1.2.2 .Về phía Pháp
3.2. Tác động của quan hệ Anh–Pháp về vấn đề thuộc địa ởĐông Nam Á
3.2.2. Đối với Pháp
Vào cuối thế kỷ XVIII, Pháp đã xem sự xâm nhập của mình ở Đông Nam Á như là một cách bù lại cho những thành công của Anh ởẤn Độ và Trung Quốc. Do đó, sự đối đầu về lợi ích của họ với Anh ở Đông Nam Á chẳng những cần thiết nhằm đáp lại khát vọng bành trướng thuộc địa mà còn để chứng tỏ sự lớn mạnh ở hải ngoại của Pháp.
Tuy nhiên, đế quốc Anh rõ ràng sẽ không dễ gì để Pháp mặc sức tung hoành thao túng thị trường béo bở này. Với sức mạnh vượt trội về hải quân và kinh tế của đế quốc Anh thời kì đó, Anh có thừa sức thách thức và đánh bại bất cứ kẻ thù nào muốn nhúng tay vào tranh phần quyền lợi của họ ở Đông Nam Á. Trên thực tế, chính điều này là lý do thực dân Pháp rất ít khi công khai đối đầu với Anhnhưng hợp tác để phân chia thuộc địa thì thấy rất rõ. Và cần thấy rõ hơn, trong mối quan hệ này Pháp luôn là kẻ đứng dưới, chịu sự chi phối của Anh, nó có lẽ bắt nguồn từ việc Đức đe dọa Pháp và Anh là người giúp Pháp rất nhiều,
hơn nữa là tiềm lực kinh tế và quân sự của Anh thì tỏ ra ưu thế hơn nhiều.Do đó sự hiện diện của Anh – cường quốc số 1 thế giới – ở Đông Nam Átất yếu kéo theo một loạt những bất trắc và mâu thuẫn trong quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa. Chính vì vậy, nó đã có tác động quan trọng đến tâm lý hiếu lợi, ganh đua, đến tiến độ cũng như kết quả cuối cùng mà thực dân Pháp đạt được trên bản đồ Đông Nam Á.
Cuối thập niên 90 của thế kỉ XIX, toàn bộ bán đảo Đông Dương chính thức trở thành thuộc địa của Pháp.Thắng lợi của thực dân Pháp trong côngcuộc chinh phục Việt Nam, Lào, Campuchiachẳng những làm cho hệ thống thuộc địa của Pháp được mở rộng, mà còn cho phép đế quốc này xây dựng một điểm tựa vững chắc ở Đông Nam Á cùng với đối thủ của mình là Anh. Từ đây, Pháp có thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kinh tế của chính quốc bằng nhân công rẻ mạt và nguồn nguyên liệu giàu có tại thuộc địa.
Tuy nhiên, để đổi lấy những thành quả ở Đông Nam Á, thực dân Pháp cũng phải đối mặt với những tổn thất không nhỏ, liên quan đến những chi phítốn kém nhằm phục vụ cho cuộc tranh giành thuộc địa của Pháp với Anh ở khu vực này.Vì thế, dẫu không phải tất cả, nhưng cuộc chạy đua liên tục với người Anh suốt nhiều thập niên đã gián tiếp góp phần làm suy giảm vị thế, thực lực cũng như sức đề kháng của Pháp ở thời điểm cuối thế kỉ XIX.
Ngay từ thập niên năm 70 của thế kỉ XIX, khi quan hệ căng thẳng giữa Anh và Pháp còn chưa ngã ngũ và công cuộc xâm lược vẫn còn dang dở, Pháp đã có những biểu hiện của sự suy thoái, cụ thể: “cho đến trước chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp phát triển khá nhanh, chỉ đứng sau Anh. Tuy nhiên, bắt đầu từ thập kỉ 70 của thế kỉ XIX trở đi, kinh tế Pháp phát triển trong những điều kiện không thuận lợi và có xu hướng chậm lại. Nếu như hồi giữa thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp, Pháp xếp thứ hai thế giới, chỉ thua Anh, thì từ thập kỉ 80 về sau Pháp tụt xuống hàng thứ tư, sau Mĩ, Đức và Anh. Đặc biệt trong một số ngành sản xuất Pháp còn đứng ở vị trí thấp hơn [13; 120]”.
Như vậy, bước sang thế kỉ XIX, khi chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình trung chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cũng là lúc Pháp và Anh hội ngộ nhau trong một tinh thần của kẻ bành trướng và xâm lược.Đây là một tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của các nước đế quốc, bởi thị trường, thuộc địa, nguyên liệu, nhân công, là điều kiện cần kíp cho sự sống còn của chúng. Nhưng, việc hai nước thực dân này quá chú trọng vàoviệc xâm lược và bóc lột thuộc địa, dồn sức lực vào việc tranh giành ảnh hưởng, đất đai với nhau mà quên đi hay giảm bớt tính cạnh tranh giữa các nước đế quốc đã tác động rất lớn đến nội tình Anh và Pháp ở châu Âu, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy thoái của hai nước trong tương quan so sánh với các nước đế quốc trẻ đang ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế và quân sự lúc bấy giờ.
3.2.3. Đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á
Có thể nói, trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp của thế kỉ XIX, mâu thuẫnAnh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến vận mệnh dân tộc của các quốc gia trong khu vực này.Cụ thể, nó đã đồng thời đặt ra ở các nước Đông Nam Á những thời cơ và thách thức trước làn sóng xâm lược như vũ bão của thực dân phương Tây.
Trong nhãn quan chính trị của các quốc gia Đông Nam Á thời kì đó, sự hiện diện của Anh và Pháp quả thực là một hiểm họabởi những lợi ích an ninh, chính trị trên bàn cờ chiến lược Đông Nam Á đang có sự cạnh tranh của cả Anh và Pháp. Điều này cũng có nghĩa là áp lực và sự o ép của các cường quốc phương Tây lên an ninh, sinh mệnh của Đông Nam Á cũng sẽ ngày càng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng đến độc lập chủ quyền của các quốc gia trong khu vực. Trên thực tế, quá trình đua tranh và giải quyết mâu thuẫn giữa Anh và Pháp về vấn đề thuộc địa cũng là quá trình mà ách thực dân từng bước được quàng lên cổ nhân dân khu vực, biến họ trở thành đối tượng bóc lột dã man của các nước thực dân.
Ví dụ như ở Miến Điện, trong suốt 60 năm của thế kỉ XIX, để gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp và thôn tính vương quốc này, thực dân Anh đã liên tiếp tiến hành ba cuộc chiến tranh chinh phục Miến: lần thứ nhất (1824 – 1826),
lần thứ hai (1852 – 1853), lần thứ ba (11 – 1885). Kết quả là toàn bộ vương quốc trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh, tên nước Miến Điện không còn được ghi trên bản đồ chính trị thế giới với tư cách là một quốc gia độc lập.
Cũng trong hai thập niên cuối của thế kỉ XIX, ba nước trên bán đảo Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia cũng cùng chung số phận trở thành thuộc địa của Pháp.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực,những mâu thuẫn giữa Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Ácũng tạo ra cho các nước Đông Nam Á những cơ hội mà nếu thức thời tận dụngsẽ trở thành là tấm bùa hộ mệnh cho nền độc lập của khu vực.
Cụ thể, các quốc gia Đông Nam Á có thể lợi dụng khéo léo những mâu thuẫn, triển khai hoạt động ngoại giao nhằmbiến sự tranh giành lợi ích giữa Anh và Pháp thành thời cơ phát triển cho mình; biết cân bằng mối quan hệ giữa các nước lớn để tranh thủ phát triển và nâng cao địa vị của mình trên trường quốc tế. Nói cách khác, đây chính là sự thể hiện của chính sách lựa chiềuvàcân bằng
trong quan hệ ngoại giao với các nước lớn. Theo đó:
Chính sách lựa chiềuhay lựa theo chiều gió,hay còn gọi là chính sách cây sậyđược hiểu là chính sách đối ngoại của một nước với một hay một số nước lớn khác bằng cách chủ động thiết lập quan hệ chính thức hay bằng cách liên minh với các nước lớn ấy, nhằm tạo nên chỗ dựa đủ mạnh để đối phó với các nguy cơ về an ninh, chính trị từ bên ngoài và loại trừ nguy cơ từ chính đối tác mà nước đó có lên kết, liên minh.
Chính sách cân bằngđược hiểu là chính sách đối ngoại của một nước (thường là nước nhỏ) với các nước bên ngoài (thường là nước lớn) bằng cách
hài hòa lợi ích của các nước đó trên lãnh thổ của quốc gia mình thông qua việc thiết lập các mối quan hệ chính thức tương đương nhau trên nhiều mặt nhằm tạo thế đối trọng, kiềm chế, kiểm soát tham vọng lẫn nhau giữa các thế lực ấy, không cho phép bất cứ thế lực nào có thể độc quyềncác lợi ích hay chiếm đặc quyền tuyệt đối trên lãnh thổ nước mình.
Có nghĩa là, ngoại giao Đông Nam Á cần có những đối sách để nhanh chóng làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Anh và Pháp, bằng cách liên minh với cả hai đế quốc này, tạo chỗ dựa để chống lại, kìm hãm tham vọng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ khi xảy ra xung đột với một trong hai nước đó. Mặt khác, các quốc gia Đông Nam Á cũng cần phải thiết lập quan hệ chặt chẽ với các nước lớn khác trên thế giới và không cho phép đất nước ở trong tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ một nước nào. Bởi diễn biến phức tạp và khó lường của các mối quan hệ lợi ích, bạn bè lúc này kẻ thù lúc khác, việc phụ thuộc quá nhiều vào nước nào đó sẽ là điểm yếu chí tử khi xảy ra xung đột giữa hai bên. Thực tiễn quan hệ ngoại giao giữa Xiêm với các cường quốc phương Tây chính là một ví dụ sinh động và điển hình cho việc vận dụng thành công chính sách ngoại giao này.
Bước sang thế kỉ XIX, giống như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, Xiêm trở thành đối tượng xâm lược và tranh giành lợi ích của các cường quốc phương Tây. Người Thái tin rằng nếu không hợp tác với các nước phương Tây thì Xiêm sẽ bị chinh phục. Vì thế, năm 1855, vua Mongkut chấp nhận kí Hiệp ước Bowring với Anh, dù nội dung hiệp ước có nhiều điều khoản bất lợi cho Xiêm. Nhưng ngay sau đó, Mongkut đã thực hiện những bước đi hết sức khôn ngoan đó là kí các hiệp ước với những điều khoản tương tự với một loạt cường quốc phương Tây khác, nhằm kiềm chế tham vọng của Anh trong việc độc chiếm thị trường Xiêm. Đặc biệt, người Thái đã khéo léo tận dụng vị trí nước đệm của mình, cũng như sự thù địch và cạnh tranh gay gắt giữa Anh và Pháp, để dựa vào Anh nhằm đối phó với tham vọng của Pháp trên đất Xiêm, Lào và Campuchia (hai thuộc quốc của Xiêm). Từ đó, họ tạo nên thế cân bằng quyền lực của hai thế lực hùng mạnh này ở Xiêm. Nói cách khác, mối quan hệ Xiêm – Pháp đã đan xen với mối quan hệ Xiêm – Anh và Anh – Pháp ở bán đảo Trung Ấn, tạo nên tam giác quan hệ Anh – Xiêm – Pháp. Để tránh nổ ra những tranh chấp, mà kịch bản xấu nhất của nó là chiến tranh giữa hai cường quốc Anh và Pháp, cả ba nước đã đi đến thống nhất giải pháp biến Xiêm thành nước đệm. Điều này có nghĩa là hai nước Anh, Pháp thừa nhận sự cân bằng quyền lực với nhau ở Đông Nam Á lục địa. Sự đối trọng và cân bằng đó về khách quan đã
mang lại yếu tố hòa bình cho chính nước Xiêm và cho cả bán đảo Trung Ấn. Đường lối ngoại giao thực dụng và mềm dẻo đó có vai trò cực kì quan trọng trong việc không những bảo tồn độc lập cho vương quốc Xiêm mà còn tạo cơ sở cho cuộc canh tân, phát triển đất nước thành công.
Trong vòng một thế kỉ (cuối thế kì XVIII – cuối thế kỉ XIX), các chủ thể chính trị khác ở Đông Nam Á như Miến Điện, Việt Nam, Lào, Campuchia đã lần lượt triển khai chính sách đối ngoại của mình với phương Tây. Nhưng không chính quyền nước nào trong số đó có nhận thức, tầm nhìn mang tính thời đại để đưa ra được quyết sách đúng đắn và hợp thời. Thay vào đó, họ đã lựa chọn con đường sai lầm là đóng cửa, phát triển theo khuynh hướng ngày càng biệt lập, cực đoan và bảo thủ. Chính vì thế, nó đã tạo cho thực dân Anh, Pháp cái cớ để nổ súng xâm lược, biến các nước này thành thuộc địa.
Như vậy, bên cạnh những khó khăn thách thức, quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á thế kỉ XIX cũng mang đến cho các quốc gia trong khu vực này cơ hội ngàn vàng để đảo ngược tình thế. Song, bất đồng Anh – Pháp là thời cơ hay thách thức lại phụ thuộc rất nhiều vào hệ tư tưởng và hành động của giai cấp cầm quyền mỗi nước –là nhân tố cuối cùng và quyết định nhất đến vận mệnh dân tộc trước làn sóng của chủ nghĩa thực dân.
* Tiểu kết chương 3
Tóm lại, quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á thế kỉ XIX chính là sự phản ánh một cách sinh động cuộc chạy đua tranh giành thị trường thuộc địa giữa các nước phương Tây.Vì thế, mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai nước đế quốc ngoài những điểm đặc thù riêng còn mang những đặc điểm chung của quan hệ quốc tế thế kỉ XIX.
Trong suốt một thế kỉ xâm chiếm thuộc địa ở Đông Nam Á, quan hệ Anh – Pháp luôn chi phối lẫn nhau, cạnh tranh nhau đầy căng thẳngvì những mục tiêu quyền lợi mà hai đế quốc cho là bất di, bất dịch. Nhưng đến cuối cùng giải pháp được cả hai nước thực dân Anh, Pháp lựa chọn là chia sẻ quyền lợi trong hòa bình. Đó là kết quả tất yếu của nhu cầu hợp tác hai nước giữa bối cảnh quốc tế
đầy biến động, bởi sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc tư bản trẻ, bởinhững dấu hiệu của sự suy thoái tương đối trong bản thân mỗi nước do tác động từ mối quan hệ này mang lại.
KẾT LUẬN
Có thể nói từ khi bắt đầu xuất hiện cho đến đầu thế kỷ XX, thuộc địa vẫn được coi là thước đo sức mạnh, giá trị của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản.Nhờ có thuộc địa mà một số nước tư bản đã trở thành những cường quốc tư bản hàng đầu và chi phối tình hình thế giới trong suốt một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, nó cũng là một vấn đề chính gây nên những rắc rối, bất ổn trong
quan hệ quốc tế, quan hệ song phương giữa các nước lớn, kéo dài hàng thế kỉ, điển hình là quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ởĐông Nam Á thế kỉ XIX.
Sau khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi rút ra được một số kết luận cơ bản sau:
1. Về nguồn gốc hình thành, cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, do nhu cầu thị trường và thuộc địa đặt ra ngày càng lớn, các chủ nghĩa tư bản quốc gia đã đi tìm không gian bành trướng của họ, cạnh tranh nhau và đụng đầu nhau ngày càng kịch liệt. Thực dân châu Âu, đi đầu là Anh, Pháp là hai nước tích cực nhấttrong quá trình bành trướng này.Việc cả hai nước đế quốc không ngừng mở rộng các vùng thống trị của mình– điều mà dưới sự hỗ trợ của tham vọng bá quyền và lòng ích kỷ - đã góp phần làm tăng lên những đối kháng kinh tế thành mâu thuẫn, đối đầu giữa hai quốc gia này. Quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á thế kỉ XIX đã phát sinh trong hoàn cảnh lịch sử đó.
2. Về đặc điểm, mâu thuẫn Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á không đơn giản là mâu thuẫn giữa hai nước đế quốc về vấn đề quyền lợi mà nó còn là biểu hiện tiêu biểu cho quan hệ quốc tế thế kỉ XIX – giai đoạn giao thời của các nước tư bản đang trong quá trình chuyển mình lên thời kì đế quốc chủ nghĩa. Trong đó, xâm chiếm thuộc địa chính là trọng tâm, là chiến lược hàng đầu. Vì thế, khi phân tích quá trình xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, phân tích vai trò và vị trí của thuộc địa đối với các nước tư bản, V.I Lênin đã đưa ra một trong năm đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, đó là vấn đề thuộc địa. Theo đó, thuộc địa là nơi mà “tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở đó [3; 12]”. Đồng thời, quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước còn cho thấy những đặc điểm riêng về thời gian, cũng như tính phức tạp trong nó, có tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế. Đặc biệt, mâu thuẫn Anh – Pháp lại là một trong ít những mâu thuẫn có