Thiết kế hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 71 - 96)

6. Cấu trúc đề tài

3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

3.2.3. Thiết kế hoạt động ngoại khóa

3.2.3.1: Xác định tên hoạt động ngoại khóa

“Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch

sử địa phương ở trường trung học cơ sở các di tích chiến thắng Chân Mộng -

Trạm Thản, di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô, Di tích Đình Chí Đám (Đình

Cả) huyện Đoan Hùng”.

3.2.3.2: Mục tiêu bài học

- Giúp học sinh hiểu biết thêm về nội dung lịch sử, cách mạng văn hóa của của các di tích lịch sử: Di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô, Đình Chí Đám… trong quá trình hình thành và tồn tại của các di tích.

- Hiểu được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc qua di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô, Đình Chí Đám… để thấy được vị trí, ý nghĩa của lịch sử địa phương với lịch sử chung của dân tộc.

- Đánh giá được giá trị, ý nghĩa của di tích lịch sử đối với hiện tại cũng như sau này.

2. Thái độ, tư tưởng

- Thông qua hoạt động trong buổi thăm quan, giáo dục cho học sinh truyền thống lịch sử, cách mạng văn hóa địa phương mình.

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu mến, tự hào về quê hương, về địa phương, trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông đi trước, những người đã góp mồ hôi, xương máu, công sức, của cải... để làm nên trang sử vẻ vang này.

- Cũng qua thăm quan, giáo viên nhắc nhở học sinh có thái độ, cử chỉ, hành vi, tác phong, lời nói đúng đắn, lịch sự khi đến thăm di tích lịch sử. Đó là thái độ kính trọng tôn vinh, nghiêm túc, thành kính, đồng thời biết phê phán, đấu tranh với những thái độ, cử chỉ vô văn hóa, bất kính, vô tâm… thường diễn ra ở nơi di tích. - Giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, động viên, khuyến khích các em có hành động thiết thực vào việc bảo vê, tu sửa, tôn tạo các di tích lịch sử. Đó là biểu lộ tấm lòng thành kính, sự trân trọng của các em đối với di sản lịch sử tổ tiên để lại.

- Giáo dục ý thức tập thể, đoàn kết, tính tự giác và cộng đồng trách nhiệm cho học sinh.

3. Kĩ năng

- Giúp học sinh bước đầu biết sưu tầm tài liệu

- Rèn luyện khả năng quan sát tranh ảnh, thuyết trình (về các lễ hội của địa phương...)

- Rèn luyện các kĩ năng: quan sát, miêu tả, so sánh để rút ra nhận xét đúng đắn, chính xác về di tích lịch sử, cách mạng của địa phương... và các kĩ năng thực hành bộ môn như ghi chép, vẽ sơ đồ, sưu tầm tư liệu, hiện vật...

4. Định hướng năng lực hướng tới * Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp: Phát huy khả năng giao tiếp học hỏi của các em. - Năng lực tư duy, hợp tác

* Năng lực chuyên biệt

- Năng lực tái hiện sự kiện: thông qua việc hướng dẫn của giáo viên và kết hợp với việc thăm quan di tích lịch sử nhằm giúp cho học sinh nhớ lại những sự kiện lịch sử một cách chân thật và giúp các em nhớ lâu.

3.2.3.3. Xác định nội dung và hình thức

1. Nội dung tiến trình

a, Tìm kiếm thông tin về di tích dưới sự chỉ dẫn của giáo viên b, Hoạt động

- Tuyên bố lí do cuộc tổ chức thăm quan thực tế di tích lịch sử: nhằm phát huy năng lực học sinh, tạo cho các em hứng thú khi học lịch sử.

- Thành phần tham gia: các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử của trường, cùng tập thể học sinh lớp 9 trường THCS.

- Địa điểm tổ chức: Tại di tích chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản, di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô, Di tích Đình Chí Đám (Đình Cả).

2. Hình thức tổ chức:

- Thăm quan thực tế, đi dã ngoại 3. Dự kiến các lịch trình

- Tham quan hệ thống các di tích Đình Chí Đám - Đền Đại Hội - chùa Duỗn Trung.

- Tham quan hệ thống các di tích Chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản - Tượng đài chiến thắng Sông Lô - Đình Chí Đám.

- Tham quan hệ thống các di tích Đỉnh Chí Đám - Tượng đài chiến thắng Sông Lô - Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh.

3.2.3.4. Công tác chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lập kế hoạch cho hoạt động, dự kiến kinh phí, tham khảo ý kiến tổng hợp, xin ý kiến của nhà trường, xin kinh phí hoạt động từ nhà trường, quỹ phụ huynh học sinh.

- Chọn địa điểm học tập: Khu di tích Đình Chí Đám, Di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô, Di tích đình Chí Đám.

- Bản thân giáo viên phải hiểu rõ về các di tích để hướng dẫn, giới thiệu, giảng cho các em nghe về di tích. Nên quan niệm đây là một buổi học tập lịch sử địa phương tại thực địa của bộ môn Lịch sử chứ không phải là buổi thăm quan du lịch, dã ngoại nên giáo viên yêu cầu các em phải có thái độ nghiêm túc khi học tập.

- Giáo viên liên hệ trước với ban quản lí di tích, gặp gỡ trao đổi với cán bộ hướng dẫn trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham quan để cùng cố kế hoạch phối hợp định thời gian, nội dung công việc và số lượng học sinh thăm quan. Ngoài ra giáo viên phải xác định công việc cần phối hợp để các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu đề ra, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả cao, tránh được những sai sót đáng tiếc có thể sảy ra.

- Chuẩn bị những mẩu chuyện về các nhân vật anh hùng có liên quan đến di tích, các giai thoại hay về thời kỳ Hùng Vương, thời kì hiện đại liên quan đến di tích. - Thông báo về nội dung bài học và yêu cầu học sinh đọc trước nội dung trong sách giáo khoa cũng như các tài liệu có liên quan đến bài học.

- Chuẩn bị sẵn hoa quả, hương để thắp hương tại các di tích. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, hoa quả tráng miệng cho học sinh.

2. Đối với học sinh

- Cần phải tìm hiểu trước về sự ra đời, hình thành, ý nghĩa của di tích Đình Chí Đám, Di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô, Di tích đình Chí Đám.

- Biết địa điểm thăm quan, tên di tích, nắm được yêu cầu, nội dung cần chú ý khi thăm quan và cũng phải nắm ngay từ đầu yêu cầu và cách kiểm tra, đánh giá kết quả tham quan để học sinh định hướng tìm hiểu, nhận thức rõ ràng.

- Nghe hướng dẫn những hoạt động công việc trong khi tham quan cụ thể lắng nghe GV giới thiệu về di tích kết hợp với ghi chép, chụp ảnh tư liệu… Trong buổi tham quan giáo viên cũng cần chuẩn bị cho học sinh tham gia vào một công việc cụ thể để tôn tạo di tích như nhổ cỏ, nhặt lá…, thực hiện nghi lễ dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm…

- Phân công tổ, nhóm chia nhau công việc cụ thể cho từng cá nhân, lấy đơn vị lớp để quản lí, phối hợp giúp đỡ nhau, đặc biệt là các bạn có sức khỏe yếu. - Chuẩn bị tư trang, mang theo giấy bút để ghi chép hay máy ghi âm.

3.2.3.5. Bảng kế hoạch và lịch trình tham quan

Bảng 3.1: Bảng kế hoạch và lịch trình tham quan

Phòng GD huyện Đoan Hùng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS… Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Đoan Hùng, ngày… tháng… năm

KẾ HOẠCH VÀ LỊCH TRÌNH THĂM QUAN

1. Đối tượng: Học sinh lớp 9 2. Thời gian đi: 1 ngày

3. Phương tiện đi chuyển: ô tô 45 chỗ ngồi

4. Địa điểm: Khu di tích Đình Chí Đám, Di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô, Di tích đình Chí Đám.

5. Dự kiến kinh phí: 9.000.000 đồng (tiền xe: 3.500.000 đồng, tiền mua hoa quả thắp hương tại di tích, 3 di tích: 450.000 đồng, tiền ăn trưa và nước uống: 5.050.000 đồng).

6. Lịch trình:

Thời gian Hoạt động Ghi chú

7h00’-7h15’ Tập trung chuẩn bị xuất phát

7h15’-7h40’ Khởi hành đến di tích Tượng đài chiến thắng Chân mộng – Trạm Thản

7h40’-9h35’ Tham quan di tích Tượng đài chiến thắng Chân mộng – Trạm Thản

9h35’-10h15’ Đi đến di tích Tượng đài chiến thắng Sông Lô

10h15’-11h00’ Tham quan di tích Tượng đài chiến thắng Sông Lô

11h00’-14h00’ Nghỉ ngơi và ăn trưa

14h00’-14h25’ Đi đến di tích Đình Chí Đám 14h25’-15h40’ Tham quan di tích Đình Chí Đám 15h40’-16h15’ Trở về trường

3.2.3.6. Thiết kế chi tiết hoạt động thăm quan

- 7h00’: Tất cả các thầy cô giáo và học sinh lớp 9 có mặt tại sảnh nhà điều hành trường, ăn mặc quần áo chỉnh tề, nghiêm túc, sau đó vận chuyển đồ đạc hành lí, đồ ăn nước uống lên xe.

- 7h15’: Xuất phát đi đến điểm di tích đầu tiên là di tích chiến thắng Chân Mộng - Trạm Thản tại khu xã chân Mộng - huyện Đoan Hùng.

- 7h40’: Cả đoàn dừng chân tại điểm di tích đầu tiên, tất cả thầy cô giáo và các em học sinh chỉnh sửa lại quần áo, xếp thành 2 hàng ngay ngắn đợi cô giáo gặp ban quản lí di tích sau đó ban quản lí sẽ dẫn cả đoàn lên tượng đài. Khi đi các em không được nói chuyện cười đùa, mặt phải nghiêm túc trang nghiêm.

- 7h45’: Cả đoàn xin phép được dâng lên các anh hùng liệt sĩ những nén hương thơm, hoa quả, kẹo bánh để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những công lao to lớn mà

ông cha ta đã để lại. Thắp hương xong các giữ trật tự để lắng nghe bác Ban quản lí giới thiệu sự hình thành và lịch sử của di tích. Qua đó, các em có thể thấy được giá trị và ý nghĩa của di tích: Thấy được những giá trị truyền thống, công lao to lớn, hi sinh của ông cha ta.

- 8h15’: cả đoàn tập trung nghe bác Ban quản lí di tích giới thiệu về di tích Người dân xã Chân Mộng anh hùng thường truyền cho nhau những câu ca sâu nặng nghĩa tình:

Chân là Chân Mộng chân tình

Mộng là mộng ước, mộng tình tương lai. Và:

Ai qua Chân Mộng - Cầu Hai

Xin mời dừng lại thăm Đài chiến công.

“Đài chiến công” được nhắc tới trong câu ca quen thuộc của người dân Chân Mộng chính là di tích về chiến thắng Chân Mộng- Trạm Thản ngày 17-11- 1952 trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một chiến thắng đã trở thành niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã Chân Mộng anh hùng. Đài được xây uy nghi ở chính giữa khu đất, trên một phiến nền cao 3 bậc hình tròn màu nâu sẫm diện tích 36 m2; chất liệu bằng bằng bê tông, hình vuông trụ đứng cao 11 m, rộng 1,5 m, dài 2,5m, lòng rỗng, trên có mái vòm uốn cong mềm mại, trên cùng là hình ngôi sao năm cánh, ban thờ linh hồn các liệt sĩ hình chữ nhật trang trọng ở bên dưới, hai bên cánh ốp quét vôi màu trắng, mặt trước quét ve màu vàng tươi với dòng chữ: ĐÀI CHIẾN THẮNG CHÂN MỘNG - TRẠM THẢN nổi bật lên trên nền trời, giữa màu xanh của cây lá và làng mạc xung quanh. Bên trái của Đài chiến thắng là tấm bia cao 4 m, rộng 2 m sơn màu vàng có ghi nội dung chiến thắng: Tại đây ngày 17-11-1952 đã ghi một chiến công oanh liệt của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương cùng dân quân du kích đánh thiệt hại nặng hai binh đoàn cơ động tinh nhuệ của quân đội xâm lược Pháp, diệt 400 tên, thu và phá huỷ 44 xe tăng, xe bọc thép và ô tô các loại, hàng

chục tấn vũ khí đạn dược. đập tan kế hoạch tiến công của địch góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Tây Bắc. Ngoài ra, còn một số di vật, hiện vật khác như đoạn xích và bộ phận xe bọc thép của Pháp bị ta bắn cháy hiện đang trưng bày tại bảo tàng Phú Thọ; chiếc xe tăng 18 tấn của Pháp ta thu được còn nguyên vẹn hiện đang lưu giữ tại nghĩa trang liệt sĩ xã Trạm Thản (huyện Phù Ninh).

- 8h40’: Cả đoàn thăm quan di tích, trong quá trình thăm quan học sinh cần kết hợp nghe, nhìn, hỏi, ghi chép và chụp ảnh tư liệu…

- 9h00’: Cô giáo tập hợp tất cả các em học sinh làm công tác lao động vệ sinh di tích.

- 9h25’: Cả đoàn tập trung xếp hàng chụp ảnh lưu niệm.

- 9h35’: Kết thúc thăm quan di tích đầu tiên, cả đoàn tập hợp để xuống xe lên đường đi điểm di tích tiếp theo.

- 10h10’: Xe đã dừng chân tại khu di tích thứ 2 đó là Tượng đài chiến thắng Sông Lô tại Xã Chí Đám - huyện Đoan Hùng. Cô giáo gặp bác Ban quản lí di tích tượng đài xin phép được đưa các em học sinh lên thăm quan tượng đài. - 10h15’: Tất cả các thầy cô giáo và HS xuống xe xếp thành 2 hàng, chỉnh sửa lại trang phục, đầu tóc gọn gàng đi theo hàng lên tượng đài, còn cán bộ lớp giúp cô giáo na hoa quả, bánh kẹo lên để thắp hương.

- 10h20’: Cả đoàn đã lên tới nơi và để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng bảo vệ độc lập tự do của Tổ Quốc. Thầy và trò trường đã xếp thành 3 hàng để dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ công lao của các anh hùng chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau đó cả đoàn ngồi giữ trật tự nghe cô giáo giới thiệu về tượng đài, trong quá trình nghe các em lấy giấy bút ra để ghi nhưng thông tin quan trọng về làm bài báo cáo thu hoạch.

Tháng 10 năm 1947, trên dòng Lô Giang đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam nói chung và của quân và dân tỉnh Phú Thọ nói riêng. Đó là chiến thắng sông Lô đã bẻ gãy một trong ba

gọng kìm quan trọng của thực dân Pháp tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc với âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta đó là TW Đảng và Bác Hồ.

Với tinh thần cảnh giác và chủ động ngăn chặn cuộc tiến công của Thực dân Pháp, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của TW Đảng và Bác Hồ đã chủ động xây dựng phòng tuyến, bố trí trận địa để sẵn sàng đón đánh địch, không cho chúng có đường tháo chạy. Quân và dân ta đã chọn địa điểm xã Chí Đám thuộc huyện Đoan Hùng là nơi quân giặc sẽ tiến từ Việt Trì lên chiến khu Việt Bắc trên dòng sông Lô. Đây chính là địa điểm tổ chức chiến đấu chặn đánh quân Pháp để bẻ gẫy gọng kìm trên đường thuỷ. Tại đây đã diễn ra những cuộc chiến đấu ác liệt, cam go và sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam. Di tích tượng đài Chiến thắng sông Lô là minh chứng cho tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất và là niềm tự hào của quân và dân với chiến thắng Sông Lô.

Tượng đài chiến thắng Sông Lô tọa lạc trên núi Đồn thuộc xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng. Phía dưới chân núi, hai dòng sông Lô - sông Chảy hợp lưu tại đây, tạo nên một vùng địa thế non nước hữu tình, đất đai trù phú. Đứng ở khu vực tượng đài, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy bát ngát dòng sông xanh, san sát những mái nhà, chòm xóm. Tượng đài chiến thắng Sông Lô được xây dựng từ năm 1987 với tổng diện tích quy hoạch lên tới 2.537 m2; bao gồm hai phần: tượng và đài. Hai bên tượng đài là hai biểu tượng thân tàu và những đợt sóng vút cao nhằm thể hiện hình tượng lịch sử: Con tàu chiến thắng chở sức mạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam đang rẽ sóng ra khơi theo dòng chảy của lịch sử.

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương ở huyện đoan hùng – tỉnh phú thọ qua hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa (Trang 71 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)