Kết cục của mâu thuẫnAnh –Pháp và sự xác lập địa quyền ởĐông Nam Á

Một phần của tài liệu Quan hệ anh – pháp về vấn đề thuộc địa ở đông nam á thế kỉ XIX (Trang 53)

1.2.2 .Về phía Pháp

2.4.Kết cục của mâu thuẫnAnh –Pháp và sự xác lập địa quyền ởĐông Nam Á

Cuối thế kỉ XIX, cuộc cạnh tranh quyết liệt của thực dân Anh – Pháp nhằm phân chia thuộc địa ở khu vực đã đi đến hồi kết. Thực dân Anh làm chủ bán đảo Mã Lai; khống chế Brunay, Sarawak, Sabah; chiếm Miến Điện với diện tích 1.010.000 km2 và kí những điều ước bất bình đẳng với Xiêm. Còn bán đảo ĐôngDương bị Pháp chiếm trọn vẹn và thuận lợi (mặc dù lúc đầu có vấn đề tranh chấp với Campuchia và Lào) với diện tích hơn 740.000 km2. Đông Nam Á chỉ còn Xiêm không bị thôn tính.

Ban đầu, Xiêm là nơi tranh chấp giữa hai đế quốc Anh và Pháp. Nằm ở vị trí nước đệm giữa hai thế lực, Xiêm có nguy cơ biến thành miếng mồi cho hai nước đế quốc xâu xé. Song vì Anh và Pháp còn phải liên kết để chống đỡ sức ép của Đức ở châu Âu nên hai nước kí thỏa ước Luân Đôn năm 1896, chủ trương vẫn giữ nền độc lập của vương triều Băng Cốc nhưng chia khu vực ảnh hưởng theo dòng sông Chao Phraya (sông Mê Nam): Anh được quyền khai thác, đầu tư ở phía Tây, Pháp ở phía Đông.

Như vậy, sự độc lập của Xiêm trong giai đoạn này chủ yếu nhờ vào sự thù địch, cạnh tranh của Anh và Pháp. Bên nào cũng lo ngại sự xâm lược của bên kia hoặc là sự vượt trội của đối phương. Bangkok đã biết tận dụng tình thế này và tạo ra điểm tựa cho sự cân bằng quyền lực giữa Anh ở phía tây, Pháp ở phía đông.

Tóm lại, thuộc địa là yếu tố cực kì quan trọng đối với Anh và Pháp, hai nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc sớm nhất, hai kẻ đi đầu trong công cuộc xâm lược, mà họ gọi với cái tên mỹ miều – khai phá, khai sáng. Tuy nhiên, quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc tuy kết thúc bằng một bản hiệp định phân chia ảnh hưởng, nhưng xét trên bình diện tổng thể, Anh giường như vẫn chiếm ưu thế và đạt được nhiều quyền lợi hơn. Trên thực tế, không chỉ ở Đông Nam Á, Anh luôn vượt trội hơn Pháp về diện tích thuộc địa. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Anh và Pháp là hai nước thực dân chiếm được nhiều thuộc địa nhất, với tổng diện tích của hai đế quốc này chiếm được lên đến hơn 42,5 triệu km2 và hơn 426 triệu dân tính đến năm 1900. Nhưng diện tích thuộc địa Anh đã chiếm 33 triệu km2với số dân

là 370 triệu người.Đó cũng chính là lý do vì sao nước Anh thường được ví với câu nói đế quốc mặt trời không bao giờ lặn bởi vì sự mở rộng cương thổ ra toàn địa cầu đồng nghĩa với việc mặt trời luôn chiếu sáng trên ít nhất một trong những vùng lãnh thổ đó.

Có được kết quả như vậy là bởi vì, thủ đoạn xâm lược của Anh khôn khéo, mánh khóe hơn. Để tiến hành xâm lược, Pháp dùng giáo sĩ đi trước, gươm súng đi sau, giữa giáo sĩ với thực dân gắn bó mật thiết như hình với bóng. Còn Anh, phương cách tiến hành xâm lược thường theo kiểu thương nhân đi đầu trong quá trình xâm lược – những thương nhân tỏ ra hiền lành, vô hại với tình hình chính trị bản địa, họ mang đến nhiều điều có lợi lớn hơn có hại, những món quà làm hài lòng dân bản địa. Vì vậy, quá trình xâm lược của Anh nhiều khi không phải tiến hành bằng chiến tranh ào ạt như Pháp mà bằng hình thức tằm ăn lá dâu.

Hơn nữa, trong các nước thực dân lúc bấy giờ, Anh là nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất. Trước hết nói về Anh, là một nước tư bản đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XIX và đã hoàn thành khi bước vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhưng đối với Pháp cho mãi đến thế kỉ XX cách mạng công nghiệp tại quốc gia này vẫn còn tiếp diễn. Anh đã phát triển trước Pháp một thời gian rất lâu, nên tiềm lực và kinh nghiệm chắc chắn hơn hẳn Pháp. Thứ hai, tiềm lực quân sự, mà đặc biệt là hạm đội hải quân của Anh luôn tỏ ra vượt trội, điều này tạo ưu thế cho Anh trong những cuộc tranh giành thuộc địa. Không ngạc nhiên khi mà Anh chiếm nhiều đất đai hơn và đứng đầu thế giới bấy giờ về hệ thống thuộc địa. Chính tiềm lực ấy là cơ sở vững chắc để thực dânAnh liên tiếp chinh phục được nhiều miền đất khắp hành tinh mà không một nước thực dân nào bằng. Sức mạnh và thủ đoạn của Anh luôn là áp lực khiến đối thủ là Pháp tuy hung hăng nhưng cũng phải hết sức thấu đáo, tính toán thận trọng trong quá trình thực hiện những mưu toan của mình.

Như vậy, những tác nhân lịch sử và tham vọng của Anh – Pháp đã dẫn đến viễn cảnh khó tránh khỏi về sự cạnh tranh giữa hai nước này ở Đông Nam Á thế kỉ XIX. Mâu thuẫn giữa Anh - Pháp ở khu vực nàytrong suốt một thế kỉ đã khiến cho quan hệ giữa hai nướcnhiều lúc đứng trước bờ vực của một cuộc chiến tranh.Cuối cùng, trải qua quãng thời gian dài đấu đá chia phần lãnh thổ ở Đông Nam Á, với hiệp định 1896, mâu thuẫn Anh – Pháp đã đi đến hồi kết, chính thức xác lập địa quyền hai nước ở khu vực này.

Có thể nói, việc thiết lập những đường biên giới mới ở Đông Nam Á thế kỷ XIX phụ thuộc nhiều vào quan hệ giữa hai cường quốc tư bản Anh – Pháp. Đông Nam Á không chỉ là cứ điểm chiến lược và thị trường tiêu thụ, mà còn là nơi đầu tư và khai thác nguyên liệu vô cùng phong phú, đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho chính quốc. Những lợi ích to lớnđó đã thôi thúc hai nước bằng mọi giá chen chân vào thị trường này. Hai nước không bao giờ khoanh tay đứng nhìn đối phương một mình độc chiếm thị trường béo bở này.

Do đó, bản hiệp định Luân Đôn 1896 đối với Anh, Pháp mà nói chưa phải là kết quả thực sự thỏa mãn. Với nước Anh, quyết định này bị tác động bởi những lợi ích kinh tế của Anh trên phạm vi thế giới; bởi mong muốn của nó đối với sự ổn định Châu Âu; bởi những gì dành được từ sự cai trị của Anh ở Ấn Độ; và bởi tầm quan trọng thu hút thương mại của nó với Trung Quốc. Những vấn đề này đã tác động đến quan điểm của Anh về các phần đất khác nhau của Đông Nam Á theo những cách khác nhau. Để chống lại những cường quốc chính ở Châu Âu Anh có thể phải có những sự phòng thủ toàn diện hơn, nhưng điều đó không cần thiết có nghĩa là ngăn chặn. Còn Pháp cũng đã rất kiên trì trong công cuộc tranh giành thuộc địa với Anh, song thái độ nhũn nhặn, ngoại giao tinh vi của Anh trong vấn đề Xiêm cho Pháp một thể diện nhất định để tránh một cuộc chiến mà mình không chắc giành phần thắng.

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ ANH – PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA Ở ĐÔNG NAM Á THẾ KỈ XIX

3.1. Đặc điểm quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á

3.1.1. Quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á mang đặc điểm chung của quan hệ quốc tế thế kỉ XIX

* Xâm chiếm thuộc địa là chiến lược hàng đầu của các đế quốc tư bản

Có thể nói, thời điểm thế kỉ XIX là giai đoạn đầy phức tạp và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Tham vọng của chính quyền thống trị các nước, nổi bật là vấn đề thuộc địa đã đưa đến mâu thuẫn giữa các quốc gia này với nhau, trong đó có quan hệ Anh – Pháp.

Theo đó, đến thế kỉ XIX, Anh và Pháp vẫn làhai nước lớn mạnh nhất châu Âu, đồng thời cũng làhai đế quốc có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc xâm lược thuộc địa. Chính vì tương quan lực lượng kẻ tám lạng, người nửa cânmà trong quá trình xâm chiếm thuộc địa của hai nước đã tất yếu đưa đến sự cạnh tranh, mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. Vấn đề thuộc địa chẳng những là nguyên nhân đưa đến mâu thuẫn, bất hòa trongquan hệ Anh – Pháp,mà còn là một nội dung cực kì quan trọng khi nghiên cứu đặc điểm của quan hệ quốc tế thế kỉ XIX bởi nó mang tính quyết định mạnh nhấtvà là minh chứng cho năm đặc trưng của các nước đế quốc thời cận đại.

Khu vực Đông Nam Á với vị trí địa chính trị và địa kinh tế đặc biệt đã sớm lọt vào tầm mắt của chủ nghĩa thực dân, trở thành điểm xoáy chiến lược, mục tiêu quyền lợi của rất nhiều cường quốc tư bản. Chính yếu tố này tác động trực tiếp đến tham vọng bành trướng của Anh, Pháp;là một trong những nguyên nhân sâu xa của những mâu thuẫn, đối đầu trong quan hệ ngoại giao giữa hai

nước và sự cạnh tranh quyền lợi đầy quyết liệt, căng thẳng giữa hai nước đế quốc ở khu vực này.

Thế kỉ XIX cũng đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Anh, trở thành đế quốc đứng đầu thế giới. Địa vị sáng giá mà Anh có được phần lớn nhờ vào tiềm lực tài chính do cuộc cách mạng công nghiệp đem lại và vùng lãnh thổ rộng lớn sau khi chiến thắng những cuộc chiến tranh của Napoleon. Chính ưu thế đó đã đưa nước Anh lên vị trí thống trị thế giới trong lĩnh vực thương mại, hàng hải và vận tải biển. Anh rất quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, trước hết là ở vùng đất phía Tây của lục địa này, nơi ngự trị của vương quốc Miến Điện giàu có và bán đảo Malaya – ngã tư con đường giao thông thương mại của thế giới, án ngữ cửa ngõ của quan đường qua lại giữa hai đại dương. Nhất là từ khi eo biển Malaya trở thành nơi thông thương quan trọng giữa châu Á phì nhiêu và châu Âu tư bản đang khao khát thị trường, càng làm nhân lên quyết tâm xâm lược của thực dân Anh. Đông Nam Á chính là địa bàn lý tưởng để Anh thể hiện sức mạnh hải quân số một của mình cũng như phát triển hơn nữa cường quốc thương mại của mình.

Với nước Pháp, đến thời kì này, việc xâm chiếm thuộc địa cũng trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Khu vực Đông Nam Á đối với Pháp mà nói chẳng những là miền đất hứa nuôi dưỡng những tham vọng phát triển lớn mạnh của Pháp, mà còn là nơi để Pháp khẳng định vị trí của mình trong trên thế giới, nhất là trong cuộc chạy đua xâu xé thuộc địa với người Anh. Những triển vọng mà việc xâm chiếm các vùng đất của Đông Nam Á mang lại là động lực to lớn để Pháp dốc toàn tâm, toàn lực sở hữu bằng được miếng mồi béo bở này.

Như vậy, xuất phát từ những nhân tố khách quan và chủ quan ở thế kỉ XIX, xâm chiếm thuộc địa đã trở thành nhu cầu cực kì bức thiết và tất yếu vớitất cả các nước đế quốc. Thuộc địa vừa là nơi các nước tư bản trút gánh nặng của những cuộc khủng hoảng hay suy thoái kinh tế ở chính quốc, vừa là nơi cung cấp nguồn lực cho các nước tư bản phát triển. Đối với các hai nước thực dân hàng đầu lúc bấy giờ là Anh và Pháp, cơn khát thuộc địa càng nhân lên gấp bội.

Quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa luôn dai dẳng trong mâu thuẫn và căng thẳng cũng chính bởi lòng tham vô đáy ấy.

V.I Lênin là người kế tục xuất sắc sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại, trong lĩnh vực nghiên cứu về thuộc địa và chủ nghĩa thực dân, đã rất công bằng khi nhận định: “điều quan trọng là chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại và phát triển được nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi thống trị của nó, không khai phá những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ sở không phải tư bản chủ nghĩa vào cơn lốc kinh tế thế giới” [3; 16].

Nhà sử học D.G.E. Hall trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á cũng có những đánh giá hết sức sâu sắc về quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á thế kỉ XIX rằng: “Nó thuộc về một thời kì căng thẳng nhất của cuộc cạnh tranh giữa các nước châu Âu trong đánh chiếm thuộc địa và phản ánh những đặc điểm xấu xa nhất của nó [7; 1006]”.

Chính vì thế, quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á thế kỉ XIX không chỉ là sự phản ánh quan hệ ngoại giao giữa hai nước lớn mà còn tiêu biểu cho những đặc trưng trong quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản trong giai đoạn trung chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

* Xâm chiếm thuộc địa là để nâng cao uy thế và sức mạnh của cường quốc thế giới

Về vấn đề này, V. Lênin khi nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc giai đoạn này đã đưa ra một nhận định hết sức đúng đắn rằng: “Đặc điểm trọng yếu của chủ nghĩa đế quốc là sự cạnh tranh của một số cường quốc lớn muốn chiếm bá quyền, nghĩa là muốn đi xâm chiếm đất đai, chủ yếu không phải nhằm trực tiếp chiếm cho bản thân mình mà nhằm làm suy yếu đối thủ và đánh đổ bá quyền của đối thủ nữa” [11; 31].

Nói cách khác, chủ nghĩa đế quốc theo như Lênin phân tích đã bắt rễ từ hai mặt: một là, từ nhu cầu bành trướng của chủ nghĩa tư bản quốc gia phát triển và hai là, từ logic thống trị của những nhà nước của chúng, chính là nâng cao uy thế và vai trò của mình trong thế giới tư bản.

Có thể nói, thế kỉ XIX là một thời kì đầy biến động trong quan hệ quốc tế ở châu Âu, có ảnh hưởng chung đến tình hình thế giới. Các cường quốc một mặt đẩy mạnh công cuộc bành trướng ra bên ngoài, mặt khác ra sức chạy đua vũ trang, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau nhằm nâng cao địa vị của mình, do đó không tránh khỏi va chạm kịch liệt. Trên cơ sở ấy, mâu thuẫn giữa các nước diễn biến khá phức tạp, vì chính sách của nước nào cũng đều xuất phát từ những quyền lợi ích kỷ, kìm hãm, làm hại lẫn nhau tồn tại và phát triển, cũng như bằng mọi giá để đạt được vị trí caotrên trường quốc tế.

Trong suốt quãng thời gian thế kỉ XIX, có thể nói là hầu hết mối quan hệ quốc tế ở khắp các khu vực trên thế giới đều quy tụ vào việc tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc, chủ yếu là Anh và Pháp. Nếu như Anh ra sức củng cố địa vị bá chủ trên mặt biển, địa vị lũng đoạn trong nền công, thương nghiệp thế giới và theo đuổi một kế hoạch chinh phục thuộc địa rộng lớn ở phương Đông thì Pháp cũng ráo riết củng cố nền chuyên chính của giai cấp đại tư sản phản động Pháp, xúc tiến xây dựng hạm đội và tăng cường kho vũ khí, bành trướng thuộc địa, thậm chí Pháp còn trở thành mối đe dọa cướp lấy bá quyền trên biển của Anh. Bối cảnh lịch sử ấy khiến cho những căng thẳng trong quan hệ Anh – Pháp trong việc khẳng định sức mạnh và vị thế của mình luôn trở thành tâm điểm nhức nhối và dai dẳng trong quan hệ giữa hai nước trong suốt thời gian này.

Đến những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX, ưu thế kinh tế thế giới của Anh đạt tới đỉnh cao. Tự do thương mạibá quyền trên nước mặn trở thành khẩu hiệu tiến công của chính sách ngoại giao Anh. Giai cấp tư sản tự do Anh cho rằng việc tuyên truyền và thực hiện các khẩu hiệu này là cách tốt nhất, đúng nhất để bảo đảm địa vị độc quyền trên thị trường quốc tế. Cách khác, là tiến hành những cuộc chiến tranh thuộc địa và đàn áp không thương tiếc những cuộc khởi nghĩa của nhân dân phương Đông [6; 15]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Pháp, sau một thời gian phát triển lâu dài, cuộc cách mạng công nghiệp ở nước này cũng đã hoàn thành vào những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX. Nhịp độ phát triển nhanh chóng của Pháp về mọi mặt đã đưa quốc gia này trở thành

cường quốc tư bản đứng thứ hai sau Anh. Pháp cũng coi việc chạy đua sức mạnh

Một phần của tài liệu Quan hệ anh – pháp về vấn đề thuộc địa ở đông nam á thế kỉ XIX (Trang 53)