Đầu tư cho sáng tác, tác phẩm lưu truyền và dàn dựng tiết mục

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 64 - 102)

6. Kết cấu khóa luận

3.2. Cách thức tổ chức, để bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình hát Ví, hát Rang

3.2.8. Đầu tư cho sáng tác, tác phẩm lưu truyền và dàn dựng tiết mục

Muốn có những tác phẩm đạt chất lượng cao, xứng đáng với tầm vóc của đất nước, phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu của công chúng, cần tập trung mở các cuộc vận động sáng tác, các cuộc thi có mục đích và nội dung cụ thể. Mở các lớp dạy học để truyền bá loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang từ nghệ nhân truyền đạt. Trên cơ sở kết quả của các cuộc vận động này, đầu tư kinh phí cho những tác phẩm xuất sắc, giao cho một số đơn vị nghệ thuật và nghệ sỹ có uy tín để dàn dựng.

Bên cạnh đó, phải đầu tư cho tác giả, đạo diễn đi thực tế để tác phẩm của họ mang hơi thở cuộc sống, đáp ứng được mong mỏi của công chúng. Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo và tọa đàm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, tạo hướng mới cho sáng tác. Mở các lớp tập huấn sáng tác, kỹ thuật dàn dựng... để nâng cao tri thức cho đội ngũ đạo diễn và kỹ thuật viên...

Những bất cập về chế độ, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực đối với nghệ nhân đang ảnh hưởng tới sức sáng tạo và sự phát triển của ngành nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt, đối với đội ngũ nghệ nhân, diễn viên, thang lương hiện nay gồm 3 hạng, 26 bậc chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh đó, mức phụ cấp nghề nghiệp thấp cũng chưa bù đắp được công sức luyện tập nặng nhọc, phải thường xuyên di chuyển và hoạt động của người nghệ nhân. Cần có

chính sách ưu tiên cụ thể cho họ, rút ngắn số thang bậc để nghệ sĩ có quỹ thời gian phấn đấu trong quá trình công tác.

Đổi mới công tác quản lý của loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang

Phải tăng cường phối hợp quản lý giữa Cục nghệ thuật biểu diễn và các cấp, ngành trong việc sản xuất và chuyển tải các sản phẩm đến với công chúng. Xác lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp chủ động xây dựng văn bản phục vụ công tác quản lý.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn và năng lực đội ngũ nghệ nhân truyền bá. Thực tế cho thấy hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn xảy ra nhiều tiêu cực. Các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải có biện pháp, hướng đi riêng. Chủ động trong việc quản lý, đào tạo nghệ nhân, diễn viên thuộc đơn vị mình, nắm rõ năng lực từng người để bố trí công việc đúng vị trí, khả năng. Chủ động tạo nguồn kinh phí cho hoạt động nghệ thuật từ các nguồn đầu tư, viện trợ. Đặc biệt, các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật nên chú trọng mở rộng việc tuyển chọn các tài năng nghệ thuật trẻ có năng lực, từng bước trẻ hóa đội ngũ nghệ nhân, diễn viên, tạo sức sống cho ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.

Biểu diễn nghệ thuật các loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang không chỉ giữ vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội mà còn là một bộ phận của nền kinh tế thị trường, phát triển trong năng động, sáng tạo. Nhưng những mặt trái của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đang đẩy nghệ thuật biểu diễn vào tình trạng lộn xộn, gây tác hại về văn hóa, chính trị, tư tưởng... Trước tình hình đó, hơn bất kỳ biện pháp nào, địa phương và tỉnh Phú Thọ cần có cách thức hiệu quả nhất. Sự quản lý kết hợp giữa mềm dẻo, năng động giữa thuyết phục và giữa tập trung và dân chủ sẽ tạo ra sự ổn định và phát triển cho nghệ thuật biểu diễn Việt Nam nói chung và loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian nói riêng. Tăng cường công tác quản lý kinh phí đầu tư, tài trợ, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, đẩy

mạnh việc xã hội hóa để khuyến khích sáng tác, hỗ trợ và quảng bá các tác phẩm nghệ thuật.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này tác giả đã đưa ra một số các giải pháp để bảo tồn v à phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang. Việc khai thác các giá trị các loại hình diễn xướng dân gian để phát triển du lịch đã phát triển từ rất lâu, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kề cậ khác theo nhiều hình thức khác nhau. Với những ý nghĩa mà nó mang lại, đã tạo ra được một chỗ đứng nhất định trong sự gìn giữ và bảo tồn loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang này, cũng là một phần song hành, tạo ra cơ hội thay đổi cuộc sống, bảo vệ, giữ gìn nhiều giá trị, đem đến lợi ích, ý nghĩa thông qua hoạt động của quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo của huyện Tân Sơn (Phú Thọ). Đẩy mạnh sự giao lưu trong bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền truyền lại cho các thế hệ sau này.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua các trương trên tác giả đã đưa ra những giải pháp để bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang. Đưa ra được những giá trị đặc biệt của dân tộc Mường (Phú Thọ). Và cũng từ các cở sở lí luận ở chương I và các hiện trạng nêu được những tính cấp thiết trong quá trình bảo tồn nét văn hóa dân tộc Mường. Tác giả đưa ra những nhóm giải phasp thiết thực nhất gắn với cộng đồng dân tộc Mường (Phú Thọ), để đưa hai loại hình văn hóa đặc sắc này tránh khỏi nguy cơ bị mai một đi.

Các công trình nghiên cứu vẫn đề rất nhiều nhưng chưa làm nổi bật được các loại hình diễn xướng dân gian này trong nhóm dân tộc tập chung rất đông dân cư. việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, loại hình DXDG để phát triển du lịch đã phát triển từ rất lâu, với những ý nghĩa mà nó mang lại, đã tạo ra được một chỗ đứng nhất định trong ngành du lịch, cũng là một phần song hành, hỗ trợ nhiều người, nhiều nơi còn khó khăn, tạo ra cơ hội thay đổi cuộc sống, bảo vệ, giữ gìn nhiều giá trị sâu sắc cho dân tộc đem đến lợi ích, ý nghĩa thông qua hoạt động của quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo của vùng miền đó. Đặc biệt hơn ở đây là bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang của dân tộc Mường huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.

Tuy nhiên ở Việt Nam, du lịch văn hóa mới chỉ phát triển khoảng chục năm trở lại đây, và các loại hình DXDG phát triển mạnh mẽ để đưa vào khai thác phục vụ cho du lịch. Với đề tài nghiên cứu này, chọn người dân tộc Mường ở huyện Tân Sơn Phú Thọ, bởi vì ở đây có những mặt lợi thế về tài nguyên cho phát triển du lịch, cùng với những nét đặc sắc trong phong tục tập quán và những giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Mường đang sinh sống tại huện Tân Sơn (Phú Thọ). Phát triển loại hình diễn xướng dân gian này ở đây còn đối mặt với nhiều khó khăn và hạn chế. Trong đề tài, tác giả đã chỉ ra phần nào những giá trị văn hóa tiêu biểu ở huyện Tân Sơn để phục vụ phát triển du lịch, từ đó cũng Bảo tồn, phát huy các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang của dân tộc Mường Phú thọ tại huyện Tân Sơn. Hy vọng rằng đây sẽ là tiền đề để hình thành, xây dựng được mô

hình du lịch văn hóa huyện Tân Sơn, góp phần giúp cho người dân ở đây xóa đói giảm nghèo, thay đổi đời sống, có việc làm ổn định và tăng mức thu nhập từ du lịch. Hy vọng trong tương lai không xa, bên cạnh chương trình tour của các công ty du lịch đưa khách Phú Thọ, huyện Tân Sơn cũng sẽ đón nhận được sự ghé thăm và hỗ trợ của các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các dự án khai thác bảo tồn các loại hình văn hóa DXDG hát Ví, hát Rang của dân tộc Mường tại huyện Tân Sơn. Để nơi đây thực sự trở thành một mô hình tiêu biểu cho quá trình xây dựng và phát triển loại hình du lịch mang ý nghĩa tốt đẹp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, Phú Thọ.

2. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2006), Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Phú Thọ.

3. Phan Ngọc (2005), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin. 4. Nhiều tác giả (1998), Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Tây

Bắc và Tây Nguyên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Nhiều tác giả (1977), Kỷ yếu Hội nghị khoa học chuyên đề Mối quan hệ giữa DXDG và nghệ thuật sân khấu, Viện Nghệ thuật và Bộ Văn hóa, Hà Nội. 6. Nguyễn Hằng Phương (2007), Một số loại hình nghệ thuật dân gian dân tộc

thiểu số miền núi phía bắc, NXB Đại học Thái Nguyên.

7. Võ Quế (2015), “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản phục vụ chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

8. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm 2016, Phú Thọ. 83.

9. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Nxb Đại học Văn hóa, Hà Nội.

10.Hà Văn Siêu (2011), “Định hướng đầu tư xây dựng thị trường - sản phẩm du lịch các tỉnh Phú Thọ”, http://itdr.org.vn. 69, truy cập ngày 21/2/2021

11.Hà Văn Siêu (2011), “Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020”.

12.Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2008), Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm 2008, Phú Thọ. 74.

13.Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm 2009, Phú Thọ.

14.Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

15.Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục 16.Tô Ngọc Thanh (2007) Ghi chép về văn hóa âm nhạc. Nhà xuất bản khoa học

xã hội, Hà Nội.

17.Đỗ Cẩm Thơ (2015), “Định vị thương hiệu du lịch, nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam”, http://itdr.org.vn.84.

18.Đỗ Cẩm Thơ (2015), “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng miền núi phía Bắc”, http://itdr.org.vn. 85.

19.Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg phê duyệt

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, Hà Nội.

20. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003),

Dự án xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam, Hà Nội.

21.Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2009), Báo cáo Quy hoạch xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, Phú Thọ.

22.Viện dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía bắc),

PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Địa điểm: ……….

Tôi là: Nguyễn Thị Như Quỳnh

Sinh viên lớp K15: Hướng dẫn viên Du lịch

Khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa Du lịch, trường Đại học Hùng Vương tỉnh Phú Thọ.

Hiện tôi đang thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp: Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình DXDG hát Ví, Hát Rang của dân tộc Mường Phú Thọ”,

rất mong quý đồng bào, người dân cùng đóng góp ý kiến bằng cách điền thông tin, trả lời những câu hỏi phù hợp trong phiếu khảo sát dưới đây. Sự giúp đỡ của quý đồng bào, người dân, sẽ giúp tác giả hoàn thành được đề tài bảo tồn, phát huy các loại hình diễn xướng giân gian hát Ví, hát Rang, huyện Tân Sơn tại Phú Thọ. Tôi cam đoan phiếu khảo sát này chỉ phục vụ nghiên cứu, không vì mục đích khác.

Xin chân thành cảm ơn!

A. THÔNG TIN NHÂN KHẨU HỌC

Nghề nghiệp:……… Số điện thoại:……… Email:……… Địa chỉ:………..

B. NỘI DUNG KHẢO SÁT

Câu 1. Cô, chú, anh, chị thuộc nhóm độ tuổi nào?

󠄁 Dưới 18 tuổi 󠄁 Từ 25- 35 tuổi 󠄁 Trên 35

Câu 2. Cô, chú, anh, chị đã từng xem/nghe trình diễn hát Ví, hát Rang chưa?

󠄁 Đã từng 󠄁 Chưa từng

󠄁 Có Không

Câu 4. Cô, chú, anh, chị nghe các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang ở mức độ nào?

󠄁 Chưa lần nào 󠄁 Trên 5 lần

󠄁 Trên 1 lần 󠄁 Không thích nghe

Câu 5. Quý cô, chú, anh, chị vui lòng cho biết lí do quan trọng để bảo tồn các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang?

󠄁 Nguy cơ mai một dần đi theo thời gian

󠄁 Gìn giữ nét đặc sắc, giá trị nổi bật của dân tộc mình Phù hợp với phong tục, tập quán cuả dân tộc

󠄁 Tất cả các lí do trên

Câu 6. Nếu tham gia hoạt động về các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang. Cô, chú, anh, chị mong muốn điều gì nhất?

󠄁 Tổ chức quy mô rộng hơn

󠄁 Loại hình DXDG xuất hiện nhiều hơn trong các dịp quan trọng 󠄁 Cả hai

󠄁 Phương án khác

Câu 7. Quý cô chú, anh, chị có cảm nhận như thế nào về loại hình DXDG hát Ví, hát Rang huyện Tân Sơn tại Phú Thọ?

……… ……… ……… ………

Câu 8. Theo quý Cô, chú, anh, chị, cần có những giải pháp nào để bảo tồn, phát huy giá trị loại hình DXDG hát Ví, hát Rang?

……… ……… ……… ………

Câu 9. Theo quý Cô, chú, anh, chị thì loại hình DXDG hát Ví, hát Rang có những hạn chế như thế nào đối với địa phương?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG

(Qua số liệu phiếu khảo sát thực địa tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ )

Số phiếu phát ra là: 200 phiếu

Số phiếu hợp lệ là: 192/200 phiếu (96%)

I. Thông tin cá nhân

1. Tuổi:

2. Giới tính:

3. Ông (bà) đã sống ở đây được bao lâu?

4. Số lần đã từng nghe các nghệ nhân biểu diễn loại hình DXDG hát Ví, hát Rang tại địa bàn là bao nhiêu ?

Độ tuổi Số phiếu Tỉ lệ (%) Từ 18 43 22,4 Từ 25 - 35 63 32,8 Trên 35 86 44,8 Giới tính Số phiếu Tỉ lệ (%) Nam 93 48,4 Nữ 99 51,6

Thời gian Số phiếu Tỉ lệ (%)

Dưới 5 năm 7 3,6 Từ 5 - 10 năm 15 7,8 Trên 10 - 20 năm 75 39,1 Trên 20 năm 95 49,5 Số lần đã nghe Số phiếu Tỉ lệ (%) Chưa lần nào 7 3,6 Trên 1 lần 25 13,1

Câu 5. Quý cô, chú, anh, chị vui lòng cho biết lí do quan trọng để bảo tồn các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang?

Câu 6. Nếu tham gia hoạt động về các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang Cô, chú, anh, chị mong muốn điều gì nhất?

Câu 7. Quý cô chú, anh, chị có cảm nhận như thế nào về loại hình DXDG hát Ví, hát Rang huyện Tân Sơn tại Phú Thọ?

- Đây là loại hình DXDG hết sức độc đáo;

- Loại hình DXDG hát Ví, hát Ví thể hiện nét độc đáo bản sắc dân tộc Mường ở Phú Thọ

Trên 5 lần 55 28,6

Không thích nghe 8 4,2

Lí do Số phiếu Tỉ lệ (%)

Nguy cơ mai một dần đi

theo thời gian 71 37

Gìn giữ nét đặc sắc, giá trị

nổi bật của dân tộc mình 62 32,3 Phù hợp với phong tục, tập

quán cuả dân tộc 45 23,4

Lí do khác

14 7,3

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 64 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)