6. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Giá trị văn hóa của một số các di tích tiêu biểu của huyện Đoan Hùng
2.2.2.1. Đình Chí Đám
Chí Đám là một miền đất cổ, từ vương thời các Vua Hùng thuộc bộ Văn Lang. Nơi đây là lưu vực của những dòng sông đã đi vào lịch sử:
"Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc
Bãi dài ngô lau núi rừng âm u…” [25; 6].
Dưới thời Lý - Trần, Chí Đám là một trung tâm thương mại, trên bến dưới thuyền khá sầm uất. Nhiều lớp trầm tích là những mảnh gốm sứ đủ loại từ gốm men ngọc, hoa nâu, men trắng hoa lam... được phát lộ ven bờ sông Lô, sông Chảy. Sử sách còn ghi thế kỷ XIII Trần Nhật Duật đã đến nơi đây tập hợp các dân tộc thiểu số kháng chiến chống lại quân Nguyên.
Thời đầu công nguyên, Chí Đám thuộc huyện Gia Ninh, quận Tân Xương. Từ thế kỷ V đến thế kỷ X thuộc huyện Phong Châu, thế kỷ XIII thuộc Tam Giang, thế kỷ XIX thuộc trấn Sơn Tây sau đổi thành tỉnh gọi là tỉnh Sơn Tây. Thời đó Chí Đám còn gọi là thôn Túy thuộc xã Xuân Áng, tổng Ngọc Chúc, huyện Đoan Hùng, phủ Đoan Hùng. Chí Đám gồm 5 thôn: Chí Đám, Đương Đầu, Lã Hoàng, Ngọc Chúc, Xuân Đám. Làng Đám lớn nhất nên gọi là xã Chí Đám.
Chí Đám cũng có đình làng nơi sinh hoạt tâm linh và là trung tâm sinh hoạt văn hóa, chính trị của làng. Đình Cả hay còn gọi là đình Chí Đám thuộc làng Đám, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng. Đình được xây dựng tại vị trí trung tâm của làng Chí Đám, trên một triền đồi thoai thoải đẹp, thoáng đãng, xung quanh là đất canh tác. Đình Cả quay về hướng Bắc, phía trước cửa đình là ba dãy núi so le chạy dài bao quanh một khu đồng trũng (đồng Cửa Đình), địa thế thật là đẹp và thoáng đãng mà người xưa đã chọn mang dấu ấn của “Phong Thủy”.
Đình Cả, có kiến trúc chữ Nhất, gồm 3 gian 2 dĩ kiến trúc kiểu rồng giường, bức bền, có chiều dài là 12m30, rộng 7m20. Cột cái cao khoảng 3m20, đường kính cột 30cm. Đình Cả được lợp ngói mũi hài phía trên ngói phủ một lớp rêu phong cổ kính. Bộ mái đình xòe rộng, bốn góc mái déo cong tạo nên đầu đao cong vút. Dưới bộ mái là hệ thống cột gồm 24 cột song song đỡ khối mái nặng nề. Các xà dọc, xà ngang nối với nhau bởi các mộng sàng được gia cố công phu cẩn thận khăn khít tạo thành bộ khung chăc khỏe. Trên câu đầu đình Cả không ghi niên đại xây dựng như các ngôi đình khác, mà chỉ có niên đại trùng tu vào các năm: 1889 (đời vua Thành Thái nguyên niên) và năm 1957 song cả hai lần sửa chữa đình vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ.
Đến thế kỷ XVI - XVII, Đình Cả được xây thêm hậu cung nối phía sau gian giữa làm nơi thờ kín đáo, thâm nghiêm tách biệt với xung quanh. Dựa vào kiến trúc và thờ tự cho biết đình Cả được xây dựng vào thế kỷ XVI - XVII, lúc đầu là miếu thờ Cao Sơn cùng các tướng lĩnh, đến thời Lê đình mới được xây dựng quy mô và cổ kính như hiện nay.
Kiến trúc Đình Cả, đồ sộ và còn tương đối chắc khỏe, song hầu hết đều được bào trơn không có các mảng chạm khắc. Nghệ thuật điêu khắc còn lại duy nhất ở đình là bức xà rồng, bức xà ngang được chạm lộng hình tượng "Lưỡng long chầu nguyệt". Chính giữa là mặt nguyệt được chạm lồi mặt gương với nhiều ngọn lửa hình đao mác xung quanh. Đăng đối với mặt nguyệt là hai rồng vươn dài hết chiều dài của bức xà rồng, mỗi con có kích thước 1m07. Thân rồng to, mập uốn khúc ẩn hiện giữa các cụm mây, chân rồng có móng nhọn sắc quặp chặt vào vân mây, đuôi xoắn tròn như bông hoa, cả hai rồng đều chầu vào mặt nguyệt. Tiếp đến là hình tượng hai con ly miệng há rộng, mình uốn cong đang trong tư thế lao mình từ trên xuống trông rất sống động.
Trên bức xà rộng được bố cục đề tài “Tứ linh” bằng nghệ thuật chạm lộng, chạm bong với kỹ nghệ tinh xảo, chau chuốt tạo nên bức chạm hài hòa, cân đối. Đây là bức tượng có giá trị nghệ thuật với những nét đặc trưng của nghệ
thuật điêu khắc thế kỉ XVIII – XIX và cũng là bức chạm duy nhất còn giữ được của ngôi đình.
Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử các di vật trong đình đã bị hư hỏng và thất lạc nhiều, chỉ còn giữ lại được cuốn ngọc phả ghi lại sự tích, ngai và một số đồ thờ: Ống hoa, mâm bồng bằng gỗ được sơn son thếp vàng... Dựa theo cuốn ngọc phả còn lưu giữ tại đình và truyền thuyết địa phương đình Cả - Chí Đám thờ Cao Sơn, người có công lớn giúp vua Hùng thứ 18 trong cuộc chiến với Thục Phán để gìn giữ đất nước từ thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc.
Đình Cả - Đình Chí Đám là một trong những di tích nằm trong hệ thống di tích thờ Vua Hùng và các tướng lĩnh, các nhân vật thời đại Hùng Vương dựng nước của vùng trung du đất Tổ. Nhân vật được thờ tự ở đình trong tâm tinh người dân Chí Đám, họ như những người thần hộ mệnh của dân làng trong cuộc sống hôm nay và ngàn đời sau.
Để tỏ lòng biết ơn, hàng năm dân làng Chí Đám tổ chức lễ hội vào các ngày mồng 6 tháng giêng và ngày 11 tháng 11 (âm lịch). Trong những ngày lễ tiệc dân làng dâng lễ cúng và tỏ lòng báo đáp công ơn các bậc tiền nhân, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, làng xã thịnh vượng, an lạc. Đến nay những sinh hoạt này vẫn được nhân dân làng Chí Đám duy trì và gìn giữ như nét đẹp truyền thống.
2.2.2.2. Đình Ngọc Tân
Trong 2 ngày (22 và 23/2 - tức mùng 1 và mùng 2 tháng 2 Nhâm Thìn), tại làng văn hóa Ngọc Tân (xã Ngọc Quan), huyện Đoan Hùng đã tổ chức lễ hội đình Ngọc Tân và khai mạc Ngày hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Đoan Hùng năm 2012. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần gắn liền với những truyền thuyết, huyền thoại về thuở lập bản dựng làng trong tâm thức dân gian của đồng bào dân tộc Cao Lan ở huyện Đoan Hùng.
Đình làng Ngọc Tân được xây dựng từ năm 1803 dưới triều vua Gia Long năm thứ 2, và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1994. Đình thờ Tam vị Đại Vương thời Hùng Vương thứ 18 là Cao Sơn, Cao Đại, Cao Đài - những danh tướng đã có công giúp Vua Hùng dẹp giặc giữ nước và được người dân Ngọc Tân tôn làm thành hoàng làng. Tại đình hiện lưu giữ nhiều hiện vật quý, trong đó có 1 cuốn Ngọc phả bằng chữ Hán và bốn đạo sắc phong từ thời Nguyễn. Với những di sản văn hóa để lại, Đình làng Ngọc Tân có vị thế văn hóa tâm linh rất quan trọng là nơi gặp gỡ, gắn bó, cố kết cộng đồng trong đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Ngọc Tân cũng như các huyện lân cận của tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang…
Cùng với phần tế lễ theo nghi thức truyền thống của đồng bào dân tộc Cao Lan, với điểm nhấn là tục mổ lợn đen vào 0h sáng ngày 2/2 âm lịch là các hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi như giao lưu văn nghệ các làng dân tộc huyện Đoan Hùng, hát Sình ca, Vèo ca, múa Chim Gâu, múa Xúc tép, ném còn, đi cà kheo, kéo co, bắn nỏ, bịt mắt đánh trống, đẩy gậy, đốt lửa trại... thể hiện tinh thần yêu cuộc sống, yêu lao động và bản sắc văn hóa riêng biệt của người Cao Lan.
Lễ hội đình Ngọc Tân và Ngày hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Đoan Hùng năm 2012 nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng chương trình du lịch về cội nguồn 2012 của 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, là dịp để giao lưu, quảng bá với du khách thập phương những phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa của người Cao Lan trên đất Đoan Hùng. Đây cũng chính là dịp để các địa phương bảo tồn phục dựng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức cộng đồng, nhắc nhở những người dân nhớ cội nguồn
Lễ hội đình Ngọc Tân của dân tộc Cao Lan hiện vẫn còn lưu giữ được chất mộc mạc, nguyên sơ của hội làng truyền thống. Nghi thức ném còn chính là sự phát triển của nghi thức thờ mặt trời và thờ mặt trăng của cư dân nông
nghiệp. Qua lễ hội phản ánh những nét văn hoá riêng biệt của dân tộc Cao Lan, góp thêm những bông hoa đẹp vào rừng hoa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trải qua bao đời nay, đồng bào dân tộc Cao Lan đang sinh sống tại làng Ngọc Tân xã Ngọc Quan luôn duy trì và phát huy được bản sắc truyền thống. Hàng năm UBND huyện và phòng Văn hóa thông tin huyện Đoan Hùng đã chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động để đình làng Ngọc Tân mãi duy trì và phát triển nét truyền thống của dân tộc. Đây là một trong những chuỗi sự kiện của chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam” và đại diện cho các đồng bào dân tộc của tỉnh Phú Thọ tham gia Chương trình “Ngày hội sắc xuân trên mọi miền đất nước” tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Hà Nội xuân Giáp Ngọ 2014.
2.2.2.3. Đình An Thọ
Vụ Quang - một miền đất có bề dày lịch sử lâu đời. Cư dân ở đây đại đa số là người Kinh, có cả người bản địa và người ở nhiều nơi khác đến sinh cư lập nghiệp. Từ bao đời nay, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào nghề nông: trồng lúa nước và hoa màu trên cách đồng hẹp và soi bãi, khai thác đồi rừng và chăn nuôi nhỏ. Ngoài ra, vẫn cònc lưu giữ một số nghề truyền thống của địa phương như nghề làm đậu, làm mì, nấu rượu. Mặc dù cuôc sống còn nhiều khó khăn vất vả nhưng người dân Vụ Quang vẫn nêu cao truyề thống lao động cần cù và truyền thống yêu nước chống kẻ thù xâm lược trong suốt tến trình lịch sử. Vào những năm đầu công nguyên, nhân dân An Thọ - Vụ Quang và các xã lân cận đã đứng lên anh dũng chiến đấu chống giặc Hán đô hộ dưới sự chỉ huy của an hem Hà Tơ, Hà Liễu. Đến nay, An Thọ và nhiều vùng nơi khác trong vùng vẫn còn di tích thờ hai vị tần này.
Đình làng An Thọ được xây dựng trên đỉnh Gò Đình. Đây là quả gò cao có nhiều cây đại thụ cổ kính, cành lá rậm rạp. Dù giữa trưa hè nắng nóng nhưng lên tới đỉnh gò, ta sẽ có cảm giác dễ chịu thư thái đến lạ lùng bởi không khí trong lành và những tán cây mát rượi. Ngôi đình được quay về hướng chính
Nam, nhìn xuống cánh đồng lá xanh tốt của làng An Thọ. Phía xa là dãy núi cái (núi Đá Len) ba bọc lấy xóm làng, bờ bãi. Bên mái đình, những cây cổ thụ cả trăm năm tuổi xòa bóng sáng tạo nên một vẻ thâm nghiêm, huyền bí. Đặc biệt có cây đa cổ thụ sum xuê, tỏa cành tỏa nhánh, gốc của nó mấy người ôm không hết. Người An Thọ khi xa quê hương cũng không thể quên được cây đa đình làng như một biểu tượng văn hóa của quê hương.
Cho đến nay Đình An Thọ, chưa xác định được niên đại cụ thể ra đời, đình có kết cấu chữ Đinh, đại bái 3 gian lợp lá, bốn bề thông thoáng không có tường, sàn lát ván để làm nơi hội họp. Hậu cung hai gian lợp ngói âm, trong để kiệu, long ngai và các đồ thờ khác. Trong kháng chiến chống Pháp đình An Thọ được chọn làm nơi mở lớp bình dân học vụ và cho bồ đội đóng quân. Đến thời kì chống Mĩ, đại bái bị dỡ đi để lấy vật liệu làm nhà kho hợp tác xã, chỉ còn lại hậu cung. Năm 1974, nhân dân tu sửa lại hậu cung, gia cố lại bộ vì, làm bộ của gỗ. Năm 1995, lợp ngói ta, xây ban thờ. Năm 1997, đại bái được tôn tạo lại và đình giữ nguyên kiến trúc đến nay: kết cấu kiểu chữ Đinh, 3 gian đại bái, 2 gian hậu cung.
Đại bái có chiều dài 8,23m, chiều rộng 7,26m, mái lợp Sông Cầu, tường xây gạch chỉ. Vì kèo dựng theo kiểu quá giang gối tường đơi giản. Mỗi gian có một khuân cửa lớn ở mặt trước đối xứng với mỗi khuân cửa ở mặt sau làm cho đình luôn đủ ánh sáng và thông thoáng.
Hậu cung không nối liền mái với đại bái mà cách ra khoảng 50cm. chiều dài của hậu cung 6,3m, chiều rộng 4,8m. Mặt trước hậu cung bố trí 3 cửa đi cánh gấp, cửa giữa cao 1,72m, rộng 1,23m. Tổng thể hậu cung có 10 cột gỗ bào trơn để mộc. Trong đó 4 cái cột cái cao 3,18m, đường kính 0,25m, 6 cột quân cao 2,55m, đường kính 0,22m. Kết cấu vì kèo hậu cung đã gia cố lại, không còn giữ nguyên vẹn như cũ. Bốn đầu bẩy hiên uốn cong chạm hình cuốn thư, hoa lá và chữ Thọ.
Trên cột trụ hai bên cửa hậu cung viết hai đôi câu đối bằng chữ Hán đối xứng nhau:
Câu 1: Ngật nhĩ kính thiên tiêu để trụ Nghiễm nhiên đắc địa kiến lâu dài
Tạm dịch nghĩa: Sừng sững giữa trời chót vót trụ kia Nghiễm nhiên được đất dựng lâu dài
Câu 2: Thần công hách dịch thiên thu lại Miếu mạo nguy nga vạn cổ trung
Tạm dịch nghĩa: Công thần to lớn nghìn năm dân được cậy nhờ
Miếu mạo nguy nga còn muôn thủa [24; 9].
Trong hậu cung xây hai ban thờ bằng xi măng. Ban thờ ở gian ngòa đặt lư hương và các đồ thờ như ống hoa, mâm bồng… trên cột cái gắn đôi câu đối viết chữ Hán. Gian phía trong xây ban thờ kiểu giật cấp. Lớp dưới để lư hương và đồ thờ. Lớp trên để hai cỗ long ngai: bên trái là ngai thờ Cao Sơn, bên phải là ngai thờ Hà Đại Liễu. Bên cạnh có một ban xây thấp hơn để bài vị thờ bản thổ. Bức tường phía trên các long ngai viết đại tự: Thượng đẳng thần.
Ngoài ra, trong đình còn lưu giữ được một số di vật cổ có giá trị lịch sử và văn hóa như di vật gỗ, di vật đồng, di vật sứ, kiệu, ngai thờ và các di vật khác. Căn cứ Luật Di sản văn hóa đã được ban hành ngày 12-7-2001, căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ - CP ngày 11-11-2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa. Di tích Đình An Thọ xã Vụ Quang đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh.
Qua đó, có thế thấy di tích đình An Thọ xã Vụ Quang không chỉ là di tích duy nhất của xã mà còn là một trong những ngôi đình còn lại không nhiều ở phía Nam của huyện Đoan Hùng. Đình thờ Cao Sơn, vị thần có công hộ quốc trong thần thoại việt Nam cổ đại và Hà Đại Liễu, vị tướng bản địa đã giúp Hai Bà Trưng đánh giặc ở thế kỷ thứ nhất. Các vị đều là những người có công bảo vệ non sông đất nước Việt và được nhân dân ngưỡng vọng, tôn làm thành hoàng
của làng mình. Tín đồ thờ Thần - Thành Hoàng đó không chỉ nhằm suy tôn các vị thần bảo hộ, chở tre cho cuộc sống của cộng đồng làng xã mà còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt, có tác dụng giáo dục truyền thống đấu tranh giữ nước cho nhiều thế hệ nhân dân địa phương.
2.2.2.4. Giá trị văn hóa chung của các di tích
Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người được nâng cao thì nhu cầu đời sống tinh thần của con người càng lớn. Con người có điều kiện, có thời gian để hoạt động văn hóa và từ đó hình thành nên