Tổ chức dạy và học hát Ví, hát Rang trong trường học

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 60 - 61)

6. Kết cấu khóa luận

3.2. Cách thức tổ chức, để bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình hát Ví, hát Rang

3.2.4. Tổ chức dạy và học hát Ví, hát Rang trong trường học

Mô hình “Trường học gắn với văn hóa truyền thống địa phương không gian văn hóa Mường” tại Trường Tiểu học Tân Sơn. Đồng bào DTTS đã tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình như tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian, lễ hội, trang phục, ẩm thực đến nghệ thuật trình diễn dân gian đá. Nhiều địa phương trong tỉnh đã có những cách làm sáng tạo để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS.

Mỗi vùng miền, tùy theo cách phát âm cũng như cách hiểu đã sinh ra nhiều tên gọi khác nhau của hát Rang. Có vùng gọi là hát Giang, có vùng lại phát âm thành hát Đang, hát Dang hay hát Tang... Qua nghiên cứu điền dã, tác giả thấy cách gọi hát thường Rang được người dân dùng nhiều. Ở Lai Đồng, người ta thường chỉ gọi là hát Rang, tiếng hát mộc mạc đằm thắm, tiếng nói dung dị đời thường, sự kể lể tâm trạng được thể hiện trên các cung bậc trầm bổng của âm thanh. Rang được coi là thứ ngôn ngữ đặc biệt dùng trong giao tiếp hàng ngày.

Hát Rang ra đời khởi nguồn từ trong cuộc sống lao động của người dân, lưu truyền lại theo hình thức truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Cùng với hát lời thương, rang ra đời sớm hơn so với các thể loại hát giao duyên khác như hát bộ mẹng (lối hát cửa miệng), hát đại lải (lối hát nói vần). Trong giai đoạn hiện nay, rang đang dần mất đi ở nhiều vùng, nhiều nơi nhưng riêng ở Lai Đồng vẫn có những nghệ nhân lưu giữ và trao truyền lại cho các thế hệ kế tiếp vốn tài sản dân ca quý này.

Trong số các di sản văn hóa của đồng bào DTTS, nghệ thuật trình diễn dân gian còn được lưu giữ khá đầy đủ như hát: Hát Sình ca, diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, chạm ống, múa xênh tiền, hát Ví, hát Rang… của dân tộc Mường. Nhằm giúp các em học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, Trường Tiểu học Tân Sơn xã Tân Sơn, huyện Tân Sơn đã thực hiện mô hình “Trường học gắn với văn hóa truyền thống địa phương không gian văn hóa Mường”. Cán bộ, giáo viên nhà trường đã vận động các phụ huynh, người dân trong và ngoài xã

ủng hộ các đồ dùng, công cụ lao động, trang phục đặc trưng của người Mường, sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến văn hóa truyền thống địa phương, ghi chép lại những lời bài hát, truyện cổ để xây dựng thành bộ tài liệu của trường lưu giữ tại thư viện nhà trường đưa ra thư viện thân thiện để học sinh được tiếp cận. Ngoài ra, nhà trường còn mời các nghệ nhân đến dạy hát Ví, hát Rang cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em hiểu thêm về bản sắc văn hóa Mường. Tại một số lớp cũng sưu tầm và trưng bày theo khuôn khổ không gian của lớp mình, xây dựng góc cộng đồng “Không gian văn hóa Mường”, đồng thời các giáo viên trong trường còn tự vẽ trang trí các họa tiết đặc trưng để tạo không gian văn hóa Mường giúp các em thêm hiểu, thêm yêu nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Không chỉ có Trường Tiểu học Tân Sơn mà nhiều trường học phổ thông dân tộc nội trú huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng cũng góp phần không nhỏ, giúp các em học sinh có ý thức hơn trong việc gìn giữ nét văn hóa độc đáo của các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 60 - 61)