Tác dụng hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 68 - 70)

6. Cấu trúc đề tài

3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

3.2.1. Tác dụng hoạt động ngoại khóa

Có thể thấy những tác dụng quan trọng của hoạt động ngoại khóa như sau:

GV: Nhận xét, bổ sung

Trận đánh Chân Mộng - Trạm Thản diễn ra nhanh gọn bất ngờ đạt hiệu xuất chiến đấu cao: tiêu diệt và làm bị thương 400 tên, bắt sống 84 tên, phá huỷ 44 xe cơ giới, thu nguyên vẹn một xe tăng và thu nhiều quân trang quân dụng của địch.

Thể hiện tinh thần đoàn kết, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết chiến quyết thắng, tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc của quân và dân ta.

Đánh dấu bước phát triển mới trong nghệ thuật tác chiến vận động phục kích kết hợp với truy kích địch của bộ đội ta.

* Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần đoàn kết,

dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết chiến quyết thắng, tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc của quân và dân ta.

- Đánh dấu bước phát triển mới trong nghệ thuật tác chiến vận động phục kích của bộ đội ta.

Hoạt động ngoại khóa góp phần bổ sung đa dạng hóa kiến thức, ngoài kiến thức chung của lịch sử dân tộc, bổ sung thêm kiến thức lịch sử địa phương nhằm giúp cho các em hiểu biết thêm về kiến thức lịch sử dân tộc mà còn giúp các em góp phần nào vào giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước.

Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm của học sinh đối với quê hương thông qua các di tích để học sinh biết về quá khứ truyền thống của quê hương, công lao của những thế hệ đi trước. Từ đó, nhằm hình thành cho học sinh ý thức trân trọng biết ơn với các thế hệ đi trước bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống của quê hương, từ tình yêu gia đình đến tình yêu quê hương đất nước.

Hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, kích thích thiên hướng của học sinh về một mặt hoạt động nào đó.

Hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung của hoạt động ngoại khóa rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, nghiên cứu khoa học… nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được củng cố, khắc sâu, áp dụng và mở rộng thêm trên thực tế.

Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Hoạt động ngoại khóa được thực hiện cơ bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của học sinh cộng với sự giúp đỡ thích hợp của giáo viên sẽ động viên học sinh nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra.

Hoạt động ngoại khóa làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú đa dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học

sinh lòng hăng say yêu công việc, đó là điều kiện để phát triển năng lực sẵn có của học sinh.

Trong khi tiến hành hoạt động ngoại khóa, học sinh được tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng. Chính vì thế, hoạt động ngoại khóa góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo và tinh thần tập thể của học sinh.

Hoạt động ngoại khóa có tác dụng quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, điều mà hầu hết các trường học hiện nay đều rất quan tâm. Qua hoạt động ngoại khóa, học sinh được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Từ đó học sinh bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ chọn trong tương lai.

Hoạt động ngoại khóa cũng có vai trò rất quan trọng đối với giáo viên để gần gũi với học sinh, nắm vững khả năng, tâm lí của học sinh, từ đó việc áp dụng các phương pháp dạy học thích hợp hơn, hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)