7. Cấu trúc khoá luận
2.1. Quá trình tái thiết thực hiện thống nhất Đức1989 – 1990
2.1.2.1. Hợp nhất về chính quyền
Trong những tháng mùa hè năm 1990, hàng loạt các hoạt động diễn ra ở Born và Đông Berlin liên quan đến việc thống nhất chính trị giữa hai nước Đức. Vào thời gian này sự sụp đổ của nền kinh tế kế hoạch của Đông Đức trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là sự sụp đổ thương mại khối COMECON dần hiện rõ. Các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và đứng trước bờ vực tan rã. Sự khác biệt cộng nghệ giữa Đông và Tây Đức ngày càng xa. Máy móc của Đông Đức ngày càng cũ kĩ, lạc hậu, hàng hoá chất lượng kém nhưng chi sản xuất lại lớn, giá cả hàng hoá cao. Hàng hoá sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Điều nay gây ra một lãng phí tài chính quá lớn, năng suất lao động ở Đông Đức chỉ bằng 1/3 ở Tây Đức. Trong các ngành dệt, đóng tàu, hoá chất, sắt ở Đông Đức đều tồn tại một số lượng sản phẩm lớn sản xuất ra nhưng không bán được. Các cơ sở sản xuất ở đây đều bị ngưng trệ hoặc phải tạm dừng hoạt động. Cơ sở hạ tầng ở Đông Đức trở nên tồi tệ, xuống cấp nghiêm trọng cần được sửa chữa và xây dựng lại. Môi trường ôi nhiễm nặng do tất cả các nhà máy và hộ gia đình đều sử dụng một nguồn chất đốt duy nhất là than nâu. Vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn lúc này cần phải giải quyết, sự thống nhất về kinh tế, tiền tệ, tài chính giữa hai nước Đức vẫn chưa tạo ra được một thế đủ mạnh để giải quyết tất cả những khó khăn mà nước Đức đang gặp phải. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra điều kiện thuận lợi để thúc đẩy việc thống nhất chính trị diễn ra ở Đức một cách nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, Chancellor Kohl cần phaỉ thúc đẩy sự thống nhất về chính trị, hành chính để xây dựng một chính phủ thống nhất, đưa ra một chế tài đủ mạnh giải quyết các vấn đề này, đưa nước Đức phát triển.
Để đi tới thống nhất Đức, ngày 5 – 5 – 1990 vòng đàm phán đầu tiên của các hội nghị “Hai cộng Bốn” đã diễn ra tại Bonn giữa Ngoại trưởng sáu nước bao gồm Anh, Pháp, Hoa Kì, Liên Xô, Cộng hoà liên bang Đức và Cộng hoà dân chủ Đức. Chủ đề chính của vòng đàm phán là vấn đề đồng minh. Trong chương trình
nghị sự của Hội nghị sẽ bàn bạc các vấn đề liên quan đến tình trang của Berlin, quyền tự quyết của nước Đức và những vấn đề quân sự, chính trị có liên quan đến việc thiết lập một cấu trúc Châu Âu mới, các thành viên tham gia hội nghị đồng ý với nhau ở năm vấn đề chính:
1. Những vấn đề về lãnh thổ: Nước Đức cam kết tôn trọng các đường biên giới tạm thời ngoài nước Đức, công nhận danh giới Oder – Neisse là đường biên giới giữa Đức và Ba Lan.
2. Nước Đức sau khi thống nhất cam kết sẽ không tiến hành chiến tranh xâm lược cũng như duy trì sự thù hận đối với các nước khác, không phục hồi chủ nghĩa phát xít. Nước Đức đượ tự do lựa chọn tham gia bất kì liên minh nào mà họ muốn.
3. Nước Đức phải từ bỏ việc chế tạo, sản xuất và kiểm soát các vũ khí nguyên tử, sinh học, hoá học.
4. Quân đội Liên Xô phải rút khỏi Cộng hoà dân chủ Đức.
5. Những cam kết về phần quân đội Đức trên lãnh thổ Cộng hoà dân chủ Đức [14;71-72].
Từ tháng 7 – 1990, các bên bắt đầu thảo luận ở Đông Đức về hiệp định thứ hai “Hiệp ước thống nhất”. Ngày 16 – 7 – 1990, Helmuhl Kohl và lãnh đạo Liên Xô M. Goocbachop tuyên bố một bước đột phá trong vấn đề đồng minh. Nước Đức sẽ tiếp tục là thành viên của NATA sau khi thống nhất. Ngày 22 – 7 – 1990, Quốc hội Đông Đức thông qua luật về tái lập các bang trong nước.
Vào tháng 8 và tháng 9 – 1990, hàng loạt sự kiện diễn ra làm cho vấn đề thống nhất chính trị trở nên bức thiết hơn. Trong tuần đầu tháng 8 – 1990, 250.000 nông dân Đức xuống đường biểu tình đòi chống lại vấn đề thị trường, sự trượt giá của nông sản, hàng hoá và yêu cầu chính phủ trợ giá, ủng hộ trong quá trình sản xuất, cải thiện đời sống. Ngày 22 – 8 – 1990, các bác sĩ biểu tình về những vụ y khoa loại hai đang tồn tại ở Đông Đức và mức lương của hộ chỉ bằng 1/3 so với mức lương của các đồng nghiêp ở Tây Đức. Hai tuần sau đó, con số thất nghiệp ở Đông Đức tăng lên 300.000 người kể từ khi thống nhất tiền tệ. Chính quyền Chancellor Kohl phải đối mặt với sự thù địch của dân chúng ngày càng căng thẳng.
Ngày 23 – 8 – 1990, Quốc hội Đông Đức thông qua quyết định sáp nhập Cộng hoà dân chủ Đức vào Cộng hoà liên bang Đức từ ngày 3 – 10 – 1990. Cuối tháng 8 – 1990, tình hình kinh tế trở nên ảm đạm hơn, 10.000 người biểu tình ở Đông và Tây Berlin đòi các quyền xã hội, đặc biệt là quyền lợi của người phụ nữ trong 12 tuần đầu mang thai.
Trước tình hình đó, ngày 31 – 8 – 1990 Hiệp ước được kí kết tại Đông Đức. Hiệp ước gồm 8 chương, 45 điều. Trong đó 1 chương đề cập đến vấn đề thống nhất hành chính ở Đức bao gồm việc sáp nhập các bang của Đông Đức vào Tây Đức, việc chọn thủ đô, quy định ngày thống nhất đất nước là ngày 3 – 10 – 1990. Chương 2, nói đến những sửa đổi trong luật cơ bản sao cho phù hợp với tình hình mới của nước Đức. Chương 3, đề cập đến sự phối hợp hài hoà luật pháp giữa hai nhà nước. Chương 7 bao gồm quy định về luật lao động, phúc lợi xã hội, gia đình, phụ nữ, sức khoẻ cộng đồng và vấn đề bảo vệ môi trường.
Cả hai quốc hội phê chuẩn vào ngày 20 – 9 – 1990 với trên hai phần ba số phiếu. Theo như các điều khoản đã được kí kết giữa hai nhà nước Đức, năm bang ở Đông Đức được tổ chức lại và 23 quận ở Berlin hợp thành một tiểu bang là Berlin, nơi đặt trụ sở của nghị viện và chính phủ sẽ được chọn một ngày sau ngày thống nhất quốc gia. Ngày 3 – 10 – 1990 được lấy làm ngày lễ tưởng niệm thống nhất đất nước Đức. Như vậy, từ tháng 9 – 1990 nước Đức bao gồm 16 bang, kể cả Berlin.
Ngày 24 – 9 – 1990, Đông Đức chính thức rút khỏi Hiệp ước Vacxava. Ngày 1 – 10 – 1990, nước Đức hoàn toàn tự chủ. Các đặc quyền của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ 2 bị bãi bỏ kể từ ngày 3 – 10 -1990. Ngày 3 – 10 – 1990, vào nửa đêm, lá cờ quốc kì đen, đỏ, vàng của Đông Đức trên chốc nhà Quốc hội bị kéo xuống mà thay vào đó là lá cờ của Cộng hoà liên bang Đức. Ngày hôm đó trở thành ngày thống nhất nước Đức. Tuy nhiên quá trình thống nhất đất nước vẫn chưa hoàn tất. Một chính phủ mới chưa được thiết lập thông qua bầu cử tự do. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tổ chức một ngày bầu cử để hợp pháp việc thành lập một nhà nước Đức thống nhất, hoàn thành công cuộc thống nhất về chính trị.
Ngày 3 – 10 – 1990, cơ quan lao động liên bang đưa ra thông báo là vào ngày 6 – 11- 1990 có 538.000 người Đông Đức thất nghiệp và trong một thời gian không xa con số này có thể tăng lên đến 1,6 triệu người. Vào tháng 10 và tháng 11 Đảng CDU của Kohl vẫn hi vọng tranh thủ được sự ủng hộ của của các cử tri Đông Đức để hoàn thành thống nhất nước Đức trong vòng chưa đầy một năm. Tuy nhiên, tại Tây Đức thì Kohl không được sự ủng hộ của chính quyền các tiểu bang. Chính phủ của các tiểu bang yêu cầu chính phủ Kohl chuyển nhiều quỹ hơn cho họ để họ phát triển vùng kinh tế phía Đông và giúp đỡ một số lượng lớn người Đông Đức chạy sang Tây Đức tị nạn trước đó. Để vận động tranh cử, ngày 22 – 11- 1990 lãnh đạo Đảng CDU tuyên bố: nước Đức thống nhất có thể cung cấp tiền cho chính quyền tiêu bang để giải quyết các vấn đề mà không tăng thuế.
Trong khi đó lãnh đạo Đảng SPD khi tiến hành vận động tranh cử đã đưa ra những cảnh báo về thảm hoạ kinh tế, xã hội, chính trị khi hai nhà nước Đức tái thống nhất thành một nhà nước. Chỉ 3 ngày sau đó, ở Đông Đức có 90 người thuộc chủ nghĩa Đức quốc xã mới bị bắt giữ tại một cuộc biểu tình bất hợp pháp. Ở Cottbus cũng trong tuần đó, có thông báo về việc sản xuất xe ôtô Tranbant đã bị gián đoạn từ cuối năm 1989 và có khoảng từ 40 đến 45 công ti của Đông Đức buộc phải đóng cửa làm cho 50.000 người mất việc làm.
Kết quả cuộc bầu cử ngày 3 -12 -1990 là một chiến thắng toàn diện của Đảng CDU và Kohl. Điều này có thể thấy qua được qua những số liệu được thể hiện ở những bảng tổng hợp dưới đây.
Bảng 3: Kết quả cuộc bỏ phiếu ở Berlin ngày 2 – 12 – 1990
Các đảng Berlin Tây Berlin Đông Berlin
% Trước tiên % Trước tiên % Trước tiên CDU 43.3 100 48.9 37.7 25 18.6 SPD 30.5 76 29.5 37.7 32.1 34.0 PDS 9.2 23 1.1 - 23.6 30.0
FPD 7.1 18 7.9 3.9 5.6 2.2
GAL 5.0 1 6.9 11.8 1.7 -
A90/L 4.4 11 1.4 - 9.7 9.9
Reps 3.1 - 3.7 7.5 1.9 -
Nguồn German reunification: a reference guide and commentary
Bảng 4: Kết quả cuộc bầu cử ở Đức ngày 2 – 12 – 1990
Các đảng Số phiếu dành được (%) CDU 36.7 CSU 7.1 DSU 0.2 SPD 33.5 FDP 11 PSD 2.4 Green 3.9 Green/Alliance 90 1.2 Republicans 2.1 Các đảng khác 1.9
Nguồn German reunification: a reference guide and commentary
Số liệu tổng hợp trong 2 bảng thống kê cho thấy: Đảng CDU dành đước 36,7% số phiếu bầu ở Đức (trong đó chỉ được 35,9% ở Tây Đức và 43,4% ở Đông Đức). Trong khi đó các đảng như CSU,DSU chỉ chiếm được 7,3 số phiếu. Đảng SPD chỉ đạt được 33.5% số phiếu bầu. Điều đó cho thấy rằng, cử tri Đức muốn tìm một Đảng có thể giải quyết được vấn đề mà nước Đức đang phải đối mặt để có thể đi đến hợp nhất hai nước Đức thành một”. Tổng thống Hoa Kì Bush cho đây là một “bước đi lịch sử tăng dần tầm quan trọng của nước Đức ở Châu Âu trong tương lai”
Sau chiến thắng của đảng CDU và Kohl, hàng loạt điện mừng từ các nước gửi đến chúc mừng. Cựu Tổng thống Pháp Mitterand cho đây là “một năm của lịch sử nước Đức và Châu Âu”