Giá trị lịch sử của một số các di tích tiêu biểu của huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 37 - 49)

6. Cấu trúc đề tài

2.1. Khái quát hệ thống di tích

2.2.1. Giá trị lịch sử của một số các di tích tiêu biểu của huyện Đoan Hùng

2.2.1.1 Di tích tượng Đài Chiến thắng Sông Lô

Tượng đài là một công trình nghệ thuật hoành tráng đầy ấn tượng. Nó mang trong mình sứ mệnh lịch sử của dân tộc của một cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh chống giặc ngoại xâm với đầy sức biểu cảm về ý nghĩa và giá trị của chiến thắng sông Lô oanh liệt lẫy lừng.

Đài chiến thắng mang hình tượng một ngọn lửa cháy bất diệt đang tỏa lên bầu trời nguồn năng lượng vô tận của chiến thắng sông Lô với chất liệu gò đồng. Thân đài được thiết kế rất nhiều góc cạnh đồ sộ và được ốp bằng viên đá Giếng Đáy lấy từ Quảng Ninh được ghép khít với nhau. Trên 4 mặt xung quanh của đài tưởng niệm có trang trí 8 bức phù điêu bằng gốm sa mốt miêu tả chiến thắng sông Lô và khái quát một số nét tiêu biểu của truyền thống quê hương và con

người Đoan Hùng. Mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc với những đường nét nghệ thuật điêu khắc công phu được gắn với nhau vô cùng tinh tế miêu tả khái quát về tinh thần chiến thắng sông Lô và bản sắc văn hóa đồng bào Tây Bắc. Khu vực dựng tượng đài Chiến thắng Sông Lô nằm trên núi Đồn ngay ngã ba sông Lô - sông Chảy có độ cao hơn hẳn so với một số quả đồi xung quanh. Phía Bắc là dòng sông Chảy có cây cầu Đoan Hùng bắc ngang dòng nước lững lờ trôi. Phía đông là vùng ngã ba sông hiền hòa thơ mộng. Phía Nam là hướng dòng sông Lô chảy xuôi về hạ lưu. Phía Tây là khu dân cư đông đúc của thị trấn Đoan Hùng. Trước Cách mạng tháng 8-1945 núi Đồn là đồn điền của thực dân Pháp. Khi phát xít Nhật đảo chính Pháp tháng 3-1945, địa điểm này trở thành nơi đồn trú của Nhật. Chính vì vậy mà nhân dân địa phương gọi là núi Đồn. Trong trận đánh lịch sử ngày 24-10-1947, các chiến sỹ trung đội pháo 225 đã kéo ngược khẩu sơn pháo “lục tỉnh” lên tận đỉnh núi Đồn để bắn đuổi theo tàu giặc.

Năm 1987, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Chiến thắng Sông Lô và tượng đài Chiến thắng Sông Lô đã được xây dựng, ghi nhớ chiến công hiển hách của quân và dân Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung để làm nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ con cháu mai sau.

Toàn bộ khu vực di tích tượng đài có diện tích 19.300m2. Diện tích mặt bằng quy hoạch xây dựng trên đỉnh núi Đồn là 2.537, 5m2. Quy hoạch di tích được tạo mặt bằng và kè đá mang hình cánh cung cao vút về phía trước trông giống như một con tàu đang lao tới phía dòng sông. Giữa trung tâm là tượng đài Chiến thắng Sông Lô đồ sộ vươn cao giữa trời mây, non nước. Đứng ở đây, có thể nhìn bao quát xung quanh cả một vùng rộng lớn của hợp lưu hai con sông Chảy- sông Lô. Tượng đài được xây dựng theo mẫu thiết kế của nhà điêu khắc quân đội Tạ Quang Bạo.

Chiến thắng Sông Lô vang dội chính là kết quả, là biểu tượng cụ thể sinh động của những truyền thống quý báu đó. Đây là tác phẩm nghệ thuật tâm đắc

nhất, công phu nhất và mang tính biểu đạt rất cao của nhà điêu khắc quân đội đã để lại một công trình nghệ thuật cho hậu thế.

Nhóm tượng chiến thắng sát với chân đài hướng về dòng sông Lô trong xanh đang hiền hòa trôi xuôi gồm 5 nhân vật tiêu biểu cho các thành phần, các lực lượng đã anh dũng tham gia chiến đấu làm nên Chiến thắng Sông Lô đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc.

Tượng số 1: (Phía trước bên phải) là một anh bộ đội đang trong tư thế đứng hiên ngang, tay phải giơ cao khẩu súng, tay trái giơ cao về phái trước. Mình mặc áo trấn thủ, bên hông có đeo lựu đạn và bao gạo sau lưng, đầu đội mũ cứng, chân đi dép cao su. Đây là pho tượng chủ đạo diễn tả tư thế chiến thắng của người chiến sỹ sông Lô.

Tượng số 2: (Phía sau bên trái) là hình tượng anh bộ đội đứng thẳng mặc áo trấn thủ có khoác bao tượng qua người, hai tay nắm chắc khẩu súng trường, tầm mắt nhìn ra xa dòng sông Lô với tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Tượng số 3: (Ở giữa nhóm tượng) miêu tả hình ảnh một nữ du kích người dân tộc có vóc dáng khỏe mạnh, đầu chít khăn, áo ngắn, váy buông nếp gấp mềm mại như đang bay trong gió. Một tay cầm chắc gậy dài, mặt hướng thẳng về phía trước trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Tượng số 4: Thể hiện một chiến sỹ trẻ đầu đội mũ ca - nô, mặc áo trấn thủ có đeo lựu đạn sau lưng. Hai tay ôm quả lựu pháo lớn, chân trái đặt trên bệ pháo. Tượng số 5: (Sau cùng) là hình ảnh người chiến sỹ đứng trên khẩu pháo đang vươn nòng xuống dòng sông Lô. Tay trái nắm chặt để trên bệ pháo, tay phải cầm mũ vẫy cao đầy vẻ hân hoan mừng vui, áo phanh trần bay trong gió để lộ lồng ngực trần khỏe mạnh tràn đầy sức sống.

Hai bên tượng đài là hai biểu tượng thân tàu và những đợt sóng vút cao nhằm thể hiện hình tượng lịch sử: Con tàu chiến thắng chở sức mạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam đang rẽ sóng ra khơi theo dòng chảy của lịch sử.

Toàn bộ nhóm tượng đài được dựng trên diện tích đất mang hình mũi của một con tàu đang chuẩn bị hướng xuống dòng sông lao tới. Nền của các pho tượng được lát đá cẩm thạch sạch, đẹp và bền vững.

Phía dưới ngang chừng núi Đồn là nhà trưng bày sưu tập các hiện vật của Chiến thắng Sông Lô nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu và giáo dục truyền thống yêu nước phục vụ khách tham quan trong nước và quốc tế.

Bao nhiêu năm đã trôi qua, những thế hệ người dân sinh ra và lớn lên, gắn bó với mảnh đất oai hùng này đều mang trong mình một niềm tự hào to lớn mỗi khi nhắc tới chiến thắng vang dội của cha ông xưa kia. Trong ánh mắt của họ, tượng đài chiến thắng Sông Lô không chỉ là công trình vinh danh và ca ngợi chiến thắng Sông Lô mà còn là minh chứng cho sự kiên cường của cha ông đã hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, mỗi thế hệ sinh ra nối tiếp trên mảnh đất này đều được giáo dục sâu sắc về truyền thống hào hùng, lòng yêu nước và sự hy sinh của các thế hệ đi trước, qua đó, vun đắp từng ngày trong lòng của mỗi người dân nơi đây về ý thức trách nhiệm và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước.

Trải theo thời gian, chính quyền và nhân dân xã Chí Đám nói riêng, huyện Đoan Hùng nói chung luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ, tu sửa, cải tạo công trình tượng đài chiến thắng Sông Lô cho xứng tầm với di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (được công nhận theo quyết định 2890/VH-QĐ Ngày 29-9-1997 của Bộ VH-TT& DL), là nơi nhân dân khắp mọi miền đất nước tới chiêm ngưỡng và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc.

Khu di tích tượng đài Chiến thắng Sông Lô là công trình lịch sử văn hóa ấn tượng và hoành tráng mang đậm sức biểu cảm nói lên ý nghĩa to lớn về một chiến thắng lẫy lừng và là niềm tự hào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là di tích vô cùng quý giá trong việc giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống dựng nước và giữ nước của quân và dân Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung để dân tộc ta

vững bước đi lên trên chặng đường đổi mới và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Ông Trịnh Đức Việt - Một nhà giáo và là nhà thơ nghiệp dư khi đến thăm Khu di tích tượng đài chiến thắng sông Lô đã không dấu được cảm xúc dâng trào qua những vần thơ hào sảng:

Tôi đến đầu Lô chào sông Lô! Đôi bờ rào rạt mướt xanh ngô, Thu ru sóng biếc vờn trong nắng. Tưởng sóng ngàn xưa dội bến bờ... 2.2.1.2. Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xã Yên Kiện

Nhắc đến Phú Thọ là nhắc đến mảnh đất của các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh và nền văn hóa dân gian đặc sắc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Phú Thọ rất vinh dự và tự hào được đón Bác dừng chân trên đường ra chiến dịch và tự hào đón Bác trở về sau Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sinh thời, với cương vị là Chủ tịch Nước, dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành cho Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ sự quan tâm đặc biệt. Một vinh dự lớn mà Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã được đón Bác đến ở và làm việc trên đường Bác từ Hà Nội lên Việt Bắc cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác còn về Phú Thọ một số lần nữa để thăm các đơn vị đóng quân trên địa bàn.

Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi trên đường từ Chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội, Bác đã qua đất Phú Thọ, thăm lại Đền Hùng. Ngày 19-9-1954, Bác đã gặp và nói chuyện với các cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong tại Đền Giếng. Trong buổi nói chuyện Bác căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Theo lời căn dặn của Bác, Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ đã phát huy truyền thống cách mạng, lao động sáng tạo luôn hướng về Bác kính yêu, vượt qua khó khăn đưa quê hương phát triển thỏa lòng mong ước của Người.

Quay trở lại với dòng thời gian lịch sử của 72 năm về trước, các bác cao tuổi xã Yên Kiện bồi hồi nhớ lại: Vào năm 1946, khi thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Việt Nam một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Vì yêu cầu nhiệm vụ phải bí mật, Bác cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đã di chuyển dần lên Chiến khu Việt Bắc. Trong hành trình ấy, Người lên đến đất Phú Thọ vào rạng sáng ngày 4-3-1947. Sau khi dừng chân ở các xã Cổ Tiết (huyện Tam Nông), xã Chu Hoá (huyện Lâm Thao) và vào 5 giờ chiều ngày 30-3-1947, Bác cùng Đoàn cán bộ đã về xã Yên Kiện (huyện Đoan Hùng). Bác và Đoàn cán bộ được bố trí nghỉ ở nhà cụ Nguyễn Ngọc Đa. Trong những ngày Bác ở Yên Kiện, máy bay địch hoạt động liên tục trên vùng trời nên ban ngày Bác và Đoàn công tác phải ra rừng làm việc đến tối mới về nhà nghỉ. Suốt mấy ngày ở đây, Bác đã làm việc rất nhiều. Đến ngày 01-4-1947, khi Bác và Đoàn cán bộ rời khỏi địa phương thì lúc đó nhân dân Yên Kiện mới vinh dự biết Bác đã đến xã mình.

Phát huy truyền thống cách mạng, Yên Kiện luôn hướng về Bác kính yêu vượt mọi khó khăn thử thách đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác đã lựa chọn. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Yên Kiện trở thành hậu phương vững chắc đóng góp sức người sức của cho các chiến dịch, chiến trường trong đó góp sức cùng quân và dân Đoan Hùng làm nên chiến thắng sông Lô lịch sử. Lời Bác dặn đã tiếp thêm sức mạnh để những người con Yên Kiện tiếp tục sản xuất và chiến đấu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Yên Kiện tự hào đã làm tròn trách nhiệm của hậu phương Miền Bắc với tiền tuyến lớn Miền Nam. Và trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đã có những người con Yên Kiện đã anh dũng ngã xuống và để lại một phần xương máu trên chiến trường.

Di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh xã Yên Kiện - huyện Đoan Hùng là một trong hệ thống các di tích lưu niệm về chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phú Thọ,

là nơi ghi dấu hoạt động chỉ đạo cách mạng của vị lãnh tụ tối cao của Nhà nước việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ.

Khi nghiên cứu về di tích Yên Kiện, chúng ta hiểu thêm về hành trình gian nan, vất vả trở về chiến khu Việt Bắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, hiểu được vai trò chỉ đạo của Người đối với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, học được tác phong giản dị của một vị Chủ tịch nước, hiểu được trận địa lòng dân bao la, rộng lớn chính là căn cứ an toàn nhất, hiệu quả nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Qua đó, di tích còn có ý nghĩa và giá trị sâu sắc trong việc tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ về tư tưởng Hồ Chí Minh, về đạo đức, tác phong làm việc, phong cách cư sử đối với mọi người. di tích là nơi tưởng nhớ, dâng hương, báo công, tuyên truyền thân thế, sự nghiệp, ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa chính trị có ý nghĩa sâu sắc của Đảng bộ, nhân dân xã Yên Kiện, góp phần quan trọng phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu và truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau.

2.2.1.3. Di tích Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản

Chân Mộng - xã miền núi nằm ở Đông Nam của huyện Đoan Hùng, có truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng kiên cường từ những năm tháng đất nước chìm trong đêm dài nô lệ, suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đến thời kì đổi mới CNH - HĐH đất nước hôm nay. Người dân xã Chân Mộng anh hùng thường truyền cho nhau những câu ca sâu nặng nghĩa tình:

Chân là Chân Mộng chân tình

Mộng là mộng ước, mộng tình tương lai.

Ai qua Chân Mộng - Cầu Hai

Xin mời dừng lại thăm Đài chiến công [21; 4].

“Đài chiến công” được nhắc tới trong câu ca quen thuộc của người dân Chân Mộng chính là di tích về chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản ngày 17-

11-1952 trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một chiến thắng đã trở thành niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã Chân Mộng anh hùng. Đài được xây uy nghi ở chính giữa khu đất, trên một phiến nền cao 3 bậc hình tròn màu nâu sẫm diện tích 36 m2, chất liệu bằng bằng bê tông, hình vuông trụ đứng cao 11 m, rộng 1,5 m, dài 2,5m, lòng rỗng, trên có mái vòm uốn cong mềm mại, trên cùng là hình ngôi sao năm cánh, ban thờ linh hồn các liệt sĩ hình chữ nhật trang trọng ở bên dưới, hai bên cánh ốp quét vôi màu trắng, mặt trước quét ve màu vàng tươi với dòng chữ: ĐÀI CHIẾN THẮNG CHÂN MỘNG - TRẠM THẢN nổi bật lên trên nền trời, giữa màu xanh của cây lá và làng mạc xung quanh. Bên trái của đài chiến thắng là tấm bia cao 4 m, rộng 2 m sơn màu vàng có ghi nội dung chiến thắng: Tại đây ngày 17-11-1952 đã ghi một chiến công oanh liệt của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương cùng dân quân du kích đánh thiệt hại nặng hai binh đoàn cơ động tinh nhuệ của quân đội xâm lược Pháp, diệt 400 tên, thu và phá huỷ 44 xe tăng, xe bọc thép và ô tô các loại, hàng chục tấn vũ khí đạn dược. Đập tan kế hoạch tiến công của địch góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Tây Bắc. Ngoài ra, còn một số di vật, hiện vật khác như đoạn xích và bộ phận xe bọc thép của Pháp bị ta bắn cháy hiện đang trưng bày tại bảo tàng Phú Thọ, chiếc xe tăng 18 tấn của Pháp ta thu được còn nguyên vẹn hiện đang lưu giữ tại nghĩa trang liệt sĩ xã Trạm Thản (huyện Phù Ninh).

Di tích chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản là dấu tích kỉ niệm về trận

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 37 - 49)