7. Cấu trúc khoá luận
1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá của hai nước Đức giai đoạn 1949 đến
1.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Cộng hoà liên bang Đức từ năm
1949 đến năm 1989.
a. Tình hình kinh tế
Sau khi thành lập, nước Cộng hoà liên bang Đức nhanh chóng đạt được mức phát triển thần kì. Đến những năm 50 của thế kỉ XX quốc gia này trở thành nền kinh tế mạnh nhất Châu Âu và đứng thứ hai sau Hoa Kì. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1950 đến năm 1960 là 8%. Trong thập niên 50, mức thu nhập bình quân đầu người tăng gấp hai lần, việc cung cấp nhà ở trở nên thoả mái hơn. Trong các cửa hàng, các mặt hàng đa dạng và phong phú hơn, tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát giảm xuống mức thấp nhất.
Sự phát triển của Tây Đức trong thời gian này được đánh giá là sự phát triển kì diệu. Nguyên nhân đưa tới sự phát triển đó là do một số nguyên nhân:
- Cộng hoà liên bang Đức nhận được sự viện trợ cảu Hoa kì từ kế hoạch Macsan nên có tiền để đầu tư, khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Nhận được các đơn đặt hàng của Hoa Kì từ cuộc chiến tranh Triều Tiên nên công nghiệp có điều kiện phát triển hơn.
- Thu hút được số lượng lớn các lao động có tay nghề từ Đông Đức sang làm việc.
- Sự tham gia vào cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) tạo thị trường lớn cho hàng hoá nước Đức.
- Chính sách thuế của nhà nước khuyến khích các công ty đầu tư vốn. - Các ngân hàng cung cấp vốn đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn cho các ngành công nghiệp.
Nhưng đến từ thập niên 60 của thế kỉ XX trở đi, tốc độ tằn trưởng kinh tế giảm sút so với giai đoạn trước. Cộng hoà liên bang Đức dần dần thua Nhật Bản về sản xuất công nghiệp và tụt xuống thứ ba thế giới sau Hoa Kì và Nhật Bản. Tuy vậy, Tây Đức vẫn là một đối thủ đáng gờm của Hoa Kì và Nhật Bản.
Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, cùng tình trạng chung của thế giới, cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1973) làm cho tình hình kinh tế Tây Đức bị chao đảo, kinh tế đi vào suy thoái nghiêm trọng, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao chưa từng có. Số người
thất nghiệp năm 1979 lên đến 1 triệu người trong đó có 40% là người dưới 30 tuổi và liên tục tăng số người thất nghiệp những năm sau đó.
Trước thực trạng đó của đất nước, Tây Đức đa thực hiên cải cách cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách kĩ thuật đặc biệt là trong ngành điện tử. Nhờ có sự thay đổi nhanh chóng và phù hợp nên nền kinh tế nước Tây Đức đã dần khôi phục và phát triển trở lại.
Như vậy, từ năm 1949 đến năm 1989, kinh tế nước Cộng hoà liên bang Đức phát triên mạnh mẽ mặc dù trải qua những giai đoạn khó khăn, suy thoái, khủng hoảng, nhưng sau đó lại đứng vững và tiếp tục phát triển. Đây chính là sức mạnh cần thiết cho công cuộc tái thống nhất đất nước vào năm 1990.
b. Tình hình chính trị
Vấn đề nước Đức đã được nêu rõ trong hội nghị Posdam. Tuy nhiên các nước Anh, Pháp, Hoa Kì không thực hiện theo những điều đã cam kết trong hội nghị mà xây dựng một nhà nước Đức riêng rẽ, chia đôi đất nước Đức làm hai với hai chế độ chính trị khác nhau. Được sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài, đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo lên nắm chính quyền ở Tây Đức trong suốt thời gian đầu. Sau khi đảng này giành được chính quyền đã đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, gần 200 tổ chức tiến bộ bị cấm.
Về đối ngoại, chính quyền Cộng hoà liên bang Đức không công nhận đường biên giới tồn tại sau chiến tranh, đòi khôi phục lại vùng biên giới từ năm 1937. Năm 1954, Hoa Kì đưa Cộng hoà liên bang Đức vào khối quân sự NATO và biến Tây Đức trở thành một “lực lượng xung kích” chống lại Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Trong một thời gian ngắn, những tướng tá và sĩ quan của Đảng quốc xã đã xây dựng một quân đội liên bang với số quân 50 vạn người, làm cơ sở để triển khai một đội quân đông đảo trong trường hợp cần thiết. Ngày 23/6/1966, Nghị viện Tây Đức thông qua đạo luật độc quyền đại diện cho cả nước Đức công khai cho chính phủ Tây Đức được quyền thi hành pháp luật và chủ quyền ở bên ngoài biên giới Tây Đức trên một vùng rộng 225 nghìn km2 (bao gồm cả Cộng hoà dân chủ Đức, và một phần đất đai của Ba Lan và Liên Xô. Quân đội Cộng hoà liên bang Đức được trang bị vũ khí nguyên tử và phương tiện chuyên trở vũ khí.
Tháng 9/1969, một cuộc bầu cử diễn ra ở Cộng hoà liên bang Đức, Đảng xã hội dân chủ quyết định cắt đứt quan hệ với đảng dân chủ Thiên chúa giáo. Họ hứa hẹ sẽ cải thiện quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, đảm bảo an ninh Châu Âu. Sau đó đảng này đã thắng cử và thành lập chính phủ do Willy Brandt đứng đầu. Ngày 12/8/1970, Liên xô và Cộng hoà liên bang Đức ký kết hiệp ước công nhận tất cả các đường biên giới hiện tại ở Châu Âu, kể cả đường biên giới giữa Đức và Ba Lan, biên giới giữa hai nước Đức. Ngày 7/12/1970, Cộng hoà liên bang Đức và Ba Lan ký hiệp ước bình thường hoá quan hệ, tôn trọng biên giới và lãnh thổ của nhau. Trong thời gian cầm quyền, Đảng xã hội dân chủ đã thực hiện đường lối đối nội và đối ngoại tiến bộ hơn.
Từ năm 1982,chính phủ liên minh hai đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo và đảng Liên minh xã hội thiên chúa giáo lên cầm quyền ở Tây Đức. Tiếp tục thực hiện chính sách chống cộng sản và âm mưu sáp nhập Cộng hoà dân chủ Đức vào lãnh thổ của mình.
c. Tình hình xã hội
Trong suốt thời gian tồn tại của mình Cộng hoà dân chủ Đức luôn luôn phải đối phó với tình trạng dân di cư sang phía Tây. Cộng hoà liên bang Đức lại phải đối mặt với một vấn đề ngược lại là phải đón nhận một số dân khổng lồ từ nơi khác đến, khiến cho dân số Tây Đức không ngừng tăng lên và tăng dần qua các năm.
Nguồn dân di cư này tạo cho Tây Đức một lượng lao động dồi dào để phát triển kinh tế. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân giúp cho Tây Đức phát triển kinh tế một cách nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi đó, chính quyền Cộng hoà liên bang Đức phải đối mặt với khó khăn vì dân số tăng lên một cách nhanh chóng làm cho tình hình cung ứng nhà ở trở nên khó khăn, người dân không có nhà ở. Các vấn đề như ôi nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, vấn đề việc làm… làm cho Cộng hoà liên bang Đức phải có những chính sách kịp thời.
Qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy rằng quá trình di dân từ Đông Đức sang Tây Đức do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Cộng hoà liên bang Đức là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Châu Âu, hàng hoá phong phú, chất lượng tốt mà giá cả vừa phải. Vì vậy, Tây Đức có một sức hút mãnh liệt với những người đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thứ hai, Cộng hoà liên bang Đức luôn thi hành chính sách chống cộng, nên bằng mọi cách để tuyên truyền, lôi kéo người dân về phía mình, gây rối loạn cho các nước XHCN.