7. Cấu trúc khoá luận
3.1. Thành tựu của quá trình hoà hợp dân tộc Đức
3.1.1. Về kinh tế
Vào đầu thập niên 90, sau khi thống nhất đất nước, nền kinh tế CHLB Đức gặp nhiều khó khăn trong Quá trình cải tổ kinh tế, hòa hợp kinh tế giữa hai miền và nhiều bất lợi. Sự chênh lệch trong cơ cấu tiền lương, giá cả giữa, hệ thống xí nghiệp có thiết bị công nghệ lạc hậu, làm ăn thua lỗ ở CHDC Đức cần được nâng cấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, số người thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp thời kỳ 1989 – 1998 là 8,7%; năm 1996 là 10,3%; năm 2005 là 10,6%, nhiều xí nghiệp phải đóng cửa. Do đó, chính quyền Liên bang Đức đã phải thực hiện việc tài trợ về kinh tế cho Đông Đức. Việc tài trợ để tái thiết nền kinh tế Đông Đức đã được thực hiện theo từng năm, và sẽ mất một số tiền lớn. Ví dụ, theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, ít nhất nước Đức phải chi phí hết 1000 tỷ DM vào việc tái thiết và đầu tư phát triển kinh tế – xã hội để phát triển vùng Đông Đức ngang bằng với Tây Đức vào năm 1994.
Bảng 5: Mức tăng trưởng GDP và cán cán ngân sách chính phủ của CHLB Đức qua một số năm (đơn vị: %)
Năm 1989 - 1990 1990 1994 1996 1997 2003 2004 Mức tăng trưởng GDP 2,7 5,7 2,9 1,4 2,5 - 0,1 1,7 Cán cân ngân sách chính phủ -2 -2 -2,4 -3,6 -3,1 -2,6 -2,4 Theo Tongquannenkinhtechlbduc
Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng mức tăng trưởng GDP của Cộng hoà liên bang Đức giai đoạn 1989 đến 2004 mức tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, đỉnh điểm làm năm 2003 mức tăng trưởng GDP đạt mức tăng trưởng- 0,1%. Tuy nhiên, với một nền kinh tế lớn như Đức, đây vẫn không phải là một con số đáng lo ngại. Những con số đó cho thấy rằng, việc tái thống nhất nước Đức, hình thành một nền kinh tế chungkhông tác động sấu đến sự tăng trưởng kinh tế nước Cộng hoà liên bang Đức. Sau 15 năm tái thống nhất, nền kinh tế Đức đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất của châu Âu.
Mức chi từ ngân sách chính phủ từ khi tái thống nhất đến năm 2004 không khi nào là không âm, ngân sách chính phủ phải chi ra hàng năm khá cao đỉnh điểm là năm 1996 lên đến -3,6 %, chúng ta có thể thấy rằng mức chi GDP cho sự phát triển kinh tế và hỗ trợ thất nghiệp là rất lớn.
Từ năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế Đức dần đi vào ổn định. Đến năm 2016 kinh tế Đức bước vào năm thứ 7 tăng trưởng liên tục, tỷ lệ người có việc làm đạt mức kỷ lục, nguồn thu của nhà nước và cơ quan bảo hiểm gia tăng. Nợ mới của liên bang giảm xuống con số 0. Bước ngoặt năng lượng được thúc đẩy – các nguồn năng lượng tái tạo đang trên đường phát triển thành những công nghệ quyết định việc sản xuất điện năng. Ngoài ra cuộc cải cách các hệ thống xã hội trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới 2000 dưới tên gọi Nghị trình 2010 đã làm cho nước Đức vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tốt hơn các nước khác trong khu vực đồng tiền chung Euro.
Hiện nay, Cộng hoà liên bang Đức là nước đứng đầu phát triển công nghiệp trong Liên minh Châu Âu (EU) và đứng thứ tư thế giới sau Hoa kì, Trung Quốc và Nhật Bản. Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu.
3.1.2. Về chính trị - xã hội
Việc tái thống nhất về chính trị đã gần như trọn vẹn. Kể từ khi tái thống nhất, các vấn đề chính trị được thực hiện một cách công bằng giữa hai vùng Đông và Tây Đức theo những quy định của pháp luật. Công dân Đức ở cả hai vùng Đông và Tây Đức ngang bằng nhau trước pháp luật, không có sự phân biệt về chính trị giữa người Đông Đức và Tây Đức.
Vấn đề bức thiết nhất trong đời sống chính trị Đức sau thống nhất là tình trạng di cư từ phía Đông sang phía Tây của giới trẻ. Vào những năm đầu sau thống nhất, có một phong trào di cư lớn đã diễn ra. Làn song những người trẻ di cư từ Đông Đức sang Tây Đức đã làm mất cân bằng cán cân lực lượng lao động, khi mà ở phía Đông của Liên bang Đức, chỉ còn lại số đông là người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phong trào này có xu hướng chậm lại. Thị trường lao động ở phía Đông có những tiến bộ lớn và đang phát triển tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp ở phía đông thấp hơn 10% so với phía tây vào đầu những năm 2000 và chỉ thấp hơn 2,3% trong năm 2017.. Điều này cho thấy, khoảng cách xã hội giữa Đông Đức và Tây Đức đã ngắn lại.
Để rút ngắn hơn nữa khoảng cách chính trị - xã hội giữa Đông Đức và Tây Đức, Chính phủ Đức đã thông qua chính sách gia tăng số lượng phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo. Đây là một tín hiệu tích cực đối với phụ nữ, nhưng đồng thời cũng là một biện pháp để thúc đẩy quá trình hòa hợp dân tộc. Do đó, việc gia tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các doanh nghiệp cổ phần lớn cũng nhận được sự ủng hộ chính trị rộng khắp trong quốc hội và công luận. Từ năm 2016 các doanh nghiệp đó phải có ít nhất 30% vị trí trong hội đồng giám sát do phụ nữ nắm giữ. Đối tượng của quy định mới này là 108 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và doanh nghiệp có nghĩa vụ để người lao động tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp. 3.500 doanh nghiệp khác phải đưa ra những mục tiêu ràng buộc trong tương lai để gia tăng tỷ lệ nữ trong các vị trí lãnh đạo.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW), cuối năm 2014 tỷ lệ nữ trong các hội đồng giám sát của 200 doanh nghiệp lớn nhất là 18,4%.
Trong các dự án chính sách xã hội của nhiệm kỳ này có “gói lương hưu”, trong đó có cả hưu cho người mẹ nhằm bảo đảm an sinh xã hội tốt hơn cho những bà mẹ đã nuôi con sinh trước năm 1992. Yếu tố trung tâm của “gói hưu” là tuổi hưu từ 63 tuổi. Từ 01-07-2014 những người tham gia bảo hiểm đặc biệt lâu dài, đã đóng bảo hiểm hưu trí theo luật định ít nhất 45 năm, có thể về hưu từ khi 63 tuổi, mà không bị trừ phần trăm.
Trong bộ máy chính trị của Cộng hoà liên bang Đức hiện nay sự gia tăng của các cán bộ cấp cao xuất thân từ Đông Đức cũ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong bộ máy nhà nước tiêu biểu như thủ tướng Angela Merkel.
3.1.3. Về văn hoá
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức của con người Đức đã trở nên sâu sắc hơn. Chính vì vậy, khi thành lập Cộng hoà liên bang Đức người ta đã nghĩ đến truyền thống liên bang và để các bang giữ thẩm quyền văn hoá. Tầm quan trọng của văn hoá được nâng lên một tầm cao nữa với sự kiện năm 1999, chức vụ bộ trưởng quốc vụ phụ trách văn hoá và truyền thông được thành lập và nằm trong phủ thủ tướng liên bang. Và từ đó tới nay, vấn đề văn hoá Đức trở thành nhiệm vụ quốc gia. Để khuyến khích phát triển văn hoá ở tầm liên bang, một quỹ văn hoá liên bang đã được thành lập. Berlin trở thành trung tâm văn hoá lớn nhất nước Đức, nơi hội tụ những nền văn hoá mà trong đó có các viện bảo tàng tái hiện lịch sử nhân loại.
Đức là một đất nước của sách, mỗi năm có đến 94.300 đầu sách được xuất bản. Đức là một trong những quốc gia sách lớn trên thế giới. Mỗi năm Đức cấp ra nước ngoài gần 9000 giấy phép xuất bản sách Đức. Hội chợ sách quốc tế Frankfut tháng 10 hàng năm vẫn là cuộc gặp gỡ lớn nhất giữa các nhà xuất bản. Từ khi nước Đức tái thống nhất, Berlin luôn là trung tâm văn học và thành phố quốc tế của giới xuất bản. Văn hóa đọc sách của người Đức hầu như không bị suy giảm trong thời đại internet. Có rất nhiều đọc giả tham dự các liên hoan như liên hoan văn học LitCo – logne, liên hoan thơ ở Erlangen và các liên hoan văn học khác. Trong thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, các tác giả quốc tế thành danh đã chiếm vị trí hàng đầu trong danh mục các tác giả có số sách bán chạy nhất và nữ tác giả người Đức viết cho trẻ em Cornelia Funke. Năm 2005 lần đầu tiên Giải thưởng sách Đức đã được trao cho tiểu thuyết hay nhất trong năm.
Về sân khấu, các nước khác vẫn thường cho rằng sân khấu Đức ồn ào và sa vào sân khấu quá mức. Tuy nhiên, nếu như tìm hiểu sâu sắc hơn thì có thể thấy ngay cả những thành phố tỉnh lẻ cũng có ba loại sân khấu khá hấp dẫn về nghệ
thuật, có thể thấy rằng đây là một sân khấu rất rõ nét, một mạng lưới bao gồm rất nhiều nhà hát quốc gia, nhà hát thành phố.
Nước Đức là một quốc gia quan trọng trong lĩnh vực âm nhạc vẫn dựa trên những tên tuổi như Bach, Beethoven, Brahms… Sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đổ về theo học tại các trường đại học âm nhạc. Những người yêu thích âm nhạc thường đến thăm các buổi hoà nhạc hay các buổi Liên hoan âm nhạc, từ liên hoan âm nhạc ở Wagner ở Bayreuth đến những ngày âm nhạc ở Donauesching dành cho âm nhạc đương đại. Tai Đức có đến 80 nhà hát được cấp kinh phí, dẫn đầu là nhà hát ở Hamburg, Berlin, Dresden, Frankurt. Ở Đức có rất nhiều dàn nhạc nổi tiếng nhưng không thể không thể không nhắc đến dàn nhạc giao hưởng Berlin của của nhạc trưởng nổi tiếng người Anh Simon Rattle được coi là dàn nhạc giao hưởng hay nhất trong số gần 130 dàn nhạc văn hoá ở Đức.