Các hình thức ngoại khóa

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 70 - 71)

6. Cấu trúc đề tài

3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

3.2.2. Các hình thức ngoại khóa

Ngoại khoá lịch sử có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan di tích, bảo tàng, tổ chức trò chơi lịch sử. Để hiểu sâu hơn về giá trị của hình thức ngoại khóa người viết đi sâu vào tìm hiểu hình thức thăm quan lịch sử.

* Tham quan lịch sử:

Tham quan có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Những dấu vết của quá khứ, những hiện vật trưng bày trong bảo tàng không chỉ cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ nâg cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của học sinh.

Trong thực tế, có thể tổ chức hai loại tham quan lịch sử chủ yếu, phù hợp với yêu cầu học tập và điều kiện tổ chức:

Thứ nhất, những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bài học nội khóa, và có thể là bài giảng trong nhà bảo tàng, hoặc trên thực địa ở địa phương trường đóng.

Thứ hai, những cuộc tham quan có tinh chất một hoạt đông ngoại khóa ở nhà bảo tàng, di tích lịch sử xa trường, cuộc hành quân thăm chiến trường xưa, “theo bước chân người anh hùng chiến sĩ”. Công việc này đòi hỏi nhiều điều kiện khó khăn, phức tạp để tổ chức, nên không thể tiến hành thường xuyên Khi tiến hành tham quan để tổng kết, củng cố, nâng cao kiến thức đã học, cần chú ý phát huy năng lực tư duy của học sinh. Việc tham quan lịch sử có thể được tổ chức vào đầu năm học hoặc nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn: 22-12 (thành lập quân đội nhân dân Việt Nam), ngày mồng 3-2 (thành lập Đảng), ngày 19-5 (kỉ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh)…

Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn lịch sử là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Qua các hoạt động ngoại khoá, chúng tôi nhận thấy hầu hết HS đều hứng thú tham gia, không khí của buổi sinh hoạt trở nên sinh động. Qua đó góp phần rèn luyện cho HS phát huy tối đa tư duy độc lập, sáng tạo của các em khi làm việc. Đây là cơ sở để sau này HS có phương pháp hoạt động thực tế năng động trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 70 - 71)