Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử địa phương trong dạy họ cở THCS

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 58 - 68)

6. Cấu trúc đề tài

3.1.2.Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử địa phương trong dạy họ cở THCS

3.1. Thực hiện bài dạy lịch sử địa phương trên lớp

3.1.2.Vai trò, ý nghĩa của dạy học lịch sử địa phương trong dạy họ cở THCS

Từ thời cổ đại, Xi-xê-rông - một chính trị gia nổi tiếng của Rô-ma cổ đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Các nhà sử học xưa đã nói: "Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau. Các nước ngày xưa nước, nào cũng đều có sử: "Sử phải tỏ rõ được sự phải, trái, công bằng, yêu ghét, vì lời khen của Sử còn vinh dự hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của Sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, Sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời".

Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc dạy học lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam là cần thiết ở nhà trường phổ thông. Lý luận và thực tiễn chỉ rõ rằng, việc dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dưỡng - giáo dục rất là cao.

Trước hết, dạy học lịch sử địa phương góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh, hình thành cho

các em lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Lòng yêu nước ấy bắt nguồn từ lòng yêu quê hương, xóm làng, tự hào về những chiến công của cha anh mình ngay chính trên mảnh đất quê hương khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược... Học sinh cũng tự hào về những thành tựu kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương từ trước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mà đối với chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng, sản xuất. Đặc biệt, việc giới thiệu cho các em những ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương là một trong những nội dung hướng nghiệp của môn lịch sử, tạo cho các em có ý thức bảo vệ và phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương... Chính lòng yêu quê hương, làng xóm sẽ giúp các em có động cơ vươn lên trong học tập, rèn luyện và có trách nhiệm hơn đối với quê hương, đất nước tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.

Trong dạy học lịch sử Việt Nam, dạy học lịch sử địa phương còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù trong các hiện tượng lịch sử. Qua đó, góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thiết thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinh trong mỗi bài học lịch sử. Lịch sử địa phương giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó, các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát.

Việc giảng dạy lịch sử địa phương có thể làm cho học sinh nắm vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “Tự nhiên - con người - xã hội”. Thấy được vai trò của con người tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự nhiên một cách hợp quy luật, giúp các em hình dung cụ thể vai trò con người trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, ý nghĩa đầy đủ về trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa địa phương... Đặc biệt, với những di tích lịch sử, với các nguồn tư liệu lịch sử xác thực, lịch sử địa phương tạo cơ hội để tổ chức dạy học theo các phương pháp tích cực, phương pháp nghiên cứu, góp phần hình thành các kĩ năng tự học, tự khai thác thông tin về lịch sử cho học sinh. Đây chính là những yêu cầu rất quan trọng đối với mục tiêu dạy học lịch sử của chương trình và sách giáo khoa mới. Dạy học lịch sử địa phương góp phần phát triển các năng lực hoạt động thực tiễn. Cụ thể như: các em tham gia thiết kế, xây dựng các đồ dùng trực quan phục vụ cho dạy học lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc (vẽ bản đồ, sơ đồ, đắp sa bàn, phục chế hiện vật...), khả năng miêu tả công trình kiến trúc, giải thích một hiện tượng lịch sử địa phương... rèn kỹ năng tích cực tham gia hoạt động thực tiễn, công ích xã hội như sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương, tuyên truyền và có hành động cụ thể, thiết thực giữ gìn các giá trị văn hóa của địa phương.

Do đó, “nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương cũng là một biệnpháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trường với đời sống xã hội”. Bên cạnh đó, những kết quả dạy và học lịch sử địa phương của thầy và trò còn có ý nghĩa động viên, tuyên truyền, giáo dục nhân dân và trong chừng mực nhất định còn góp phần phục vụ những nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Điều này đã được đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định: “... Giáo dục phổ thông, ngay cả phổ thông cơ sở, bằng cả việc dạy nội khóa và các hoạt động ngoại khóa phải đạt đến kết quả làm cho người học biết mình sống trong một huyện, một tỉnh, một nước, một vũ trụ như thế nào, và mình phải làm gì để cống hiến xứng đáng với nhân dân và đất nước...” Hơn nữa, tổ chức và

thực hiện tốt việc dạy học lịch sử địa phương còn là nhịp cầu nối tình cảm giữa nhà trường với nhân dân địa phương.

Như vậy, có thể thấy việc dạy học lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh.Với vai trò và ý nghĩa đó, các cấp, bậc học của nước ta cần nhận thức sâu sắc và hành động đúng đắn với công tác dạy học lịch sử địa phương.

3.1.3. Một số nội dung có thể soạn về lịch sử địa phương huyện Đoan Hùng dạy cho học sinh.

Nhắc đến Đoan Hùng là nhắc đến mảnh đất của các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh và nền văn hóa dân gian đặc sắc gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì thế, để giáo dục lịch sử địa phương huyện Đoan Hùng thì chúng ta có thể dạy thông qua các di tích Đền Đại Hội xã Đại Nghĩa, Đình An Thọ, Đình Chí Đám. Và là một giáo viên lịch sử thì có thể xây dựng nhiều bài chiến thắng cách mạng nhằm giáo dục lòng yêu nước, sự lãnh đạo tài tình Đảng bộ và tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Đoan Hùng qua Chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản 1952, Chiến thắng Sông Lô năm 1947.

Để người học có thể hiểu rõ hơn nội dung của bài học giáo dục lịch sử địa phương thì người viết xin đi sâu vào một bài dạy cụ thể về một chiến thắng, đó là Chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản (11/1952).

Lịch sử địa phương lớp 9 TIẾT 42

Chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản (11/1952) I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

- Giúp HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của chiến thắng Chân Mộng-Trạm Thản

- Đánh giá được vai trò quan trọng của quân và dân Đoan Hùng trong công kháng chiến chống thực dân Pháp

2. Về tư tưởng

- Tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, đặc biệt là tinh thần tự hào về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Đoan Hùng. - HS tự hào về truyền thống đấu tranh vào xây dựng của nhân dân Đoan Hùng - Giúp HS có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về lịch sử địa phương, giáo dục đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, yêu CNXH cho học sinh trong thời kỳ mới.

3. Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh những hoạt động của địch và của ta trong cuộc kháng chiến.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ chiến sự, trận đánh.

4. Định hướng năng lực hướng tới

* Năng lực chung

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực tư duy, hợp tác

* Năng lực chuyên biệt

- Năng lực thực hành với đồ dùng trực quan, quan sát tranh ảnh, lược đồ.

II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học 1. Phương pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp trao đổi, đàm thoại.

2. Kỹ thuật

- Kỹ thuật động não - Kỹ thuật chia nhóm

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK lịch sử địa phương lớp 9

- Tài liệu GD địa phương huyện Đoan Hùng, Lịch sử Đảng bộ xã Chân Mộng - Tranh ảnh tư liệu liên quan như Tượng đài Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản (11-1952), Hình ảnh xe tăng...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sưu tập một số hình ảnh, tư liệu về chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản - SGK lịch sử địa phương lớp 9

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

Ngày giảng Tên lớp Sĩ số Tên HS nghỉ Ghi chú

9A 9B 9C

2. Kiểm tra bài cũ. 3. Khởi động

GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh: hình ảnh tượng đài chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản, hình ảnh chiếc xe tăng. Sau đó, cô giáo đặt câu hỏi: qua

những hình ảnh trên đã nói đến chiến dịch lịch sử vang dội nào trên quê hương Đoan Hùng?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, giới thiệu vào bài mới

Những hình ảnh trên chúng ta có thể thấy rất rõ, đây là những hình ảnh nói về một chiến thắng vang dội trên quê hương Đoan Hùng đó là Chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản.

GV dẫn vào bài mới: Người dân xã Chân Mộng anh hùng thường truyền cho nhau những câu ca sâu nặng nghĩa tình:

Chân là Chân Mộng chân tình

Mộng là mộng ước, mộng tình tương lai.

Ai qua Chân Mộng - Cầu Hai

Xin mời dừng lại thăm Đài chiến công.

“Đài chiến công” được nhắc tới trong câu ca quen thuộc của người dân Chân Mộng chính là di tích về chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản ngày 17- 11-1952 trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một chiến thắng đã trở thành niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã Chân Mộng anh hùng. Để có thể hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh chống thực dân pháp ở Chân Mộng – Trạm Thản diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào và kết quả ra sao thì ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài: Chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản (11/1952) để trả lời cho câu hỏi trên.

Hoạt động của GV và HS Chuẩn kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của Đoan Hùng trước cuộc tấn công lên Phú Thọ của Thực Dân Pháp.

GV chuyển giao nhiệm vụ: HS thảo luận

1. Hoàn cảnh lịch sử và âm mưu của thực dân Pháp

* Hoàn cảnh lịch sử:

theo cặp đôi trong thời gian 2 phút:cho cô biết hoàn cảnh lịch sử và âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Phú Thọ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS thực hiện nhiệm vụ: Các cặp thảo luận

HS báo cáo kết quả: Đại diện một vài cặp trả lời

GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức

Bước vào năm 1952, thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình, ta đã khẳng định việc chọn và mở hướng tấn công chiến lược lên vùng rừng núi là phù hợp với sở trường, trình độ và khả năng tác chiến chiến dịch của bộ đội ta khi đó, là cơ sở để đảm bảo thắng lợi một cách chắc chắn hơn. Trên đà thắng lợi của các chiến dịch lớn ta vẫn giành được thế chủ động về chiến lược và tăng dần ưu thế về quân sự.

GV: Phân tích rõ mục đích đánh lên Phú Thọ của thực dân Pháp là nhằm phân tán chủ lực ta, quấy rối và phá hoại hậu phương trực tiếp của chiến dịch, hy vọng cứu vãn tình thế hết sức nguy kịch của chúng ở Tây Bắc.

Ngày 28-10-1952, Bộ chỉ huy Pháp bắt đầu mở cuộc hành quân Lo-ren do tướng Đờ Li-na-rét, Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ trực tiếp chỉ huy. Chúng huy động một lực lượng lớn gồm 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù,

nhiều thắng lợi trong các chiến dịch

- Ta giành được thế chủ động về chiến lược và tăng dần ưu thế về quân sự

- Đoan Hùng là vùng trung du miền núi nên rất phù hợp với trình độ và khả năng tác chiến địch của bộ đội ta.

* Âm mưu của Pháp

- tăng cường lực lượng để củng cố phòng thủ khu vực Sơn La, Lai Châu

- Mở cuộc hành quân Lo-ren đánh lên Phú Thọ

=> nhằm phân tán chủ lực ta, quấy rối và phá hoại hậu phương trực tiếp của chiến dịch, hy vọng cứu vãn tình thế hết sức nguy kịch của chúng ở Tây Bắc.

2 tiểu đoàn xung kích, 4 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn cơ giới, 7 đại đội công binh, chia thành hai mũi, một mũi tiến sâu lên Đoan Hùng, một mũi ồ ạt đánh vào khu vực hữu ngạn sông Thao, càn quét các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, chiếm đường 11.

GV: Chuyển ý

Để có thể biết được, trước những hành động tiến đánh Phú Thọ của thực dân Pháp thì thái độ của Đảng ta như thế nào và có sự chuẩn bị ra sao? Trận phục kích Chân Mộng – Trạm Thản diễn ra ra sao và có giành thắng lợi hay không thì chúng ta chuyển sang phần 2. Diễn biến

GV: Cả lớp chúng ta cùng theo dõi vào nôi

dung trong sách giáo khoa và cho cô biết: trước những hành động tiến đánh Phú Thọ của thực dân Pháp thì thái độ của Đảng ta như thế nào? Trận phục kích Chân Mộng – Trạm Thản diễn ra như thế nào?

HS: Tìm hiểu nôi dung trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi

HS: Trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến

GV: Nhận xét, bổ sung

Do đoán trước được âm mưu của Pháp, nên ta sớm thực hiện chỉ thị của Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Tổng tham mưu, Ban

2. Diễn biến

*Chủ trương đường lối và sự chuẩn bị lực lượng của ta

- Thành lập Ban chỉ huy mặt trận Phú Thọ

- Phải phá tan cuộc hành quân Lo-ren của Pháp

* Diễn biến:

- Sáng ngày 17-11-1952, Trung

chỉ huy mặt trận Phú Thọ được thành lập, chỉ đạo quân và dân Phú Thọ phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực liên tục đánh địch khiến chúng tổn thất khá nặng.

GV sử dụng lược đồ “Chiến thắng Chân mộng – Trạm Thản” để tường thuật diễn biến, làm rõ những thắng lợi của quân và dân ta trong việc bao vây, phục kích địch, nhất là trận đánh phục kích lớn trên đoạn đường từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 58 - 68)