Đầu tư nguồn kinh phí để lưu truyền hát Ví, hát rang, đưa hát Ví, hát Rang

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 61 - 63)

6. Kết cấu khóa luận

3.2. Cách thức tổ chức, để bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình hát Ví, hát Rang

3.2.5. Đầu tư nguồn kinh phí để lưu truyền hát Ví, hát rang, đưa hát Ví, hát Rang

Rang vào chương trình du lịch

Đứng trước nguy cơ những nét văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Mường đang dần bị mai một, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa Mường đối với sự phát triển toàn diện của huyện, UBND huyện đã xây dựng "Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025". Theo Đề án, mỗi xã có ít nhất 1 câu lạc bộ văn hóa trình diễn văn hóa dân tộc Mường, từ 30% đến 50% số xã có nhà sàn, kiêm nhà trưng bày truyền thống tại trung tâm xã. Sưu tầm và trưng bày dụng cụ lao động sản xuất, đồ gia dụng, tRang phục, đạo cụ dân tộc Mường còn lại trong cộng đồng; 50% khu dân cư có từ 50% đồng bào dân tộc Mường trở lên, các trường Tiểu học, THCS, THPT thành lập được đội văn nghệ trình diễn văn hóa dân tộc Mường. Đồng thời khôi phục tRang phục dân tộc Mường để cán bộ và nhân dân có thói quen mặc tRang phục dân tộc trong các dịp lễ, hội.

Để đạt được mục tiêu của Đề án, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Mường. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng.

Sau 4 năm triển khai đề án đã bước đầu phát huy hiệu quả thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là thanh thiếu niên, học sinh trong toàn huyện), từ việc cho ra mắt gần 100 câu lạc bộ văn hóa dân tộc Mường; bảo tồn trên 300 chiếc chiêng; 400 bộ quần áo, gần 100 nhà sàn truyền thống và nhiều đồ dùng lao động, sản xuất, sinh hoạt vẫn được bảo tồn trong các gia đình đồng bào dân tộc Mường. Phục dựng 3 di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian (Diễn tấu cồng chiêng, chàm đuống, chạm ống, múa sênh tiền, múa trống đu và hát Ví, hát Rang). Lễ hội truyền thống đình Lưa, xã Tân Lập và phục chế hiện vật là công cụ, dụng cụ lao động sản xuất, nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mường (cối giã gạo, khung cửi dệt vải, cọn nước...) với sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân dân gian, người am hiểu di sản.

Bên cạnh đó, huyện đã hình thành các tuyến du lịch trải nghiệm làng quê nông thôn mới gắn với giữ gìn văn hoá truyền thống và các trò chơi dân gian. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Khả Cửu gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Đặc biệt từ sau khi triển khai, bước đầu đã thu hút trên 3000 khách đến tham quan, chụp ảnh, ngoài những đoàn khách trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc Mường trong nước, còn có những đoàn khách quốc tế đến từ các nước: Ấn độ, Nhật, Hàn Quốc... cảm nhận chung đều để lại những ấn tượng tốt và cảm xúc trong lòng du khách. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc chính là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Đối với huyện Thanh Sơn, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường không chỉ góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho đồng bào dân tộc mà còn góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển.

3.2.6. Các hình thức, giải pháp đầu tư để phát triển loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang

Để đảm bảo gìn giữ và truyền bá cuả loại nhình diễn xướng dân gian để lại cho thế hệ sau này, cần đưa ra những giải pháp để đầu tư vào các diễn đàn giao lưu quảng bá loại hình diễn xướng dân gian. Trong bối cảnh như vậy thì người dân, đồng bào dân cư địa phương nói chung và ban quản lí tại địa phương nói chung, cần có những ý kiến, giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc từ những loại hình diễn xướng dân gian. Bởi đó tại địa bàn huyện Tân Sơn (Phú Thọ), đẩy mạnh mối liên kết với các dân cư địa phương duy trì các câu lạc bộ truyền thống về loại hình hát Ví, hát Rang, mở rộng cả về quy mô hoạt động và số lượng nghệ nhân tham gia. Tăng cường các buổi diễn đàn giao lưu văn hóa với các địa phương khác để quảng bá cho loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần tổ chức các sự kiện nổi bật mang tầm vĩ mô để hát Ví, hát Rang có cơ hôi quảng bá, giao lưu. Cũng từ đó để là nền tảng cho sự lưu truyền qua các thế hệ nghệ nhân kề cận mà họ có tâm huyết với loại hình diễn xướng dân gian.Bên cạnh đó những hạn chế trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn các loại hình diễn xướng dân gian hiện nay ngoài sự tác động khách quan của nền kinh tế thị trường còn phải nói đến vai trò chủ quan của công tác quản lý. Nguyên nhân sâu xa là sự thiếu nghiêm minh, khoa học ở các khâu quản lí hoạt động cấp phép, quản lý đơn vị tổ chức và quản lý đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên. Vấn đề đặt ra cho các chủ thể quản lý là phải căn cứ tình trạng thực tế, dựa trên cơ sở các chủ trương. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đề ra các biện pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 61 - 63)