Kiểm kê, lập danh sách các thông tin, về hát Ví, hát Rang

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 56)

6. Kết cấu khóa luận

3.2. Cách thức tổ chức, để bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình hát Ví, hát Rang

3.2.1. Kiểm kê, lập danh sách các thông tin, về hát Ví, hát Rang

Tân Sơn là huyện miền núi có trên 83% dân số là người dân tộc thiểu số, Tân Sơn có những loại hình văn hóa phi vật thể riêng biệt tạo nên sự đặc sắc. Tuy nhiên những bản sắc văn hóa đó chưa được nhận diện một cách đầy đủ, khoa học. Việc triển khai thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện đã giúp cán bộ và người dân nhận diện chính xác các loại hình văn hóa đồng thời xác định giá trị, sức sống của di sản để đề xuất biện pháp bảo vệ các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một.

Là mảnh đất có nhiều loại hình văn hoá độc đáo như tết nhảy, đu quay, đâm đuống, dệt thổ cẩm... những năm qua, người dân các xã có di sản văn hoá phi vật thể của huyện Tân Sơn đã khôi phục các loại hình văn hoá. Qua việc thực hiện kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện, đã kiểm đếm xác định chính xác các loại hình văn hoá. Sau khi huyện tổ chức tập huấn kiểm kê di sản văn hoá cho 222 học viên thuộc 17 tổ kiểm kê của 17 xã có di sản văn hoá phi vật thể là Tam Thanh, Kim Thượng, Vinh Tiền, Văn Luông, Thu Cúc, Minh Đài, Thạch Kiệt, Xuân Đài, Thu Ngạc, Mỹ Thuận, Xuân Sơn,... Tuy cùng một xã nhưng tiếng nói của đồng bào Mường cũng khác nhau vì thế nên tập quán xã hội và nghệ thuật trình diễn dân gian của người Mường cũng khác nhau. Tạo nên nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của huyện. Ở Tân Sơn hiện vẫn còn lưu giữ được các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm của người Mường, làm rượu hoãng của người Mường. Mặc dù có nhiều loại hình văn hóa như hát Ví, hát Giang, múa Mỡi, nghề thủ công truyền thống của người Mường, khá đặc sắc nhưng những di sản văn hóa

phi vật thể thường chỉ còn trong trí nhớ của những bậc cao tuổi nên nếu không có các biện pháp lưu giữ thì sẽ bị mai một.

Qua việc kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện, ngoài việc nhận diện chính xác các loại hình văn hóa, Tân Sơn đã xác định danh mục di sản văn hóa phi vật thể trong thể thao và du lịch xây dựng đề án, kế hoạch bảo tồn và phát huy các loại hình DXDG hát Ví, hát Rang. Để di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn không bị mai một, huyện nên có kế hoạch bảo tồn và phát huy những di sản để những làn điệu hát Ví, hát Rang, lễ hội truyền thống... của các dân tộc trên địa bàn luôn vang vọng giữa núi rừng Tân Sơn.

3.2.2. Phát triển các buổi giao lưu, hoạt động diễn xướng dân gian hát Ví, hát Rang

Vào dịp Lễ hội đền Hùng-Giỗ tổ Hùng Vương, bà con dân tộc Mường ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tưng bừng phấn khởi khi được góp vui bằng điệu hát Ví, hát Rang trong ngày lễ trọng của đất nước.Trong di sản văn hóa phi vật thể của người Mường, điệu hát Ví, hát Rang được đồng bào nâng niu trân trọng gìn giữ. Hát Ví, hát Rang xuất phát từ bộ sử thi "Đẻ đất, đẻ nước" của dân tộc Mường. Câu chuyện từ thuở sơ khai đến khi bản Mường ổn định được kể lại bằng những câu văn vần dễ nhớ, dễ thuộc. Chính nhịp điệu ấy được truyền miệng để cất rồi cất lên thành tiếng hát. Đặc điểm sinh sống lao động của người Mường ở vùng đồi núi, do vậy tiếng hát cũng theo chân đồng bào lên nương rẫy, ra bờ suối, bìa rừng. Người ở đồi bên này dùng tiếng hát để gọi người bên kia đồi. Không những vậy, điệu hát Ví, hát Rang còn trở thành lời tâm tình hò hẹn để trai gái đứng bên bờ suối đối đáp giao duyên.

3.2.3. Phát triển đội ngũ nghệ nhân, trao truyền hát Ví, hát Rang cho các thế hệ kế cận hệ kế cận

Truyền dạy lại điệu Ví, Rang cho những người yêu thích làn điệu này. PTĐT - Bước vào tuổi bát thập nhưng mắt bà vẫn sáng, dáng đi nhanh nhẹn, đặc biệt là giọng hát vẫn còn vang, bà là nghệ nhân Hà Thị Sóng người dân tộc Mường, ở khu Vường 1, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn. Được làm quen với điệu Ví, Rang

từ khi còn nhỏ, nhưng đến khi tham gia công tác phụ nữ tại địa phương, bà Sóng mới hát Ví, hát Rang thường xuyên hơn. Cuộc sống khi ấy rất khó khăn, vất vả, nhưng không khi nào thiếu lời ca, tiếng hát. Với niềm đam mê giữ gìn vốn cổ quý báu của dân tộc, nghệ nhân Hà Thị Sóng đã tự mày mò, ghi chép lại những lời cổ của điệu hát với mong muốn để giành cho con cháu sau này.

Đã có nhiều người ở các xã Kiệt Sơn, xã Tân Minh, vì yêu thích điệu hát Ví, hát Rang của dân tộc Mường đã tìm đến bà Sóng theo học. Bà Sóng kể, nguồn gốc của các điệu hát Ví, hát Rang này xuất phát từ làn điệu đẻ đất, đẻ nước của người Mường. Vì vậy, các điệu hát Ví, hát Rang có 3 làn điệu chính. Hát Rang được coi là có đẳng cấp hơn hát Ví. Vì các bài, ca từ của hát Rang lại phải thành bài, có nội dung phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh của người tham gia. Ca từ trong hát Rang là do người hát tự ứng khẩu, rồi cũng được lựa chọn, sàng lọc qua thời gian và lưu truyền mà thành.

Hát Rang truyền thuyết (Rang chuyện) là thể loại kể truyện cổ tích, truyền thuyết, lời dặn dò của người Mường. Điệu hát này được kèm theo điệu nhạc bằng trống cái, chỉ có 1 người hát chính: “Hình nhớ ơ ơ ơ ơ ơ tất tới hờ chùa Rang lái Rang, thảng tới hờ chùa mằng lái mằng pằng tới hờ chùa moọc lái moọc, sỏ tảnh róc pào táo hởm púng páo 12 dòng kẻng kiểng tới hờ…”. Nếu như hát Rang chuyện là những câu chuyện về lịch sử, thì hát Rang giao duyên, hay còn gọi là Rang ghẹo, thì nội dung là hát về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước. Bà Sóng vui vẻ kể cho chúng tôi nghe, thời bà còn trẻ, vào những đêm trăng sáng, câu hát đối đáp, giao duyên tìm bạn của nam nữ trong làng luôn vút cao, hai bên hát đối đáp để thể hiện tình cảm của mình. Hát Rang ghẹo có nam và nữ cùng hát, nhạc điệu bằng trống cái. Sau câu hát đối giao duyên có ba tiếng trống hoặc mõ. Nữ hát: Hính nhớ ơ ơ ơ ơ ơ ủn èng thiểng pò rêng lá lá, ủn èng cặp lái thiểng po rêng quèn quèn, chằng hày pán thìm thí thìm théng tứ duyền này ủn cặp lái là chảng ởi (Em nghe tiếng sao mà lại lạ lạ, em nghe tiếng sao mà lại quen quen, chẳng hay bạn em quen lâu nay mới gặp).

Trong ba điệu hát, thì hát Ví là những câu hát đối đáp về tình yêu đôi lứa, dễ hát, dễ thuộc, nên đa phần những học trò của bà đều chọn điệu hát này để học. Xen giữa buổi trò chuyện là những câu hát Ví về tình yêu đôi lứa. Khác với Rang chuyện và Rang ghẹo, phần mở đầu dạo nhạc bằng câu: “Pấu rắng là bón da ới” xong mới vào nội dung câu hát. Hát Ví là lối hát đối đáp giữa nam và nữ. Những câu hát: Pấu rắng là bón da ới thấy èm ành cùng muốn thường, cải nước muốn chảy nhưng mường chằng đáo là bón da ới (Thấy em anh cũng muốn thương, cái nước muốn chảy nhưng mương chẳng đào), người nữ đáp lại: Thấy ành èm cùng muộn cháo chỉ lò mít chịn cánh đào của người là bón da ời (Thấy anh em cũng muốn chào, chỉ lo mít chín cành cao của người).

Câu Ví, câu Rang đã làm cho đời sống văn hóa của người dân tộc Mường nơi đây thêm phần phong phú. Gắn bó lâu năm với câu hát truyền thống người Mường. Với vốn ngôn từ phong phú, khả năng ứng tác thiên phú, nhanh nhạy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các nghệ nhân cũng có thể nhanh chóng có những câu hát mới phù hợp với hoàn cảnh mà vẫn đằm thắm, mượt mà. Ngoài hát ba làn điệu cổ đó, còn sáng tác nhiều lời bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, về tình đoàn kết giữa các dân tộc, con Lạc, cháu Hồng tụ hội về Đền Hùng. Cũng chính vì vậy mà nhiều người đã biết đến câu Ví, câu Rang đằm thắm của dân tộc Mường và đến tận nhà bà để xin theo học.

Tính đến nay, nghệ nhân Hà Thị Sóng đã truyền dạy cho hơn 40 học trò ở trong và ngoài xã Lai Đồng. Chị Phùng Thị Lịch, một trong những người theo học hát cho biết: “Bà Sóng là người rất đam mê với câu hát của dân tộc Mường, ai muốn học đều được bà sẵn sàng chỉ dạy. Chúng tôi cố gắng học hỏi từ bà để câu Ví, câu Rang của người Mường Phú Thọ không bị mai một”.

Một đời gắn bó với câu hát Ví, Rang bà Sóng chỉ mong muốn, hy vọng những đóng góp, cống hiến của bà sớm được ghi nhận, góp thêm niềm vui cho người cả đời tâm huyết với câu hát Ví, Rang.

3.2.4. Tổ chức dạy và học hát Ví, hát Rang trong trường học

Mô hình “Trường học gắn với văn hóa truyền thống địa phương không gian văn hóa Mường” tại Trường Tiểu học Tân Sơn. Đồng bào DTTS đã tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình như tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian, lễ hội, trang phục, ẩm thực đến nghệ thuật trình diễn dân gian đá. Nhiều địa phương trong tỉnh đã có những cách làm sáng tạo để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS.

Mỗi vùng miền, tùy theo cách phát âm cũng như cách hiểu đã sinh ra nhiều tên gọi khác nhau của hát Rang. Có vùng gọi là hát Giang, có vùng lại phát âm thành hát Đang, hát Dang hay hát Tang... Qua nghiên cứu điền dã, tác giả thấy cách gọi hát thường Rang được người dân dùng nhiều. Ở Lai Đồng, người ta thường chỉ gọi là hát Rang, tiếng hát mộc mạc đằm thắm, tiếng nói dung dị đời thường, sự kể lể tâm trạng được thể hiện trên các cung bậc trầm bổng của âm thanh. Rang được coi là thứ ngôn ngữ đặc biệt dùng trong giao tiếp hàng ngày.

Hát Rang ra đời khởi nguồn từ trong cuộc sống lao động của người dân, lưu truyền lại theo hình thức truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Cùng với hát lời thương, rang ra đời sớm hơn so với các thể loại hát giao duyên khác như hát bộ mẹng (lối hát cửa miệng), hát đại lải (lối hát nói vần). Trong giai đoạn hiện nay, rang đang dần mất đi ở nhiều vùng, nhiều nơi nhưng riêng ở Lai Đồng vẫn có những nghệ nhân lưu giữ và trao truyền lại cho các thế hệ kế tiếp vốn tài sản dân ca quý này.

Trong số các di sản văn hóa của đồng bào DTTS, nghệ thuật trình diễn dân gian còn được lưu giữ khá đầy đủ như hát: Hát Sình ca, diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, chạm ống, múa xênh tiền, hát Ví, hát Rang… của dân tộc Mường. Nhằm giúp các em học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, Trường Tiểu học Tân Sơn xã Tân Sơn, huyện Tân Sơn đã thực hiện mô hình “Trường học gắn với văn hóa truyền thống địa phương không gian văn hóa Mường”. Cán bộ, giáo viên nhà trường đã vận động các phụ huynh, người dân trong và ngoài xã

ủng hộ các đồ dùng, công cụ lao động, trang phục đặc trưng của người Mường, sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến văn hóa truyền thống địa phương, ghi chép lại những lời bài hát, truyện cổ để xây dựng thành bộ tài liệu của trường lưu giữ tại thư viện nhà trường đưa ra thư viện thân thiện để học sinh được tiếp cận. Ngoài ra, nhà trường còn mời các nghệ nhân đến dạy hát Ví, hát Rang cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em hiểu thêm về bản sắc văn hóa Mường. Tại một số lớp cũng sưu tầm và trưng bày theo khuôn khổ không gian của lớp mình, xây dựng góc cộng đồng “Không gian văn hóa Mường”, đồng thời các giáo viên trong trường còn tự vẽ trang trí các họa tiết đặc trưng để tạo không gian văn hóa Mường giúp các em thêm hiểu, thêm yêu nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Không chỉ có Trường Tiểu học Tân Sơn mà nhiều trường học phổ thông dân tộc nội trú huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng cũng góp phần không nhỏ, giúp các em học sinh có ý thức hơn trong việc gìn giữ nét văn hóa độc đáo của các DTTS trên địa bàn tỉnh.

3.2.5. Đầu tư nguồn kinh phí để lưu truyền hát Ví, hát rang, đưa hát Ví, hát Rang vào chương trình du lịch Rang vào chương trình du lịch

Đứng trước nguy cơ những nét văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Mường đang dần bị mai một, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa Mường đối với sự phát triển toàn diện của huyện, UBND huyện đã xây dựng "Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025". Theo Đề án, mỗi xã có ít nhất 1 câu lạc bộ văn hóa trình diễn văn hóa dân tộc Mường, từ 30% đến 50% số xã có nhà sàn, kiêm nhà trưng bày truyền thống tại trung tâm xã. Sưu tầm và trưng bày dụng cụ lao động sản xuất, đồ gia dụng, tRang phục, đạo cụ dân tộc Mường còn lại trong cộng đồng; 50% khu dân cư có từ 50% đồng bào dân tộc Mường trở lên, các trường Tiểu học, THCS, THPT thành lập được đội văn nghệ trình diễn văn hóa dân tộc Mường. Đồng thời khôi phục tRang phục dân tộc Mường để cán bộ và nhân dân có thói quen mặc tRang phục dân tộc trong các dịp lễ, hội.

Để đạt được mục tiêu của Đề án, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Mường. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng.

Sau 4 năm triển khai đề án đã bước đầu phát huy hiệu quả thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là thanh thiếu niên, học sinh trong toàn huyện), từ việc cho ra mắt gần 100 câu lạc bộ văn hóa dân tộc Mường; bảo tồn trên 300 chiếc chiêng; 400 bộ quần áo, gần 100 nhà sàn truyền thống và nhiều đồ dùng lao động, sản xuất, sinh hoạt vẫn được bảo tồn trong các gia đình đồng bào dân tộc Mường. Phục dựng 3 di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian (Diễn tấu cồng chiêng, chàm đuống, chạm ống, múa sênh tiền, múa trống đu và hát Ví, hát Rang). Lễ hội truyền thống đình Lưa, xã Tân Lập và phục chế hiện vật là công cụ, dụng cụ lao động sản xuất, nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mường (cối giã gạo, khung cửi dệt vải, cọn nước...) với sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân dân gian, người am hiểu di sản.

Bên cạnh đó, huyện đã hình thành các tuyến du lịch trải nghiệm làng quê nông thôn mới gắn với giữ gìn văn hoá truyền thống và các trò chơi dân gian. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại xã Khả Cửu gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Đặc biệt từ sau khi triển khai, bước đầu đã thu hút trên 3000 khách đến tham quan, chụp ảnh, ngoài những đoàn khách trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc Mường trong nước, còn có những đoàn khách quốc tế đến từ các nước: Ấn độ, Nhật, Hàn Quốc... cảm nhận chung đều để lại những ấn tượng tốt và cảm xúc trong lòng du khách. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa

Một phần của tài liệu Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình diễn xướng dân gian hát ví, hát rang của dân tộc mường phú thọ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)