Vai trò của hát Ví, hát Rang trong đời sống người dân tộc Mường (Phú Thọ)

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 35 - 41)

6. Kết cấu khóa luận

2.2. Thực trạng các loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang của người Mường

2.2.2. Vai trò của hát Ví, hát Rang trong đời sống người dân tộc Mường (Phú Thọ)

Thọ) hiện nay

Đồng bào dân tộc Mường tại xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn thường xuyên luyện tập, biểu diễn điệu hát Ví, hát Rang nhằm gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc. Trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Mường, điệu hát Ví, hát Rang luôn được đồng bào trân trọng gìn giữ. Hát Ví, hát Rang xuất phát từ bộ sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”, câu chuyện từ thuở sơ khai đến khi bản Mường được ấm no được kể lại bằng những câu từ dễ nhớ, dễ thuộc.

Chính câu từ, nhịp điệu đó đã được truyền miệng để rồi cất lên thành tiếng hát câu ca vang vọng đến ngày nay… Trong cái nắng nhạt đầu đông, giọng hát của những chàng trai, cô gái Mường vút cao trên nương chè xanh ngút ngàn, ven bờ suối kẽo kẹt vòng quay con nước trầm bổng lan tỏa qua câu hát Ví da diết, trong vắt như tiếng chim hót, suối reo: “Anh như bông gạo trên cây, còn em như bãi cỏ may lan đường. Mong sao mưa gió tứ phương, bông gạo rụng xuống cùng đường cỏ may”. Câu hát thể hiện sự chân chất mà ý nhị của chàng trai khi lần đầu nói chuyện với cô gái. Tiếng hát Ví mộc mạc chân thành như lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào. Đã từ lâu, điệu hát Ví, hát Rang đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Tân Sơn.

Là người thuộc nhiều câu hát Ví, hát Rang, nghệ nhân Hà Thị Sóng, xã Lai Đồng chia sẻ: “Hát Ví bắt nguồn từ chính nhu cầu cuộc sống của đồng bào người Mường. Tiếng hát theo chân đồng bào lên nương rẫy, ra bờ suối, lên rừng. Người ở đồi bên này dùng tiếng hát để gọi người bên kia đồi. Không những vậy, điệu hát Ví, hát Rang còn trở thành lời tâm tình hò hẹn để trai gái đối đáp giao duyên. Hát Ví bao giờ cũng có đôi, có cặp, có nam, có nữ. Trai gái bản Mường quê tôi hát Ví đối đáp giao duyên khi lên nương, lúc đi chơi, khi giao lưu kết bạn… Lời ca cất lên như lời tâm sự, tỏ tình yêu thương. Bao đôi trai gái đã nên duyên vợ chồng từ làn điệu này “mai mối”. Như trên đã nói thì hát Ví được chia làm ba thể loại:

cổ, Ví kim Ví cải biên. Ví cổ hát bằng tiếng Mường cổ. Ví kimVí cải biên

bằng tiếng Việt. Có thể nói Ví cải biên là sự giao thoa văn hóa để phù hợp với nhu cầu cuộc sống hiện đại. Được sáng tác ứng đối trong quá trình sinh hoạt, biểu diễn do vậy câu Ví mang đậm hơi thở của cuộc sống. Chẳng hạn khi người con trai hát: “Ta về hỏi mẹ cùng cha/ Sẽ cho ta được làm con một nhà ới…a…ơi”. Người con gái đáp lại: “Khi đi em hỏi mẹ cha/Chồng xa cũng lấy, chồng gần cũng ưng ới…a…ơi”.

Theo lời bà Sóng (Nghệ Nhân hát Rang): “Hát Rang cũng được ra đời từ cuộc sống lao động hàng ngày. Hát Rang có 2 loại đó là Rang “thường” và Rang “than”. Rang “thường” là lối hát giao duyên trữ tình, tiếng hát mộc mạc đằm thắm, mang tính chất vui tươi, chúc tụng ngợi ca, mời chào như mời trầu, mời uống rượu, mời nước. Rang “than” là câu hát có tính tự sự, sâu lắng đậm chút than vãn, mượt mà sâu sắc như: Hát dặn con gái trước khi về nhà chồng”.

Hát Rang đòi hỏi yêu cầu cao hơn hát Ví. Ca từ của hát Rang phải thành bài, có nội dung phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của người đang hát. Điệu Ví dễ hát hơn với đặc điểm là hát có đôi, có cặp. Trai gái dùng câu Ví để tâm tình, trò chuyện tìm hiểu nhau. Người hát Ví không chỉ có giọng hay mà còn phải thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, am hiểu văn hóa đời sống thì mới có thể ứng đối nhanh nhạy bằng những câu hát ngọt ngào ẩn chứa nhiều ý tứ sâu xa. Ngoài những làn điệu cơ bản, khi đôi trai gái hát đối với nhau, tùy theo tâm tư tình cảm mà có thể sáng tạo ra nội dung theo tiếng lòng của mình. Chính vì vậy, điệu hát Ví, hát Rang có sự phong phú, đa dạng về ca từ hấp dẫn người nghe. Qua biến cố thăng trầm của lịch sử, câu hát Ví, Rang vẫn trường tồn và trở thành tài sản vô giá của người Mường Tân Sơn. Để giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa độc đáo này, thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào dân tộc Mường trong huyện đã chủ động thực hiện nhiều hành động thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế. Cùng với việc sưu tầm các làn điệu hát Ví, hát Rang cổ, ngành văn hóa huyện đã tích cực phát huy vai trò của các nghệ nhân trong việc truyền dạy hát Ví, hát Rang.

Ông Trần Văn Giang (Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tân Sơn) đánh giá: “Quyết tâm bảo tồn điệu hát Ví, hát Rang, huyện Tân Sơn đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, trong đó có điệu Ví, hát Rang. UBND huyện phối hợp với Bảo tàng Hùng Vương tổ chức sưu tầm các làn điệu hát Ví, hát Rang, phục dựng lại các nghi thức phong tục gắn với hát Ví, hát Rang như rước vía lúa, hát mừng nhà mới, đi hỏi vợ… để làm phim tư liệu. Huyện tổ chức những lớp học do các nghệ nhân truyền dạy cho hạt nhân văn nghệ các xã làm nòng cốt để nhân rộng trong khu, xóm. Ngoài ra, nội dung hát Ví, hát Rang được đưa vào trường học trong địa bàn huyện, giáo viên thanh nhạc được tập huấn các làn điệu sau đó truyền dạy cho học sinh”.

Khi tìm hiểu thực trạng các loại hình hát Ví, hát Rang, tác giả tìm đến xã Lai Đồng, nơi có rất đông đồng bào Mường cư trú. Lai Đồng là một xã miền núi có địa hình phức tạp, núi cao xen lẫn thung lũng nhỏ, hẹp, được bao bọc bởi những dãy núi liên tiếp nối nhau của dải Hoàng Liên Sơn, cách trục quốc lộ 32A 4km. Cư dân chủ yếu là người Mường với cuộc sống thuần nông nên đời sống phụ thuộc nhiều vào địa vực cư trú thời vụ thâm canh.

Là một xã thuần Mường nên hầu hết các tên khu (xóm) ở Lai Đồng đều mang tên gốc Mường (khu Vường, khu Chiềng, xóm Phắt...). Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu sống tập trung ở các khu có điều kiện sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt thuận lợi.

Lịch sử nguồn gốc của người Mường được biết đến qua nhiều câu chuyện cổ và các truyền thuyết dân gian. Tại các xóm người Mường ở (Phú Thọ) còn lưu truyền truyền thuyết như sau: “Ở đất Mường Toòng có một cái hang gọi là hang Cơng Tiếng. Ở đó có con chim ưng đẻ ra một quả trứng. Quả trứng nở ra một con vứa (con ngài tằm). Con vứa bay hết từ mường này sang mường nọ rồi đậu vào cây đa, cây sấu rồi bay tiếp lên núi đá trắng. Cũng từ đó, bản mường trở nên đông vui, nhộn nhịp”. Đại Việt Sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục có ghi về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông với sự tham gia của các thủ lĩnh

dân tộc thiểu số như Hà Đặc, Hà Bổng. Từ thông tin này, các nhà nghiên cứu cho rằng người Mường đã di cư đến Lai Đồng Tân Sơn (Phú Thọ) để sinh sống từ đời Trần (TK XIII).

Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh có ghi chép câu chuyện kể về công ơn khai phá dựng nên bản làng Mường ở Phú Thọ ngày nay của người anh hùng Đinh Công Dũng (hiện có đền thờ tổ tiên dòng họ Đinh tại xóm Chiềng, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn). Người Mường ở Lai Đồng thuộc nhóm Mường Toòng (Mường Tồng), có nguồn gốc từ Mường Bồn, Hòa Bình, thời Lê Cảnh Hưng. Nói đến kho tàng văn hóa dân gian Mường ở Lai Đồng, người ta thường hay nói đến Đẻ đất đẻ nước, mà ít khi nhắc tới hát Ví đúm, hát xường, múa mỡi... Các hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian này vẫn được người dân dùng trong sinh hoạt hàng ngày, các dịp lễ hội. Đặc trưng và cũng là hình thức được lưu truyền phổ biến rộng rãi nhất ở Lai Đồng hiện nay không thể không kể đến hát Rang.

Nghệ nhân Hà Thị Sóng (1940) tại khu Phắt, xã Lai Đồng và lớn lên trong một gia đình dân tộc Mường có truyền thống về hát Rang, hát Ví qua nhiều thế hệ, từ bố, mẹ, cô, chú, anh, chị em. Bà đã nuôi dưỡng đam mê về làn điệu hát Ví, hát Rang.

Do đó nghệ nhân vừa tham gia công tác phong trào vừa tìm hiểu, học hỏi qua nhiều thế hệ với mục đích giữ gìn. Bà đã tìm hiểu và học được các thế hệ truyền lại, được nghe các bậc anh chị hát trong các ngày lễ tết của người Mường. Bà đã được học hát Ví, hát Rang từ các chú, cậu, anh chị tiêu biểu như: Chú Hà Văn Dánh, sinh năm 1910 (đã mất), cậu Hà Văn Danh, sinh năm 1915 (đã mất), anh trai Hà Bá Chiếng, sinh năm 1921(đã mất), chị gái Hà Thị Rành, sinh năm 1918 (đã mất). Ngoài ra bản thân bà còn theo học từ các anh, chị tổ chức hát Ví, hát Rang trong các ngày lễ cưới, mừng nhà mới, lễ xuống đồng….đến khi biết hát Ví, hát Rang thì những làn điệu này đã thấm sâu vào tâm thức của bà. Đến nay bà đã nắm vững và trình diễn xuất sắc cả trăm câu Rang cổ cùng những câu hát do bà tự ứng khẩu, sáng tác trong suốt mấy chục năm. Với vốn ngôn từ phong phú, khả năng ứng tác thiên phú, nhanh nhạy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bà cũng có thể

nhanh chóng có những câu hát mới phù hợp với hoàn cảnh mà vẫn đằm thắm, mượt mà. Bà đã từng sáng tác lời Rang tuyên truyền dân số, mừng con dâu mới, mừng huyện Thanh Sơn đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang... hơn nữa vì trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, hát Ví, hát Rang đã làm bạn với bà và giúp bà vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Với niềm đam mê giữ gìn vốn cổ quý báu của dân tộc, nghệ nhân Hà Thị Sóng đã tự mày mò, ghi chép lại những lời cổ của điệu hát với mong muốn để dành cho con cháu sau này. Đã có nhiều người trong xã Lai Đồng và các xã lân cận như xã Kiệt Sơn, xã Đồng Sơn…vì yêu thích điệu hát Rang, hát Ví của dân tộc Mường tìm đến bà để theo học. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng nghệ nhân Hà Thị Sóng vẫn rất minh mẫn nói về làn điệu hát Rang, hát Ví, bà cho biết: Đồng bào dân tộc Mường vốn có truyền thống yêu ca hát, phổ biến là tục hát Rang, hát bỉ (tiếng phổ thông là hát Ví). Không biết hát Ví, hát Rang có từ bao giờ, chỉ biết rằng điệu hát này được các cụ cao niên người Mường trong làng truyền lại cho thế hệ con cháu đến hôm nay. Bà kể nguồn gốc của các điệu hát Ví, hát Rang này xuất phát từ làn điệu đẻ đất, đẻ nước của người Mường. Hát Ví, hát Rang là loài hình truyền miệng, không có chữ viết, câu hát mộc mạc, đằm thắm, bình dị và giản đơn rất gần gũi với giao tiếp đời thường. Hát Rang là dân ca phong tục của người Mường, không có hình thức đối đáp nam nữ, là tiếng hát bản địa của người Mường, do người Mường sáng tác và hát bằng ngôn ngữ Mường, vừa mang tính truyền thống cao, vừa mang tính hiện thực lại có tính lãng mạn rất đậm đà sâu sắc. Tình yêu với điệu hát Ví, hát Rang đã thôi thúc bà Sóng tiếp tục truyền lại cho con cháu mình, để điệu hát mãi duy trì trong đời sống văn hóa cộng đồng. Bản thân bà được chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ và để lưu giữ được những làn điệu hát Rang, hát Ví, truyền thuyết của người Mường. Vì vậy, bà đã tổ chức được 02 lớp học có 40 người theo học, chương trình học bản thân bà Sóng đã tự soạn thành chương trình, có lịch học cụ thể, thời gian tổ chức học vào ban ngày hoặc ban đêm và trong các ngày lễ, tết.

Đến nay số người theo học cơ bản đã nắm được nguồn gốc, truyền thuyết của người Mường và các làn điệu. Từ năm 1980 đến nay bản thân bà được tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ của huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, tham gia trình diễn hát Rang, hát Ví trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương Lễ hội Đền Hùng và đều đạt được giải thưởng, đài truyền hình tỉnh Phú Thọ, đài truyền hình Trung ương về quay thu hình về làn điệu hát Ví, hát Rang và được phát trên kênh VTV5 Đài truyền hình Việt Nam. Trong quá trình công tác tại địa phương bằng lòng đam mê và sự phấn đấu nhiệt tình từ năm 1968 đến năm 1991 và cả khi về nghỉ hưu với chức vụ hội trưởng hội phụ nữ xã. Bản thân bà được tặng thưởng nhiều danh hiệu do thành tích phấn đấu và tích cực tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy hát Ví, hát Rang phục vụ cộng đồng địa phương.

Dự trên cơ sở thực tiễn đó càng cho ta thấy rằng trong các dịp nghi lễ nào không thể thiếu hình thức diễn xướng này. Để khẳng định tầm quan trọng với bảo tồn, phát huy các loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang.

Dựa vào, biểu đồ trên tác giả nhận thấy tỉ lệ số lần nghe của người dân đã từng nghe nghệ nhân biểu diễn các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang chiếm số

Biểu đồ 2.1. Mức độ thường xuyên nghe/xem biểu diễn các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang của người dân địa phương

lượng khá nhiều, biểu đồ chứng tỏ tằng đa số các dân tộc Mường đều biết đến và đã từng thưởng thức các loại hình diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang.

Số lần nghe trên 1 lần là nhiều nhất chiếm 56,1%, qua đó biết rằng người dân nghe qua các buổi giao lưu, hay những lần làm các buổi lễ quan trọng của người dân nơi đây thì đều có loại hình DXDG này.

Trên 5 lần: Chiếm tỉ lệ 28,6%, số lượng nghe nhiều trên 5 lần này thường là các câu lạc bộ hay các nghệ nhân, họ truyền bá và biểu diễn.

Chưa lần nào: Chiếm tỉ lệ 10,9%, chiếm tỉ lệ nhỏ vì đa số những người chưa nghe lần nào sẽ là học sinh ở độ tuổi từ 18 – 25.

Không thích nghe: Chiếm tỉ lệ ít nhất là 8,9%, vì các loại hình DXDG này đã được truyền bá qua rất nhiều thế hệ, chỉ 1 phần nhỏ nào đó vì một số lí do nên mới có hiện trạng không thích nghe.

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)