Mâu thuẫnAnh –Pháp về vấn đề Xiêm

Một phần của tài liệu Quan hệ anh – pháp về vấn đề thuộc địa ở đông nam á thế kỉ XIX (Trang 39 - 47)

1.2.2 .Về phía Pháp

2.3. Quan hệ Anh–Pháp về vấn đề Xiêm

2.3.1. Mâu thuẫnAnh –Pháp về vấn đề Xiêm

* Tầm quan trọng của Xiêm với Anh và Pháp

Từ lâu, trên tuyến đường thương mại chiến lược Đông – Tây, Xiêm chiếm một vị trí quan trọng. Theo đó, Xiêm được coi là trạm trung chuyển quan trọng nằm trên tuyến buôn bán hương liệu của con đường thương mại xuất phát từ các địa điểm quanh quần đảo Moluques, đích đến thường là Trung Đông, Địa Trung

Hải và Bắc Âu. Mặt khác, Xiêm có vị trí quan trọng trên con đường hương liệu Bắc – Nam, hướng về Nhật Bản, Trung Quốc; là nơi mà thuyền bè có thể buôn bán và chuyên chở thuận tiện nối liền các vùng ở Viễn Đông như: Nhật Bản, Đại Việt, Trung Hoa. Vì thế, từ rất sớm, Xiêm đã lọt vào tầm ngắm và âm mưu thôn tính của thực dân châu Âu, trong đó có Anh và Pháp. Nhất là trong bối cảnh thế kỉ XIX, khi nhu cầu thị trường thuộc địa ngày càng trở nên cháy bỏng trong lòng xã hội tư bản, tầm quan trọng của việc xâm chiếm, sở hữu Xiêm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Anh, Pháp.

Đối với Anh:

Có thể nói, trong nhận thức của thực dân Anh, Xiêm có một tầm quan trọng đặc biệt, do đó, Anh luôn coi việc xâm lược Xiêm là mục tiêuquan trọng trong quá trình thôn tính thuộc địa của mình ở Đông Nam Á. Theo đó:

Thực dân Anh quan tâm đến Xiêm trước hết vì quốc gia này có vị trí chiến lược đặc biệt, đầu tiên đâylà một đầu mối thương mại sôi động ở Đông Nam Á, có lợi cho việc phát triển kinh tế buôn bán của Anh. Thứ nữa, Xiêm tiếp giáp phía Đông lãnh thổ miến Điện, ở vị trí trung tâm của khu vực. Do đó, chiếm được Xiêm, Anh không những tạo nên được hệ thống thuộc rộng lớn liên hoàn ở Đông Nam Á nối liền với Ấn Độ mà còn là bàn đạp để Anh mở rộng ảnh hưởng, tầm kiểm soát của mình ra các khu vực xung quanh.

Ngoài ra, thực dân Anh chú ý đến Xiêm còn bởi vì đây là quốc gia hội tụ những tiềm năng phong phú. Trung tâm của nước Xiêm là vùng đồng bằng miền Trung, do sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan bồi đắp nên đây là vùng kinh tế trù phú nhất của Xiêm, được mệnh danh là vựa lúa của châu Á. Về tài nguyên thiên nhiên, ở Xiêm có những rừng cây lấy gỗ rộng lớn, với những loài cây có giá trị kinh tế cao như tếch, hồng đào, mun ở miền Bắc; cây cọ dầu và cây cao su ở miền Nam. Lãnh thổ Xiêm sở hữu nhiều tài nguyên khoáng sản quý giá: vàng, bạc, sắt, than, thiếc, hồng ngọc...

Tất cả những điều kiện thuận lợi đó của Xiêm đã khiến cho vương quốc này có sức hấp dẫn rất lớn với Anh. Với lợi thế của một cường quốc hàng đầu

thế giới thế kỉ XIX, Anh ra sức đẩy mạnh thu phục, xâm lược Xiêm, kéo nước này vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân Anh.

Đối với Pháp:

Trong quá trình xâm nhập và bành trướng thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Nam Á, Xiêm là một mục tiêu chiến lược quan trọng. Sự trở lại của Pháp ở Xiêm thế kỉ XIX thực chất là một sự tái quan tâm, bởi ngay từ những thế kỉ trước, Pháp đã có dã tâm xâm lược khu vực này. Ngay từ cuối thế kỉ XVII,các giáo sĩ người Pháp đi tiên phong trong quá trình xâm nhập Xiêm và đã đạt được những thành công nhất định trong việc đưa đạo Thiên Chúa vào quốc gia này. Đối với Xiêm, sự xuất hiện của Pháp như một vị cứu tinh với Xiêm trong việc tìm kiếm đồng minh để kiếm chế sự o ép, bành trướng của Hà Lan. Vì vậy, mối quan hệ Xiêm – Pháp nhanh chóng phát triển từ lĩnh vực truyền giáo sang lĩnh vực chính trị - quân sự và thương mại. Chẳng bao lâu sau, Pháp trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất ở Xiêm vào cuối thế kỉ XVII.

Tuy nhiên, cũng như các nước phương Tây trước đây, Pháp cũng sớm bộc lộ tham vọng lớn với Xiêm. Theo ý kiến của Louis XIV và giới quý tộc: “Sự truyền bá đạo Thiên Chúa ở Xiêm sẽ kéo theo việc thiết lập ở đây (dưới dạng này hay dạng khác) một chính quyền của vua Pháp. Công ty Đông Ấn Pháp sẽ được hoàn toàn tự do hoạt động ở Xiêm..., biến Xiêm thành cơ sở để phát triển ảnh hưởng của Pháp ra tất cả các nước Viễn Đông [4; 119]”. Vì vậy, quan hệ hai nước nhanh chóng chuyển từ trạng thái hợp tác sang xung đột, chiến tranh. Kết quả, cuộc phiêu lưu của Pháp trên đất Xiêm vào cuối thế kỉ XVII với vai trò của các giáo sĩ Thiên Chúa đã phải kết thúc bằng Hiệp ước 1688, quân Pháp buộc phải rút khỏi Xiêm và bỏ ngỏ vùng đất này đến thế kỉ XIX.

Một trong những lí do khiến Pháp bỏ bẵng Xiêm trong suốt một thời gian dài như vậy là vì đó là thời kì nổ ra nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lực ở châu Âu, thời kì bùng nổ và giành thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, nên chưa có điều kiện để dành nhiều sự quan tâm cho những vùng hải ngoại ở phương Đông, trong đó có Xiêm.

Bước sang thế kỉ XIX, khi nội tình ở châu Âu đã được giàn xếp ổn thỏa, Pháp mới có điều kiện quay lại và đẩy mạnh việc xâm chiếm thị trường Xiêm. Với Pháp lúc này, tầm quan trọng của việc thôn tính Xiêm không chỉ nằm ở vấn đề lợi ích, mà còn nhằm vào một mục tiêu khác cũng không kém phần quan trọng đó là để cạnh tranh với người Anh, cũng như chứng tỏ tiềm lực và sức mạnh hải ngoại của mình.

Những xung đột về mặt lợi ích của Anh, Pháp ở Xiêm đã biến quốc gia này trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa hai cường quốc ở Đông Nam Á thế kỉ XIX.

* Những mâu thuẫn cơ bản của Anh – Pháp về vấn đề Xiêm

Mâu thuẫn Anh – Pháp về vấn đề Xiêm bao gồm hai tâm điểm chính: đó là mâu thuẫn Anh – Pháp tại vương quốc Xiêm và tại lãnh thổ các thuộc quốc của Xiêm ở Lào và Campuchia.

Đối với vương quốc Xiêm:

Thế kỉ XIX, cả Anh và Pháp đều đẩy mạnh xâm lược Xiêm. Từ những năm 20 của thế kỉ XIX, các thương gia Anh đã xuất hiện nhiều ở Xiêm và họ tìm cách bắt vua Xiêm ký hiệp định thương mại tự do. Trong cuộc chạy đua với người Anh, cùng thời gian này, ngoài các thương gia, hoạt động của các nhà truyền giáo Pháp ở Xiêm cũng bắt đầu trở nên tấp nập. Tiêu biểu là chuyến đi tới Xiêm năm 1828 của giáo sĩ người Pháp Pallegoix [9; 191]. Tuy nhiên, phải đến nửa sau thế kỉ XIX, tình hình quan hệ Anh – Pháp ở Xiêm mới bắt đầu chuyển biến căng thẳng.

Lúc này, Anh đã cơ bản thôn tính xong Ấn Độ, chuẩn bị xâm chiếm vùng Hạ Miến, sức ép của người Anh đối với Xiêm ngày một tăng. Bắt đầu từ năm 1845, các hạm đội của Anh tăng cường hoạt động trên sông Mê Nam, đe dọa trực tiếp đến Thủ đô Băng Cốc. Năm 1852, cuộc chiến tranh Anh – Miến Điện lần thứ hai nổ ra và kết quả là Pegu và toàn bộ miền nam Miến bị sáp nhập vào lãnh thổ của đế quốc Anh, biên giới đế quốc Anh đã tiến sát biên giới Xiêm.

Năm 1855, một chiếc tàu chiến của hải quân Hoàng gia Anh với đại bác đầy đủ theo chân phái đoàn Anh do Thống đốc Hồng Công kiêm đặc phái viên

Anh quốc John Bowring dẫn đầu đến Bangkok, với mục đích buộc Xiêm phải mở cửa thị trường cho tư bản Anh xâm nhập. Anh cũng không giấu giếm ý đồ sử dụng vũ lực, nếu không đạt được mục đích. Dưới áp lực kiểu ngoại giao pháo hạm của người Anh và nhận thức rõ sự chênh lệch về lực lượng giữa hai bên, Rama IV nhanh chóng đi tới quyết định kí với người Anh một hiệp ước mới với nhiều điều khoản nhượng bộ để cứu đất nước thoát khỏi một cuộc chiến tranh. Bản hiệp ước bất bình đẳng này được Xiêm kí với Anh vào ngày 18 – 4 – 1855 (năm sau bổ sung thêm Công ước năm 1856), còn gọi là Hiệp ước Bowring với các nội dung chính như sau:

“- Người Anh được quyền lãnh sự tài phán ở Xiêm (có nghĩa là công dân Anh ở Xiêm từ nay trở đi, khi vi phạm pháp luật chỉ do người Anh xét xử trên cơ sở luật

pháp Anh).

- Người Anh được trao quyền tự do thương mại trong tất cả các cảng biển, và cư trú dài hạn tại Bangkok. Họ được phép thuê và mua bất động sản ở vùng ven Bangkok. Người Anh cũng sẽ được phép đi lại tự do trong nội thành với sự bảo đảm của các lãnh sự.

- Việc đo lường đã được bãi bỏ và thuế xuất nhập khẩu cố định. Cụ thể: + Thuế nhập khẩu đã được cố định 3% cho tất cả các mặt hàng, trừ hai trường hợp: thuốc phiện và vàng.

+ Hàng xuất khẩu quy định đánh thuế chỉ một lần, cho dù đó là thuế nội địa, thuế quá cảnh hay thuế xuất khẩu.

- Các thương gia người anh được phép mua và bán trực tiếp với người Xiêm mà không cần sự can thiệp của bất kì bên thứ ba nào.

- Chính phủ Xiêm có quyền cấm xuất khẩu muối, gạo, cá bất cứ khi nào các mặt hàng này được coi là khan hiếm [4; 132]”.

Hiêp ước còn quy định: “thị trường Xiêm phải mở cửa hoàn toàn cho thương nhân Anh; tàu chiến Anh có quyền vào cửa sông Mê Nam đến tận cảng Paknam, tức là tới tận Băng Cốc (Điều này có nghĩa là hạm đội Anh đóng tại

căn cứ Xingapo có khả năng kiểm soát toàn bộ vịnh Xiêm); Anh có quyền tự do khai mỏ... [16; 223]”.

Ngoài ra, người Anh còn được sở hữu đất đai trong khu vực lãnh thổ có bán kính bằng 24 giờ đi thuyền cách trung tâm thủ đô Băng Cốc. Điều này có nghĩa là Anh được phép mua bán, sở hữu đất đai ở vùng đất màu mỡ, đồng bằng trung tâm của nước Xiêm [22; 133].

Hiệp ước 1855 giữa Anh và Xiêm khiến Pháp vô cùng sốt ruột và lo lắng, nôn nóng hành động để ngăn chặn ngay lập tức tham vọng độc quyền của Anh trên đất Xiêm. Chính vì thế, cuối năm 1855, một phái đoàn của Pháp do Meyniard, Tổng lãnh sự Pháp ở Thượng Hải dẫn đầu đã đến Xiêm để đàm phán. Về phía Xiêm, họ cũng mong muốn kí kết một hiệp ước với Pháp nhằm tạo ra lực cản chống lại tham vọng độc quyền của bất cứ nước nào trên đất nước Xiêm, đặc biệt là Anh. Kết quả, Hiệp ước Pháp – Xiêm nhanh chóng được kí kết vào ngày 15 – 8 – 1856. Nội dung của bản Hiệp ước này cũng tương tự như Hiệp ước Anh – Xiêm năm 1855, nhưng có bổ sung thêm nội dung khá quan trọng là cho phép người Pháp được tự do truyền đạo trong toàn đất nước Xiêm [4; 134].

Sau cuộc chiến tranh Anh – Miến lần thứ ba (1885 – 1886), Anh kiểm soát toàn bộ vùng Thượng Miến và biến nước này thành một tỉnh thuộc xứ thuộc địa Anh tại Ấn Độ. Còn ở phía Nam, người Anh trong những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX về cơ bản đã thôn tính xong các tiểu quốc hồi giáo ở bán đảo Malacca. Tư bản Anh từ cuối thế kỉ XIX đã nắm giữ nhiều vị trí kinh tế quan trọng ở Xiêm: Anh là nước có số vốn đầu tư nhiều nhất ở Xiêm, phần lớn việc kinh doanh nước ngoài tại Băng Cốc đều do các công ty Anh nắm. Anh trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất trong số các cường quốc phương Tây ở quốc gia này.

Ở phía Đông, sau khi ký Hiệp ước 1884, Pháp đã hoàn tất việc chinh phục Việt Nam và sớm bộc lộ dã tâm biến Lào thành xứ bảo hộ, nơi mà Xiêm đang cố gắng duy trì một phần ảnh hưởng của họ tại đó.

Như vậy, càng vào cuối thế kỉ XIX, sức ép của hai nước đế quốc mạnh nhất lúc bấy giờ là Anh và Pháp với Xiêm ngày càng tăng. Cả Anh và Pháp đều

quyết tâm không để cho đối thủ của mình độc chiếm Xiêm, hai gọng kìm từ phía tây và nam là Anh, từ phía đông là Pháp đang xiết dần nước Xiêm.

Đối với lãnh thổ các thuộc quốc của Xiêm:

Cuối thế kỉ XVIII, vương quốc Xiêm phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ của Campuchia và Lào. Điều đó đã làm cho lãnh thổ của Xiêm tăng gấp hai lần so với trước nhờ được bổ sung thêm hai tỉnh Battambang, Siem Riep của Campuchia và các tiểu vương quốc Chiang Mai, Vientieane, Luang Prabang của Lào. Vì thế, mâu thuẫn Anh – Pháp về vấn đề Xiêm cũng kéo theo những bất đồng giữa hai nước này những vùng đất của Campuchia và Lào.

Ở Campuchia:

Sau khi kí các hiệp ước bất bình đẳng với Xiêm, Pháp tiếp tục gặm nhấm dần đế quốc Xiêm cũ.

Ngay sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ của Việt Nam, thực dân Pháp đem quân vào Campuchia dưới chiêu bài thay thế quyền bảo hộ của Việt Nam với Campuchia. Trước những thủ đoạn chính trị xảo quyệt, cộng với sự đe dọa của quân đội Pháp, ngày 11 – 8 – 1863 vua Nôrôđôm đã phải ký hiệp ước thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Với Hiệp ước này, Pháp đã tách Campuchia ra khỏi vòng kiềm chế của Xiêm.

Bản hiệp ước này đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Campuchia cũng như của Xiêm và Anh. Sứ thần Xiêm Panhirắt dùng áp lực dọa nạt vua Nôrôđôm, còn Anh đòi Pháp phải hủy bỏ hiệp ước. Kết quả ngày 1 – 12 – 1863, Nôrôđôm lại bị ép kí bản Hiệp ước bảo hộ với Xiêm.

Pháp tất nhiên không dễ dàng chấp nhận để Xiêm lấn tới. Ban đầu, do Pháp e ngại Xiêm (được hậu thuẫn bởi Anh) chống lại một cách mạnh mẽ nếu Pháp đi quá xa. Hơn nữa, Pháp cũng thừa hiểu rằng, lực lượng của mình ở Đông Dương không đủ mạnh để có thể đương đầu cùng một lúc với nhiều địch thủ. Trong khi, thực dân Anh lại đang nhìn những hoạt động của Pháp ở vùng này bằng cặp mắt ghen ghét, Anh sẵn sàng đứng về phía Xiêm bất cứ lúc nào để ngăn cản Pháp.

Nhưng sau đó, Pháp cũng nhận ra một điểm quan trọng rằng, Xiêm tuy thi hành chính sách bành trướng với các nước láng giềng, nhưng bản thân nó cũng đang bị các nước tư bản ăn hiếp, nhất là thực dân Anh. Còn Anh thì chưa muốn can thiệp sâu vào Campuchia, một khi quyền lợi của Anh ở Campuchia không bị xâm phạm. Do đó, Pháp phản đối kịch liệt phản đối Hiệp ước tháng 12 – 1863 và đe dọa sử dụng vũ lực. Đúng như suy luận của Pháp, Xiêm đã buộc phải nhượng bộ Pháp vì không được Anh ủng hộ. Cuối cùng, Xiêm đã phải kí với Pháp hiệp định Xiêm – Pháp ngày 15 – 7 – 1867, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Campuchia. Với hiệp ước này, Campuchia thật sự trở thành một nước thuộc địa của Pháp.

Ở Lào:

Cho đến thời Rama IV (1851 – 1868), Lào vẫn tồn tại như một thuộc quốc của Xiêm. Từ nửa sau thế kỉ XIX, Pháp đẩy mạnh việc thôn tính Lào, trọng tâm là tách Luang Prabang từ tay Xiêm. Sự bành trướng ngày càng mạnh mẽ của Pháp ở phía Tây bán đảo Trung Ấn chẳng những gây nên phản ứng mạnh mẽ từ phía người Xiêm, mà còn khiến thực dân Anh không khỏi nghi ngờ về âm mưu của người Pháp. Bởi lẽ, nếu để Luang Prabang rơi vào tay Pháp, đồng nghĩa với việc đại bản doanh mới của sẽ Pháp kế sát biên giới tây bắc nước Xiêm.

James (sau này là George Scott) – một nhà báo Anh, người đã từng đi theo quân Pháp vào Bắc Kỳ và sau đó tham gia Ủy ban Miến Điện, trong cuốn

Nước Pháp và Bắc Kỳ, xuất bản năm 1885 đã chỉ ra rằng, lúc này Xiêm đang bị Pháp đe dọa. Ông ta viết: “Không phải quá lời khi nói rằng toàn bộ chính sách của Pháp đối với Xiêm đã được vạch ra một cách khoa học như trong trò chơi cờ đam. Tất cả những nước phản công đều được tính toán và chuẩn bị chu đáo và chúng ta không phải là những khán giả vô tư, chúng ta không muốn chiếm Xiêm và cũng không có những thèm muốn đặc biệt đối với các quốc gia Shan nhưng chúng ta muốn ngăn cản Pháp thâm nhập vào khu vực này”. Ông khuyên

Một phần của tài liệu Quan hệ anh – pháp về vấn đề thuộc địa ở đông nam á thế kỉ XIX (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)