn nộ, đi đến
quyết định tàn sát các viên chức EIC có mặt trên đảo Negrais vào tháng 10 – 1759. Hành động này có sự giúp đỡ của người Pháp. Có lẽ đây là hành động đáp trả của người Pháp đối với những gì mà họ thua thiệt trong cạnh tranh ảnh hưởng và thuộc địa với người Anh tại vùng vịnh Bengal nói riêng. Trò chơi quyền lực Pháp – Anh trên tiểu lục địa Ấn Độ làm cho EIC phải ngậm bồ hòn làm ngọt, chấp nhận thua một keo ở đảo Negrais và thả lỏng Miến Điện suốt gần ba thập niên.
Bản thân nội bộ thực dân Pháp thời điểm giữa thế kỉ XVIII tồn tại hai lập trường khác nhau: một là, đối đầu với Anh, tiếp tục lấn sân thâu tóm Miến Điện; hai là, tạm thời tập trung công cuộc thôn tính các quốc gia trên bán đảo Đông Dương, tránh những đụng độ đầy bất lợi trước Anh – đối thủ sẽ không bao giờ bằng lòng nhân nhượng trong vấn đề Miến Điện. De Bruno – người đại diện Pháp kí với triều đình Pegu của người Môn Hiệp ước thương mại 1751 - từng khẳng định trong báo cáo của mình rằng: người Pháp đã được dâng một cơ hội mười mươi và chỉ cần khoảng 500 đến 600 quân thiện chiến thì người Pháp có thể kiểm soát được Vương quốc Môn. Ý tưởng này được Thống đốc Dupleix ủng hộ và thỉnh cầu Ban Giám đốc Công ty Đông Ấn Pháp (CIO) khẩn trương phê duyệt kế hoạch dùng quân đội chinh phạt vương quốc của người Môn. Tuy nhiên, Ban Giám đốc CIO đã khước từ đề nghị này, khuyến cáo Dupleix rằng:
“những quyền lợi thương mại trong bản hiệp ước thương mại năm 1751 là quá đủ cho hoạt động của Công ty tại Pegu, những can thiệp quân sự không chỉ gây tốn kém tiền bạc mà đồng thời làm căng thẳng thêm mối quan hệ với người Anh” [9; 78]. Như vậy, Pháp đã chọn phương án thứ hai, tạm gác đi những mưu toan đối với Miến Điện – đây là điều rõ ràng là có lợi hơn cho Pháp khi mà vấn đề Đông Dương chưa được giàn xếp ổn thỏa. Do đó, những thập niên cuối thế kỉ XVIII, mâu thuẫn Anh – Pháp về vấn đề Miến Điện tạm thời lắng xuống.
Như vậy, ngay từ đầu, khi tiến hành kế hoạch xâm chiếm Đông Nam Á,giữa Anh và Pháp đã có sự đối đầu với nhau. Trên thực tế, cả hai nước đã thực hiện ý đồ của mình hiển nhiên với một mục đích duy nhất là: khai thác triệt để bất kì tình hình nào có thể sử dụng được để phục vụ lợi ích của họ, thôn tính
lãnh thổ Đông Nam Á vào tay mình. Những mâu thuẫn ban đầu giữa hai cường quốc trong thế kỉ XVIII ở Miến Điện đã báo hiệu cho một thời kì căng thẳng tất yếu xảy ra trong quan hệ Anh – Pháp ở thế kỉ tiếp sau.